3 cách chữa bệnh đau mắt đỏ không phải ai cũng biết!

Là một bệnh lý về mắt thường gặp, nếu chữa đau mắt đỏ kịp thời thì bệnh không gây nguy hiểm. Tuy nhiên do tỷ lệ mắc bệnh cao, cùng với xu hướng lây lan nhanh thành dịch nên rất khó phòng ngừa. Vì vậy, vivision kid sẽ giúp bạn tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ nhé!

hinh-anh-dau-mat-do

Hình ảnh đau mắt đỏ

1. Đau mắt đỏ có phải bệnh viêm kết mạc?

1.1. Viêm kết mạc là gì?

Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ theo cách gọi dân gian, là bệnh lý viêm nhiễm lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu (hay lòng trắng) và mặt trong mi mắt. Bệnh có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào, kể cả trẻ em, người lớn hay người già. Đặc biệt, bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc, thành ổ dịch, đặc biệt các môi trường như trường học, bệnh viện…

Bệnh đau mắt đỏ thường lành tính, ít để lại biến chứng và có thể tự khỏi. Nhưng, bệnh lý này có thể tái phát nhiều lần vì thời gian miễn dịch với virus đau mắt đỏ chỉ kéo dài 2 tháng, ngoài ra còn có nguyên nhân do vi khuẩn, dị ứng.

dau-mat-do

Đau mắt đỏ

Nguyên nhân viêm kết mạc hay gặp nhất là do virus, trong đó Adenovirus chiếm khoảng 80%. Bên cạnh đó là các nguyên nhân do vi khuẩn như tụ cầu, Hemophilus influenza, phế cầu, lậu cầu… Ít gặp nhất là viêm kết mạc do dị ứng, thường ở những người có cơ địa mẫn cảm, khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng như hoá chất, khói bụi, lông động vật, phấn hoa…

1.2. Điều cần làm khi mắc bệnh đau mắt đỏ?

Khi có dấu hiệu đau mắt đỏ, cần đi khám ngay khi có triệu chứng, để được chẩn đoán kịp thời. Đồng thời, cần tuân thủ dùng thuốc và tái khám, và phòng bệnh cho những người xung quanh.

2. Đi khám ngay khi có triệu chứng

2.1. Triệu chứng thường gặp

Một số biểu hiện điển hình của người bệnh đau mắt đỏ như: 

  • Mắt đỏ, ngứa
  • Nhiều ghèn mắt, hay chảy nước mắt
  • Mắt có cảm giác bị cộm, đau nhức, sưng nề nhiều

Ngoài ra còn có triệu chứng như đau họng, ho, mệt mỏi, sốt nhẹ, nổi hạch sau tai…

2.2. Tính chất bệnh lý

Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ là bệnh dễ lây, lâu khỏi, vì vậy cần đi khám ngay để được chẩn đoán và tư vấn phòng tránh đúng cách để tránh lây lan cho người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp xung quanh và cả cộng đồng.

Cần lưu ý chọn lựa những bệnh viện, phòng khám mắt uy tín để khám, vì những bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ có đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức chẩn đoán và điều trị.

3. Tuân thủ dùng thuốc và tái khám

3.1. Dùng thuốc theo đơn

Cần sử dụng đúng theo đơn bác sĩ kê, đúng loại thuốc, liều lượng và thời gian. Tuỳ tình trạng và nguyên nhân gây bệnh của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc khác nhau:

  • Chữa đau mắt đỏ do virus: bệnh dễ lây, dễ bùng dịch, có thể cần thuốc giảm đau, chống viêm tuỳ theo triệu chứng, không cần dùng kháng sinh nhưng cần tránh tiếp xúc gần gây lây lan. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể kê thuốc kháng virus acyclovir.
  • Chữa đau mắt đỏ do vi khuẩn: Thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh, thuốc nhỏ và thuốc mỡ tra mắt. Người bệnh thường đỏ mắt, đau mắt kèm theo mủ vàng xanh dính trong mắt. Một số trường hợp khác thì không tiết dịch.
  • Chữa đau mắt đỏ do dị ứng: Bác sĩ có thể kê thuốc kháng histamin, dưới dạng thuốc dùng đường uống hoặc thuốc nhỏ mắt, nhưng thường có tác dụng phụ gây khô mắt. Triệu chứng đau, đỏ, khô và ngứa mắt có thể giảm thiểu bằng cách nhỏ nước mắt nhân tạo, dùng thuốc dị ứng bác sĩ kê và hạn chế tiếp xúc tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, có thể bổ sung các thuốc nâng cao thể trạng như: vitamin C, vitamin B1, vitamin B12… để nhanh khỏi và tránh tái mắc, đặc biệt tái mắc cùng đợt dịch.

Tra-thuoc-mat-dieu-tri-dau-mat-do

Hình ảnh tra thuốc mắt điều trị đau mắt đỏ

3.2. Tái khám

Cần tái khám kịp thời theo lich hẹn của bác sĩ, hoặc tái khám ngay nếu thấy các triệu chứng đau nhức, sưng nề, chảy máu nghiêm trọng hơn.

4. Phòng bệnh hơn chữa bệnh đau mắt đỏ

4.1. Các cách phòng bệnh

  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống và cá nhân sạch sẽ, không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân.
  • Vệ sinh mắt với nước muối sinh lý 0,9% mỗi ngày.
  • Tránh để các loại hoá chất như dầu gội, sữa rửa mặt,… tiếp xúc trực tiếp với mắt.
  • Khi đi bơi cần chọn những bể bơi đạt chuẩn vệ sinh, sử dụng kính bơi tránh gây kích ứng mắt và vệ sinh mắt sau khi bơi. 
  • Đeo khẩu trang, kính chắn bụi khi ra ngoài, đặc biệt khi có mùa dịch và các nơi đông người.
  • Chế độ ăn uống và tập luyện hợp lí, nâng cao thể trạng.
  • Nếu trong gia đình có người mắc bệnh đau mắt đỏ cần cách ly hợp lí, đeo khẩu trang và không ôm hôn người khác.
  • Ở trường học, bệnh viện, nơi đông người,… cần tránh tiếp xúc gần với những người có dấu hiệu đau mắt đỏ.

4.2. Một số điều cần chú ý

Mặc dù bệnh đau mắt đỏ đa phần là lành tính, ít biến chứng, có thể tự khỏi, nhưng bên cạnh đó, vẫn có tỷ lệ khá cao chuyển biến nặng hơn, dễ để lại biến chứng nguy hiểm và kéo dài về sau như loét giác mạc, biến dạng mi, khô mắt thậm chí mù loà. Khi đó, bệnh lâu khỏi hơn, dễ tái mắc đi mắc lại, di chứng kéo dài làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dieu-tri-do-mat-tai-vivision kid

Điều trị đỏ mắt tại vivision kid

Bệnh đau mắt đỏ với tỷ lệ mắc cao do nhiều yếu tố nguy cơ như: chung sống cùng người mắc, môi trường sống vệ sinh không tốt, nhiều yếu tố dị ứng gây kích ứng mắt, thói quen dụi mắt… Vì vậy cần thay đổi thói quen sinh hoạt, cẩn thận phòng tránh bệnh viêm kết mạc hay đau mắt đỏ. Nếu phát hiện có triệu chứng, cần đến thăm khám tại các bệnh viện hoặc cơ sở phòng khám mắt uy tín.

Bạn có thể đến khám tại vivision kid, là  cơ sở khám và điều trị mắt trẻ em, có đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp từ Bệnh viện Mắt Trung Ương có nhiều kinh nghiệm dày dặn sẽ giúp chẩn đoán, điều trị và tư vấn về cách phòng tránh bệnh viêm kết mạc hay đau mắt đỏ một cách tốt nhất. Đồng thời, có thể phát hiện và điều trị các vấn đề khác về mắt nếu có. 

 

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.