3 điều cần biết khi sử dụng thuốc nhỏ mắt vigamox cho trẻ
Thuốc Vigamox là dạng thuốc nước nhỏ mắt với thành phần chính là một loại kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolon. Thuốc có tác dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng tại mắt như viêm giác mạc, viêm kết mạc nhiễm khuẩn, viêm bờ mi, chắp, lẹo mắt …
Thuốc nhỏ mắt vigamox có thành phần gì?
Thành phần chính của thuốc Vigamox là kháng sinh Moxifloxacin 0,5% (5mg/ml), đây là kháng sinh thuộc nhóm quinolon. Moxifloxacin là một loại kháng sinh phổ rộng, có tác dụng ức chế hầu hết các vi khuẩn và ít độc với biểu mô giác mạc.
Kháng sinh nhóm quinolon diệt khuẩn theo cơ chế là ức chế ADN gyrase – đây là một loại enzyme cần thiết trong tổng hợp ADN có chức năng mở vòng xoắn ADN giúp sự tái bản, phiên mã, dịch mã của vi khuẩn được diễn ra. Vì vậy, khi sử dụng kháng sinh dòng quinolon sẽ có tác dụng ngăn cản sự tổng hợp ADN của vi khuẩn, vi khuẩn không sinh sôi được dần bị đào thải.
Thuốc có tác dụng tại chỗ, thấm qua giác mạc và kết mạc. Khoảng 80% lượng thuốc vào mắt thông qua con đường giác mạc, phần còn lại qua đường kết mạc hoặc lệ đạo.
Biểu mô giác mạc là một trở ngại cho thuốc đi qua, khi biểu mô giác mạc bị tổn thương khả năng thấm qua giác mạc được cải thiện rất nhiều.
Thuốc Vigamox có chống chỉ định trong các trường hợp người bệnh có những phản ứng quá mẫn với kháng sinh moxifloxacin hoặc với các loại kháng sinh thuộc nhóm quinolon hoặc thành phần tá dược của thuốc.
Khi nào cần sử dụng thuốc nhỏ mắt vigamox
Thuốc Vigamox thường được sử dụng để điều trị tình trạng viêm nhiễm ở mắt do vi khuẩn như
- Viêm kết – giác mạc: Nếu bạn bị viêm kết – giác mạc do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn Vigamox để giảm triệu chứng và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng
- Sau phẫu thuật mắt: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê Vigamox để dự phòng nhiễm trùng sau phẫu thuật, can thiệp vào mắt
- Dự phòng nhiễm trùng kết mạc sau chấn thương mắt: mắt có thể bị chấn thương nhẹ như xước kết – giác mạc gây ra bởi tác nhân có nguy cơ nhiễm tùng cao như lá lúa, tay bẩn dụi mắt,… Vigamox để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập
- Nhiễm trùng các cấu trúc xung quanh mắt như viêm bờ mi, lẹo mắt, chắp mắt,… để tránh vi khuẩn lây lan.
Bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá về tình trạng của bạn và quyết định liệu pháp phù hợp nhất. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng mắt, hãy thảo luận ngay lập tức với bác sĩ để nhận được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.
Lưu ý khi sử dụng và tác dụng phụ của thuốc nhỏ mắt vigamox
Thuốc được chỉ định theo đơn của bác sĩ không tự ý sử dụng. Hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ mắt Vigamox: mỗi mắt nhỏ 1 – 2 giọt, ngày nhỏ 3-4 lần tùy theo tình trạng nặng của bệnh.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt vigamox
Thuốc Vigamox là loại dung dịch chỉ được dùng để nhỏ mắt. Tuyệt đối không được dùng dưới dạng tiêm vào kết mạc hay tiêm xuyên qua giác mạc.
- Khi nhỏ mắt cần tránh nhiễm khuẩn vào đầu lọ thuốc bằng cách đậy nắp sau khi sử dụng, không để đầu nhỏ thuốc tiếp xúc với giác mạc, kết mạc mí mắt. Rửa tay sạch trước khi cầm lọ thuốc là an toàn nhất
- Không sử dụng chung lọ thuốc với người khác, rất dễ lây nhiễm chéo bệnh cho nhau làm bội nhiễm thêm vi khuẩn cho mắt
- Khi xuất hiện những dấu hiệu của tình trạng quá mẫn tại chỗ như: Sưng nề mí mắt, đau nhức mắt nhiều hoặc quá mẫn toàn thân như phát ban, khó thở, nhịp tim nhanh cần ngừng dùng thuốc ngay và nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra
- Để hạn chế nguy cơ xảy ra dị ứng thuốc nghiêm trọng thì bạn cần thông báo với bác sĩ về tiền sự dị ứng của bản thân và gia đình: Loại thuốc đã từng gây kích ứng, bệnh nền dị ứng (ví dụ như hẹn phế quản, viêm kết mạc dị ứng). Bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh trong liều lượng thuốc sử dụng cho bạn
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc, cần có tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi dùng thuốc.
- Vigamox là một loại kháng sinh nên chỉ sử dụng khi có viêm nhiễm gây ra bởi vi khuẩn, không có tác dụng đối với virus nên không dùng với những trường hợp bệnh lý ở mắt do nguyên nhân virus hay dị ứng.
- Với những người có thói quen đeo kính áp tròng để khắc phục tật khúc xạ hay nhằm mục đích làm đẹp, thì trong quá trình nhỏ mắt bạn nên tạm thời dừng đeo kính áp tròng cho đến khi khỏi bệnh, đặc biệt đối với viêm kết – giác mạc do vi khuẩn.
Tác dụng phụ
Như mọi loại thuốc, Vigamox cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ở một số người sử dụng. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể xuất hiện khi sử dụng Vigamox:
- Ngứa hoặc kích ứng mắt: Một số người có thể trải qua cảm giác ngứa hoặc kích ứng trong mắt sau khi sử dụng Vigamox
- Đỏ hoặc sưng mắt: Mắt có thể trở nên đỏ hoặc sưng sau khi sử dụng thuốc
- Cảm giác đau hoặc kích thích trong mắt: Một số người có thể trải qua cảm giác đau hoặc kích thích trong mắt trong lần sử dụng đầu tiên. Bên cạnh đó, bạn có thể cảm thấy nhạy ánh sáng, chói mắt khi ánh sáng chiếu vào khiến người dùng khó chịu. Trạng thái này có thể diễn biến 10-15 phút rồi trở lại bình thường
- Nôn và buồn nôn: Mặc dù hiếm, nhưng một số người có thể trải qua cảm giác buồn nôn hoặc thậm chí nôn mửa sau khi sử dụng thuốc
- Tăng áp lực trong mắt: Ghi nhận một số trường hợp có thể có tăng áp lực trong mắt, biểu hiện đầu tiên là triệu chứng đau nhức mắt, khi gặp điều này bạn cần được theo dõi bởi bác sĩ.
- Một số vấn đề về tình trạng da: Có thể xảy ra một số vấn đề như đau, đỏ, hoặc ngứa ở vùng da xung quanh mí mắt
- Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng Vigamox, bạn nên thông báo ngay lập tức cho bác sĩ của mình. Đôi khi, các tác dụng phụ có thể là dấu hiệu của một phản ứng dị ứng hoặc vấn đề sức khỏe khác. Bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc cung cấp hướng dẫn khác để giải quyết vấn đề.
Liên hệ với vivision kid sớm để được bác sĩ chuyên ngành nhãn khoa chẩn đoán chính xác bệnh và kê đơn thuốc Vigamox đúng chỉ định.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: