3 triệu chứng khiến đau mắt đỏ lâu khỏi

Là một bệnh cấp tính, triệu chứng của đau mắt đỏ rầm rộ và dễ lây lan, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Đau mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus, dị vật hoặc dị ứng,… với nhiều triệu chứng như đỏ mắt, ngứa mắt, tiết dịch,…

Dau-mat-do

Đau mắt đỏ

Thông thường, không cần can thiệp y tế nhưng đau mắt đỏ có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, đau mắt đỏ có thể kéo dài đến 2 tuần, 1 tháng hoặc thậm chí là nhiều tháng trong một số trường hợp diễn biến nặng, để lại di chứng lâu dài hoặc tái phát.

Đau mắt đỏ bao gồm 3 giai đoạn: ủ bệnh, phát bệnh và hồi phuc.

1.1. Giai đoạn ủ bệnh

Đây là giai đoạn đầu của bệnh, dự báo cho người bệnh trước một tình trạng đau mắt đỏ. Thông thường đau mắt đỏ ở giai đoạn này kéo dài khoảng 2 – 14 ngày. Những biểu hiện ban đầu gồm có đau họng, sốt nhẹ, chảy nước mắt, mắt sưng đỏ và ngứa, xuất hiện nhiều gỉ mắt màu xanh hoặc màu vàng. Biểu hiện của đau mắt đỏ trong giai đoạn này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác thuộc đường hô hấp.

1.2. Giai đoạn phát bệnh

Giai đoạn toàn phát của đau mắt đỏ kéo dài khoảng từ 5-7 ngày. Đây là giai đoạn mà các triệu chứng của bệnh biểu hiện rõ ràng và dễ chẩn đoán nhất. Bệnh có thể biểu hiện ở một hoặc cả hai bên mắt với mức độ nặng nhẹ không đều nhau.

Các triệu chứng của đau mắt đỏ trong giai đoạn này bao gồm:

  • Đỏ mắt một hoặc hai bên.

  • Cảm giác cộm, ngứa rát như có dị vật, hạt bụi, hạt sạn ở bên trong mắt.

  • Mắt tiết dịch nhiều, xuất hiện nhiều gỉ mắt khiến cho hai mí mắt dính vào nhau, khó mở mắt mỗi khi thức dậy

  • Mi mắt sưng nề, đau, sung huyết nguy hiểm hơn là xuất huyết dưới kết mạc.

  • Chói mắt hoặc tăng nhạy cảm với ánh sáng hơn cũng là một triệu chứng hay gặp của đau mắt đỏ.

  • Kèm theo tình trạng viêm họng hoặc xuất hiện hạch do phản ứng viêm của cơ thể.

1.3.  Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn này thường kèo dài từ 3-5 ngày. Các triệu chứng ở giai đoạn này giảm dần mức độ trầm trọng, tình trạng mắt được cải thiện đáng kể, mắt bớt đỏ và trở về trạng thái bình thường.

Đau mắt đỏ đa phần là lành tính và không để lại di chứng, nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ đau mắt đỏ để lại biến chứng như viêm giác mạc, loét giác mạc, sẹo hoặc suy giảm thị lực nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.

2.1. Cộm mắt, chói hoặc nhạy cảm với ánh sáng, chảy nhiều nước mắt, tiết gỉ nhiều.

Đây có thể coi là những triệu chứng hay gặp nhất và rầm rộ nhất trong đau mắt đỏ. Người bệnh hầu hết đều trải qua những triệu chứng này, chúng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, và ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt hàng ngày của họ.

2.2. Sưng nề

Mi mắt sưng nề tấy đỏ, sát lại gần nhau hơn làm cản trở tầm nhìn của người bệnh. Vì vậy trong những ngày này người bệnh nên hạn chế làm những công việc cần dùng đến thị lực, tránh dùng tay dụi hoặc gãi lên mắt, hạn chế tối đa để mắt tiếp xúc với bụi bẩn.

2.3. Mờ mắt

Nhin-mo

Nhìn mờ

Tình trạng tiết dịch và tiết gỉ nhiều khiến người bệnh có cảm giác mắt mờ đi, giảm khả năng nhìn nhận các vật xung quanh. Để giảm bớt triệu chứng này người bệnh có thể rửa mắt bằng thuốc nhỏ mắt hoặc nước muối sinh lí 0.9%, giữ cho mắt được vệ sinh hơn tránh làm nặng thêm tình trạng đau mắt đỏ.

3. cần làm gì khi có các triệu chứng bệnh đau mắt đỏ?

3.1. Cá nhân

  • Vệ sinh mắt bằng thuốc nhỏ mắt hoặc nước muối sinh lý để làm dịu đi các triệu chứng của đau mắt đỏ.

  • Chườm ấm cho mắt bằng cách đắp một chiếc khăn ấm lên mắt giúp giảm sưng nề, lặp lại hành động này nếu thấy triệu chứng được cải thiện. Lưu ý không dùng chung một chiếc khăn cho cả hai bên mắt để tránh lây lan.

  • Chườm lạnh: nếu chườm ấm không hiệu quả người bệnh nên chườm lạnh cho mắt để làm dịu và giảm sưng. Lưu ý chỉ nên chườm lạnh ở một nhiệt độ vừa phải, tránh chườm quá lạnh gây tổn thương cho mắt.

  • Đeo kính để bảo vệ mắt khỏi dị vật và bụi bẩn ngoài môi trường.

  • Dùng một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn trong trường hợp triệu chứng đau mắt nặng nề hoặc ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

  • Đi khám bác sĩ nếu tình trạng đau mắt không cải thiện hoặc nặng lên.

  • Không chủ quan nghĩ đây là một bệnh nhẹ và có thể tự khỏi.

Nho-thuoc-mat-chua-dau-mat-do

Nhỏ thuốc mắt chữa đau mắt đỏ

Hình ảnh nhỏ thuốc mắt cho bệnh nhân đau mắt đỏ.

3.2. Cộng đồng

  • Người bệnh đau mắt đỏ nên có ý thức tránh tiếp xúc, tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.

  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn ít nhất 30s sau khi tiếp xúc với bệnh nhân đau mắt đỏ.

  • Không dùng chung các vật dụng với bệnh nhân đau mắt đỏ.

  • Rửa tay trước khi chạm vào mắt.

4. Một số lưu ý

Khi bạn và người thân xung quanh xuất hiện những triệu chứng của đau mắt đỏ, đặc biệt là những triệu chứng điển hình của bệnh cần phải biết cách nhận biết và xử trí thích hợp, tránh để bệnh nặng lên hoặc lây lan rộng ra cộng đồng. Nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương như người già và trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, những người có hệ miễn dịch kém, hoặc đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc điều trị ung thư hoặc kèm theo các bệnh khác vì đau mắt đỏ rất dễ tiến triển trầm trọng ở những đối tượng này.

Kham-mat-cho-be-tai-vivision kid

khám mắt cho bé tại vivision kid

Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết cách xử trí hoặc chưa xử trí đúng khi gặp các triệu chứng của đau mắt đỏ cần đến tham khám tại các bệnh viện hoặc các cơ sở khám mắt uy tín. vivision kid sẽ là một trong các gợi ý cho bạn khi gặp phải đau mắt đỏ cũng như các vấn đề khác về mắt. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp từ bệnh viện Mắt Trung ương, kinh nghiệm dày dặn về thăm khám và điều trị các bệnh về mắt, vivision kid sẽ là một sự lựa chọn thích hợp cho những ai còn đang tìm kiếm một phòng khám mắt uy tín.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

Đau mắt đỏ

viêm kết mạc