Khi bị cận thị có nên đeo kính áp tròng không?

Ngày nay, tỉ lệ người mắc tật khúc xạ cận thị tăng cao. Một giải pháp được mọi người quan tâm đó là đeo kính áp tròng cận do sự tiện lợi của loại kính này so với kính cận. Tuy nhiên, lạm dụng loại kính này cũng có thể gây hại đối với đôi mắt của chính bạn.

Cận thị là gì?

Cận thị là một trong các tật khúc xạ phổ biến nhất, dấu hiệu thường chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng khó khăn khi nhìn vật ở xa (hay nheo mắt khi nhìn vật ở xa). Do hình ảnh quan sát được hội tụ trước võng mạc.

Có thể nhận ra người bị cận thị thông qua các dấu hiệu sau: 

  • Nhìn mờ các vật ở xa
  • Thường xuyên nheo mắt
  • Có thể nhức đầu do mỏi mắt
  • Khó nhìn vào ban đêm đặc biệt khi lái xe

Vậy bị cận thị thì có nên đeo kính cận áp tròng hay không?

Kính áp tròng cận thị là gì?

Kinh-ap-trong

Kính áp tròng

Kính áp tròng cận thị, hay contact lens cận là một thấu kính nhỏ, mỏng, được đeo bằng cách đặt lên con ngươi một cách trực tiếp nhằm khắc phục tật cận thị.

Có 2 loại kính áp tròng cận chính:

  • Kính áp tròng cận thị cứng: thời gian sử dụng dài với thường được sử dụng với những người có tật cận thị nặng.
  • Kính áp tròng cận thị mềm: có thời gian sử dụng nhất định và có chia thành các loại nhỏ hơn như: kính áp tròng mềm 1 ngày, kính áp tròng mềm 1 tuần, kính áp tròng mềm 1 tháng,…

Khi bị cận thị có nên đeo kính áp tròng không?

Người bị cận thị hiện nay thường sử dụng kính gọng để khắc phục tình trạng này. Vậy câu hỏi đặt ra là nên đeo kính cận hay kính áp tròng? Người cận thị có thể đeo kính áp tròng cận thị (contact lens cận) thay cho kính cận vào một khoảng thời gian ngắn hạn để khắc phục được những bất tiện do kính gọng đem lại trong sinh hoạt, cũng như trong công việc và học tập.

Để đánh giá xem bị cận có nên đeo kính áp tròng không, bạn nên tìm hiểu chi tiết về ưu và nhược điểm khi đeo kính áp tròng cận để biết dòng kính này có phù hợp với bản thân hay không.

Ưu điểm: 

Đeo kính áp tròng cận giúp khắc phục tình trạng cận thị và thoải mái hơn trong sinh hoạt và công việc, cụ thể như sau:

  • Cải thiện trường nhìn: Người đeo kính áp tròng cận sẽ không gặp phải tình trạng hạn chế tầm nhìn xung quanh do cản trở từ gọng kính. Với thiết kế kính áp tròng áp sát, phù hợp với độ cong bề mặt mắt nên trường nhìn của mắt sẽ rõ ràng và sắc nét hơn.
  • Thoải mái vận động: Nếu bạn là người tham gia hoạt động thể thao, hoạt động ngoài trời nhiều và thắc mắc nên đeo kính cận hay kính áp tròng thì kính áp tròng chắc chắn là một điểm cộng lớn khi khả năng áp sát vào mắt của loại kính này sẽ không làm bạn bất tiện khi vận động mạnh.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Nhiều bạn tự ti khi đeo kính gọng sẽ che khuất khuôn mặt mình thì có thể yên tâm khi kính áp tròng cận sẽ cải thiện điều đó, hơn nữa còn giúp mắt trông to hơn, long lanh hơn.
  • Tránh tác động từ thời tiết: Kính bị mờ do hơi nước, bị bám nước khi đi mưa, bị chói khi đi nắng, tất cả những tình trạng trên đều được cải thiện đáng kể khi đeo kính áp tròng cận.

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, đeo kính áp tròng cận cũng sẽ có những khuyết điểm như sau:

  • Khô mắt: Sử dụng trong thời gian dài có thể khiến mắt bạn bị khô, nhất là khi phải hoạt động với thiết bị điện tử với cường độ cao.
  • Cản trở quá trình trao đổi oxy tại giác mạc: Do áp sát vào bề mặt mắt nên kính áp tròng cận sẽ cản trở sự tiếp xúc của giác mạc với không khí, khiến mắt bị thiếu oxy.
  • Hạn chế thời gian sử dụng: Bạn không thể đeo kính áp tròng cận xuyên suốt như kính cận, để tránh những tác động như gây khô mắt, mỏi mắt, bạn chỉ nên dùng tối đa 8 tiếng mỗi ngày.
  • Cách bảo quản, vệ sinh phức tạp: Để tránh gây viêm nhiễm mắt, kính áp tròng cận phải được vệ sinh cẩn thận với nhiều công đoạn phức tạp hơn.

Những lưu ý khi đeo kính áp tròng cận thị

Trang-chu-5

Ngoài những lo lắng “Bị cận có nên đeo kính áp tròng không?” thì bạn cũng cần quan tâm tới các vấn đề sau để tránh gây ra những tác động xấu tới mắt.

  • Cần được thăm khám và tư vấn loại kính áp tròng cận phù hợp với tình trạng sức khỏe và độ cận của mắt.
  • Sử dụng và vệ sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đeo kính áp tròng cận trong thời gian phù hợp, không quá 8 tiếng/ ngày
  • Không sử dụng chung với kính áp tròng cận của người khác để tránh lây nhiễm vi khuẩn, gây tổn thương mắt.
  • Dùng thêm thuốc nhỏ mắt phù hợp để tránh tình trạng khô mắt, mỏi mắt.

Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết về thắc mắc “Bị cận có nên đeo kính áp tròng không?” của đa số người mắc tật cận thị hiện nay. Bên cạnh đó là giới thiệu về các loại kính áp tròng cận cũng như những lưu ý khi sử dụng loại kính này. Mọi người hãy nhớ rằng kính áp tròng cũng có độ như kính cận do đó bạn cần đến những cơ sở khám mắt uy tín để được đo mắt và tư vấn loại kính phù hợp với đôi mắt của mình nhé!

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.