Bị cận không đeo kính có tăng độ không? Vì sao lại vậy?

Ngày này, tỉ lệ người bị cận thị tăng cao. Một giải pháp cho vấn đề này là đeo kính gọng, tuy vậy mọi người thường không đeo kính khi bị cận và thắc mắc khi bị cận không đeo kính có tăng độ không. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi trên nhé!

Khi bị cận thị thì đeo kính gì?

Cận thị là một trong các tật khúc xạ phổ biến nhất, dấu hiệu thường chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng khó khăn khi nhìn vật ở xa do hình ảnh quan sát được hội tụ trước võng mạc. Khi bị cận bạn cần đeo một thấu kính phân kỳ ở trước mắt để đẩy hình ảnh về đúng võng mạc giúp nhìn rõ vật, hay còn gọi là kính cận.

Bị cận không đeo kính có tăng độ không?

Can-thi-gia-la-gi

Bị cận không đeo kính có tăng số không?

Với những người cận thị, đeo kính gọng là giải pháp đơn giản và hữu hiệu. Tuy vậy, họ thường không muốn đeo kính cận do vướng víu trong hoạt động và sinh hoạt, đặc biệt là với những người hoạt động thể thao, ngoài trời nhiều.

Vì vậy họ thường thắc mắc rằng bị cận không đeo kính có tăng độ không? Hơn thế có nhiều người còn quan niệm bị cận không đeo kính sẽ giúp giảm độ cận. 

Để trả lời cho câu hỏi “Bị cận không đeo kính có tăng độ không?”, cần phải chia cận thị thành 2 trường hợp:

  • Với những người bị cận thị nhẹ (dưới 1 đi-ốp): Các bác sĩ cho rằng với những người cận dưới 1 đi-ốp có thể không cần đeo kính mà thay vào đó là tập các bài tập thực hành về mắt.
  • Với những người bị cận vừa và nặng thì việc không đeo kính khi bị cận sẽ gây khó khăn trong học tập và sinh hoạt. Mắt sẽ phải điều tiết nhiều hơn, gây nên tình trạng mệt mỏi, khô mắt, mỏi mắt. Dần dần, mắt sẽ yếu đi và độ cận sẽ tăng nhanh hơn. Khi cận nặng mà không đeo kính (trên 3 đi-ốp), mắt sẽ phải điều tiết liên tục để nhìn rõ, theo thời gian có thể gây thoái hóa võng mạc.

Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi bị cận không đeo kính có tăng độ không còn phải tùy thuộc vào mức độ cận thị. Nếu độ cận nhỏ hơn 1 đi-ốp thì không đeo kính có thể không gây ảnh hưởng, nhưng cần kiên trì thực hành các bài tập mắt. Với những trường hợp bị cận từ 1 đi-ốp trở lên thì không đeo kính có thể gia tăng độ cận nhanh chóng.

Các tác hại của việc không đeo kính khi bị cận

Câu trả lời cho thắc mắc “Bị cận không đeo kính có tăng độ không” đã được giải đáp. Ngoài khiến tăng độ cận nhanh chóng. việc mắt cận không đeo kính có thể để lại những tác hại nguy hiểm hơn tới mắt.

Nhược thị do bị cận không đeo kính

Nhược thị là tình trạng thị lực suy giảm nghiêm trọng không thể hồi phục. Khi mắc nhược thị, thị lực có thể không đạt được 7/10 dù đã được chỉnh kính gọng.

Nguyên nhân là do não bộ không nhận tín hiệu thần kinh thị giác từ 1 bên, hoặc cả 2 bên mắt. Theo thời gian có thể dẫn tới mù lòa.

Người bị cận không đeo kính có thể dẫn tới nhược thị khi mắt sẽ ngày càng yếu hơn do phải điều tiết nhiều. Hơn nữa, tình trạng này dễ gặp phải hơn với những bệnh nhân có độ cận chênh lệch nhau lớn hơn 2.00D giữa 2 mắt.

Giảm khả năng nhìn

Trang-chu-9

Em bé nheo mắt khi nhìn

Một tác hại khác của cận thị không đeo kính đó là giảm sức nhìn. Khi bị cận nhưng không sử dụng kính bạn sẽ gặp khó khăn khi nhìn xa, vì thế sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập cũng như sinh hoạt cuộc sống hằng ngày.

Ngoài ra bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng đau đầu, nhức đầu, choáng,… nếu không đeo kính khi mắt cận không đeo kính.

Vì vậy, việc đeo kính đúng độ có thể giúp khả năng nhìn của người cận thị trở về gần như người bình thường, hạn chế những ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và công việc.

Hướng dẫn đeo kính đúng cách ở người cận thị

Đeo kính đúng độ, đúng tầm nhìn

Đeo kính sai độ cận sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn của mắt, mắt sẽ phải tiếp tục điều tiết, gây nên tình trạng mỏi mắt kéo dài. 

Ngoài ra, khi đeo kính không đúng tầm nhìn, (kính trễ xuống dưới, kính lệch lên trên) khiến mắt phải ngước nhìn theo, hoặc hình ảnh rơi không đúng vào võng mạc, gây nên mỏi mắt hoặc sụp mí mắt.

Đeo kính với tần suất thích hợp

Tần suất đeo kính phụ thuộc vào độ cận của người đeo. Với những trường hợp cận nhẹ dưới 1 đi-ốp thì không nên phụ thuộc quá nhiều vào kính, do vậy chỉ nên sử dụng kính khi phải nhìn xa.

Trong những trường hợp độ cận cao hơn, việc đeo kính thường xuyên là cần thiết để tránh những tác hại không mong muốn của việc cận thị không đeo kính.

Chăm sóc mắt và khám mắt định kỳ

Kham-mat-dinh-ky-theo-loi-khuyen

Khám mắt định kỳ theo lời khuyên

Để phòng tránh tình trạng tăng độ do cận thị không đeo kính, ngoài những lưu ý trên, bạn còn phải quan tâm chăm sóc mắt như sau:

  • Cho mắt bị cận thị nghỉ ngơi thư giãn sau mỗi giờ đồng hồ kết hợp tập thể dục cho mắt cận thị. Áp dụng quy tắc 20 – 20 – 20: sau mỗi 20 phút nên nhìn xa 20 feet (khoảng 6m) trong ít nhất 20s.
  • Bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho mắt trong các bữa ăn: Vitamin A, C, Omega 3, Vitamin B, Kẽm…
  • Tham gia nhiều hoạt động ngoài trời, tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên
  • Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc

Mỗi 3 – 6 tháng/lần, người cận thị cần đến các cơ sở chuyên khoa mắt để khám mắt định kỳ và đo thị lực, giúp kịp thời điều chỉnh kính phù hợp với độ cận và được hướng dẫn biện pháp chăm sóc mắt phù hợp, các bài tập thực hành hỗ trợ điều trị cận thị hiệu quả. người bệnh cần chọn các cơ sở uy tín để khám mắt.

Tốt nhất là đến bệnh viện chuyên khoa mắt. Người bệnh cũng cần chọn các cơ sở uy tín để khám mắt. 

Tại vivision kid có các bác sĩ chuyên khoa mắt làm việc tại Bệnh viện Mắt Trung Ương, các Optometrists đến từ Đại học Y Hà Nội cùng với nhiều năm tu nghiệp ở nước ngoài có nhiều kinh nghiệm về xử lý tật cận thị cũng như đo cắt kính phù hợp.

Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc về việc “bị cận không đeo kính có tăng độ không” cũng như những hướng dẫn cần thiết ở người cận thị. Hi vọng các bạn đọc đã có được những thông tin cần thiết để chăm sóc mắt được tốt hơn. Hãy cùng chia sẻ bài viết để mọi người cùng nắm được nhé!

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.