Cận 1.5 độ là nặng hay nhẹ? Cận 1.5 độ có nên đeo kính không?
Nhiều người được chẩn đoán là cận 1.5 độ và không biết đó là nặng hay nhẹ, nên đeo kính thế nào cho đúng, có cần đeo thường xuyên hay không? Cùng tìm hiểu và trả lời cho những câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!
Cận thị là gì? Cận 1.5 độ là nặng hay nhẹ?
Trước khi trả lời được câu hỏi “Cận 1.5 độ là nặng hay nhẹ”, chúng ta cần phải hiểu được về tình trạng này tại mắt.
Cận thị đang là một trong các tật khúc xạ phổ biến, dấu hiệu cận thị thường chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng khó khăn khi nhìn vật ở xa (hay nheo mắt khi nhìn vật ở xa) do hình ảnh quan sát được hội tụ trước võng mạc.
Độ cận xác định bằng độ cong của thấu kính phân kỳ được đeo trước mắt cận để giúp nhìn rõ vật, hay còn gọi là độ của kính cận.
Bạn thường thấy độ cận được kí hiệu là D, có nghĩa là đi-ốp (đơn vị tính độ cận).
Vậy thì cận 1.5 độ là nặng hay nhẹ? Hiện nay, người ta chia thành 3 cấp độ cận thị dựa vào độ cận thị của bệnh nhân:
- Cận thị nhẹ: Độ cận < -3D
- Cận thị trung bình: Độ cận giữa -3D và -6D
- Cận thị nặng: Độ cận > -6D
Qua đây, có thể thấy cận 1.5 độ là mức độ cận thị nhẹ. Mắt có thể nhìn gần rõ nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi nhìn xa do hình ảnh sẽ mờ hơn.
Cận 1.5 độ có nên đeo kính không?
Vậy câu hỏi “Cận 1.5 độ là nặng hay nhẹ” bạn đã có câu trả lời rồi đúng không, giờ chúng ta sẽ cùng quan tâm xem cận 1.5 độ có nên đeo kính không nhé.
Về cơ bản, cận thị 1.5 độ hay cận thị mức độ nhẹ thì sẽ gặp khó khăn khi nhìn xa, do đó bạn cần đeo kính khi nhìn xa để khắc phục tình trạng này. Điều này sẽ giúp hình ảnh của vật rơi vào đúng võng mạc, giúp bạn nhìn rõ vật.
Ngoài ra, khi nhìn gần như đọc sách báo hay sinh hoạt hằng ngày thì sự phụ thuộc vào kính sẽ thấp hơn.
Người cận 1.5 độ chỉ nên đeo kính trong các trường hợp cần nhìn rõ vật ở khoảng cách xa như tham gia giao thông, xem tivi… Khi nhìn gần như dùng điện thoại, máy tính hay đọc sách thì có thể không cần đeo kính để giúp mắt đỡ bị điều tiết nhiều.
Nếu cố tính không đeo kính đúng số(đeo quá hoặc thiếu độ cận) hay không đeo kính khi nhìn xa thì rất dễ gây tăng độ cận.
Một số lưu ý đối với mắt cận 1.5 độ
Khi đã biết được cận 1.5 độ là cận thị nhẹ, việc điều chỉnh thời gian đeo kính khoa học và nghỉ ngơi đúng cách sẽ tốt hơn cho mắt. Đồng thời, hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho mắt, bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng cho mắt nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.
Khi sử dụng kính gọng, bạn nên đi khám mắt ở các cơ sở y tế uy tín và được tư vấn bởi bác sĩ để có loại kính phù hợp. Bởi vì nếu đeo kính không đúng 1.5 độ sẽ gây ra các triệu chứng nhức mỏi, khô mắt, nhìn mờ, do mắt phải điều tiết nhiều hơn. Đeo kính sai độ không những không cải thiện tình trạng bệnh mà còn có thể làm tăng độ cận lên.
Ngoài ra, kính gọng là một lựa chọn vô cùng đa dạng về mẫu mã gọng kính cũng như các loại mắt kính với các chức năng khác nhau, do đó cần lựa chọn loại kính sao cho phù hợp với nhu cầu sinh hoạt.
Ngoài kính gọng, kính áp tròng cũng được sử dụng khi cận 1.5 độ, khi sử dụng kính áp tròng, nên lựa chọn kính có nguồn gốc rõ ràng, uy tín. Người bệnh cần tuân thủ các cách bảo quản, vệ sinh kính cẩn thận.
Đặc biệt, kính áp tròng có thời gian sử dụng, có loại dùng 1 lần, có loại dùng được lâu hơn nên cần chú ý điều này khi lựa chọn kính.
Ở trẻ, bố mẹ có thể cân nhắc đến phương pháp đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K để giúp hạn chế tăng độ cận cho bé cũng như loại bỏ sự phụ thuộc kính gọng.
Lời khuyên:
Tuy cận 1.5 độ chưa phải là cận nặng, không cần đeo kính thường xuyên nhưng chúng ta cũng cần xem xét lại chế độ sinh hoạt của mình: hạn chế thiết bị điện tử, cho đôi mắt thư giãn xen kẽ trong khi làm việc kéo dài, tăng thời gian sinh hoạt ngoài trời… Điều này sẽ giúp hạn chế cận thị tăng độ nhanh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mắt.
Như vậy, bài viết trên đây vivision kid đã giải đáp thắc mắc về việc “cận 1.5 độ là nặng hay nhẹ” cũng như những lưu ý cần thiết cho mắt cận 1.5 độ. Hi vọng các bạn đã có được những thông tin cần thiết để chăm sóc mắt được tốt hơn.
Đặt lịch khám tại vivision kid để các chuyên gia khám khúc xạ và tư vấn các loại kính phù hợp với độ cận của mình, bạn nhé!
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: