2 Phương pháp giúp cận thị không cần đeo kính

Một trong những phương pháp điều trị cận thị không cần đeo kính được nhiều người quan tâm hiện nay là Ortho-K. Đây là phương pháp chỉnh hình giác mạc bằng kính tiếp xúc cứng và sử dụng vào ban đêm. Bài viết giúp bạn rõ hơn về phương pháp điều trị cận thị này.

2 phương pháp điều trị cận thị không cần đeo kính

Cận thị đang là một vấn đề phổ biến thường gặp nhất, đặc biệt trong thời kỳ thời kỳ 4.0. 

Hiện nay có 3 phương pháp chính điều trị cận thị:

  • Đeo kính gọng hoặc kính áp tròng
  • Sử dụng kính Ortho-K
  • Phẫu thuật

Trong đó có 2 phương pháp phù hợp với nhu cầu không cần đeo kính của bệnh nhân là kính Ortho-K hoặc phẫu thuật.

Can-thi-khong-can-deo-kinh

Cận thị không cần đeo kính

Phương pháp điều trị cận thị bằng Ortho-K

Kính Ortho-K là gì?

Ortho-K là kính áp tròng cứng thấm khí đeo ban đêm, hoạt động theo cơ chế làm phẳng giác mạc bệnh nhân. 

Sử dụng kính Ortho-K giúp bạn có thể nhìn rõ vào ban ngày mà không cần sử dụng thêm bất cứ loại kính nào khác. Ngoài ra, kính Ortho K là một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp kiểm soát tình trạng tiến triển cận thị.

Đây là một phương pháp chỉnh hình giác mạc tạm thời, bởi khi ngừng sử dụng Ortho-K giác mạc sẽ trở lại hình dạng ban đầu, nên phù hợp với những người muốn kiểm soát tiến triển cận thị hoặc chưa đủ điều kiện hay chi phí phẫu thuật mà không muốn sử dụng kính gọng. 

Ortho-K có ưu điểm hơn các phương pháp điều trị cận thị khác bởi người dùng Ortho-k chỉ cần đeo kính vào ban đêm để có được thị lực tốt vào ban ngày mà không cần sử dụng kính gọng thay thế.

Ortho-K là phương pháp chỉnh hình giác mạc không xâm lấn nên sẽ hạn chế được những biến chứng trên giác mạc. Tuy nhiên, kính đeo trực tiếp lên mắt nên người dùng cần kiểm soát nhiễm khuẩn tốt.

Những đối tượng có thể sử dụng

Bất kỳ người nào đều có thể sử dụng kính Ortho-K nhưng thường là từ 7 tuổi trở lên bởi khi sử dụng cần đủ lớn để phối hợp với bác sĩ, phụ huynh trong quá trình vệ sinh, chăm sóc mắt và kính.

Đối tượng mà Ortho-K hiện nay có thể đạt hiệu quả nhất là những người có độ cận dưới -10.00D và độ loạn dưới -3.00D.

Ortho-K có thể làm chậm từ 50% đến 80% quá trình tăng độ cận của trẻ nên đây là phương pháp được mọi người ưa thích lựa chọn.

Ortho-K được chống chỉ định với người có bất thường về giác mạc, đau mắt, khô mắt nặng, dị ứng với kính hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của nước ngâm kính.

Những lưu ý khi sử dụng kính Ortho-K

Kính áp tròng cứng Ortho K được thiết kế để đeo trong khi ngủ nên không sử dụng kính vào các thời điểm khác. 

Ortho K là phương pháp chỉnh hình giác mạc tạm thời. Do đó khi  ngừng đeo kính Ortho-K thì độ cận sẽ trở lại như bình thường. 

Lưu ý khi sử dụng kính thì thời gian thay Ortho-K theo khuyến cáo của từng hãng tốt nhất từ 1-2 năm và cần được ngâm rửa trong dung dịch chuyên biệt trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên,  thời hạn thay Ortho-K tùy thuộc vào chỉ định của Bác sĩ điều trị và phụ thuộc vào khả năng giữ gìn, bảo quản của từng người. 

Cần tái khám định kỳ theo lịch đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng kính và tình trạng sức khỏe mắt tốt nhất.

Phẫu thuật 

Chua-can-thi-khong-can-deo-kinh

Chữa cận thị không cần đeo kính

Mổ cận là 1 phương pháp chữa cận thị không cần đeo kính

Đối tượng có thể phẫu thuật

  • Đối tượng từ 18 tuổi trở lên
  • Các điều kiện của mắt phù hợp với phẫu thuật: Độ dày giác mạc từ 530 – 550 micromet
  • Tật khúc xạ ổn định trong vòng 6 tháng – 1 năm trở lại đây
  • Chống chỉ định với các trường hợp mắt đang trong tình trạng viêm nhiễm, mắc bệnh mạn tính hoặc đang sử dụng thuốc như đái tháo đường, tim mạch, phụ nữ có thai hoặc mắc các bệnh như đục thể thủy tinh, thoái hóa điểm vàng,… 

Các phương pháp phẫu thuật

Hiện nay các phương pháp chữa cận thị thường được mọi người lựa chọn là Phẫu thuật laser bề mặt, Phẫu thuật Lasik, Phẫu thuật Femto Lasik, Phẫu thuật Smile, Phẫu thuật nội nhãn,…

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cận thị triệt để, nhưng vẫn có tỷ lệ tái cận mặc dù rất thấp. Ngoài ra sau mổ cận bạn có thể gặp một số vấn đề như: Khô mắt, chảy nước mắt, lóa mắt,…

Hiệu quả sau mổ sẽ tùy thuộc vào điều kiện, phương pháp lựa chọn và địa chỉ phẫu thuật. Đây là phương pháp phù hợp với bệnh nhân có độ cận, loạn cao mà không muốn sử dụng kính gọng, kính tiếp xúc hay kính Ortho-K. 

Cách bảo vệ đôi mắt khỏi bị cận thị

  • Cho mắt nghỉ ngơi hợp lý: áp dụng quy tắc 20-20-20. Cứ 20 phút làm việc hãy nhìn một vật ở xa 20 feet (6m) trong 20 giây;
  • Làm việc, học tập, sinh hoạt trong môi trường đầy đủ ánh sáng;
  • Tăng thời gian hoạt động ngoài trời;
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử máy tính, điện thoại,…
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cho mắt: các vitamin A, E, C, … rất tốt cho mắt, có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá, … góp phần hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Lời khuyên:

Phương pháp Ortho K ngày càng phổ biến và đó có thể là một phương pháp khắc phục cận thị  mà không cần mổ rất phù hợp với bạn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng kính áp tròng Ortho K cũng là một loại tròng kính tiếp xúc trực tiếp với mắt. Khi đeo kính không theo chỉ định có thể dẫn đến một số tác dụng phụ hoặc biến chứng nguy hiểm cho mắt. Vì thế, để có thể biết được chính xác nhất  mắt mình có phù hợp với kính Ortho K hay không, bạn cần đến các bệnh viện chuyên sâu về mắt để có thể được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

Đặt lịch khám ngay với vivision kid để được tư vấn và thăm khám tốt nhất nhé

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

cận thị

Kiểm soát cận thị

Ortho-K

phẫu thuật cận thị