Cận thị đeo kính gì? Kính cận thị là thấu kính gì

Cận thị đeo kính gì?

Như mọi người đã biết, cận thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến và thường gặp nhất hiện nay. Người bị cận thị thường gặp những khó khăn trong học tập, làm việc và sinh hoạt hằng ngày.

Vậy, để điều chỉnh tật khúc cận thì thì người bị cận nên đeo kính gì và đeo như thế nào? vivision kid sẽ trả lời những thắc mắc này trong bài viết ngày hôm nay, bạn hãy theo dõi nhé!

Cận thị và phân loại các loại cận thị

Cận thị là tật khúc xạ mà hình ảnh nhìn được hội tụ trước võng mạc mà không hội tụ trên võng mạc. Người bị cận thường nhìn rõ các vật ở gần và nhìn mờ các vật ở xa

Có thể phân loại cận thị dựa theo nhiều yếu tố

1. Phân loại theo cấu trúc mắt

  • Cận thị do khúc xạ: Tật khúc xạ cận thị xảy ra do sự thay đổi cấu trúc hoặc vị trí các môi trường khúc xạ của mắt. Thường gặp nhất là tình trạng giác mạc hoặc thể thủy tinh quá cong.

Điều này khiến cho công suất của giác mạc và/hoặc thể thủy tinh cao bất thường, làm cho các tia sáng hội tụ trước võng mạc gây cận thị.

  • Cận thị do trục: Tật khúc xạ cận thị xảy ra do trục nhãn cầu quá dài, làm cho các tia sáng hội tụ trước võng mạc gây cận thị. 

2. Phân loại theo nguyên nhân

  • Cận thị bẩm sinh: do cận thị có yếu tố di truyền
  • Cận thị nguyên phát: là loại cận thị xảy ra do nguyên nhân chủ yếu do chế độ sinh hoạt
  • Cận thị thứ phát: là loại cận thị xảy ra có thể do
  • Biến chứng một số bệnh tại mắt như: đục thể thủy tinh, bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, bệnh lý giác mạc khác,…
  • Biến chứng một số bệnh hoặc hội chứng toàn thân như đái tháo đường
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc

3. Phân loại theo mức độ cận thị

Để đo lường mức độ tật khúc xạ cận thị của mắt quy ước sử dụng đơn vị Diop (D). Diop là đơn vị đo độ cong của thấu kính. Mắt cận càng cao thì tương ứng với số D càng cao. Theo phân loại mới nhất, mức độ cận thị được chia làm 2 mức

  • Cận thị thấp: có độ từ -0.50D đến < -5.00D
  • Cận thị cao: có độ ≥ -5.00D

Người bị cận thường nhìn rõ các vật ở gần và nhìn mờ các vật ở xa

Điều trị cận thị đeo kính gì?

Can-thi-deo-kinh-gi

Cận thị là gì?

Như trên hình ảnh chúng ta có thể thấy để điều trị cận thị thì bệnh nhân cần đeo 1 thấu kính phân kỳ để đưa hình ảnh về đúng vị trí trên võng mạc.

Kính cận gọng và kính áp tròng cận là 2 loại kính người cận thị nên đeo khi bị cận thị. Bạn cần đi khám đo mắt để bác sĩ tư vấn cho bạn một loại kính phù hợp với mong muốn vì mỗi loại kính sẽ có ưu điểm, nhược điểm khác nhau 

Đeo kính gọng

Loại kính phổ biến nhất được mọi người sử dụng khi bị cận

Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng, chi phí thấp, tiện lợi trong bảo quản 
  • Đa dạng mẫu mã, dễ thay đổi
  • Không cảm thấy bị khô mắt khi đeo
  • Không cần chạm tay trực tiếp lên mắt

Nhược điểm:

  • Tầm nhìn hẹp 
  • Tròng mắt kính dày nếu cận thị nặng, gây mắt thẩm mỹ 
  • Kính mờ khi đi trời mưa hoặc gặp hơi nước, gây khó khăn trong sinh hoạt
  • Không thể sử dụng khi hoạt động mạnh hoặc chơi thể thao chuyển động nhanh
Can-thi-deo-kinh-gi

Kính cận là phương pháp tiện loại, rẻ nhất để điều trị cận thị

Đeo kính áp tròng cận 

Có 2 loại kính áp tròng: kính áp tròng mềm và kính áp tròng cứng.

  • Kính áp tròng mềm là là loại kính được thiết kế ôm sát giác mạc, điều chỉnh hầu hết các tật khúc xạ của mắt.
  • Kính áp tròng cứng được thiết kế để điều chỉnh hình giác giác mạc trong một thời gian nhất định khiến mắt không cần đeo kính cả ngày

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao, có thể thay đổi màu sắc tùy theo mong muốn
  • Vì cấu tạo ôm sát giác mạc nên không thấy vướng víu như kính gọng
  • Không gặp các vấn đề bị mờ sương khi gặp mưa hoặc hơi nước như kính gọng
  • Tầm nhìn mở rộng, chuyển động theo giác mạc, không bị thu hẹp
  • Có thể sử dụng khi luyện tập thể thao hoặc trong các hoạt động mạnh

Nhược điểm

  • Khó sử dụng với những lần đầu tiên
  • Cần lưu ý nhiều khi đeo kính và vệ sinh kính thường xuyên nếu không muốn gây viêm nhiễm, trầy xước, tổn thương giác mạc
  • Cần thường xuyên nhỏ nước nhỏ mắt để tránh bị khô mắt, cộm mắt
  • Không thể đeo liên tục vì dễ gây kích ứng mắt. Thời gian khuyên đeo là 8 tiếng/ngày
Can-thi-deo-kinh-gi

Đeo kính áp tròng cận thị

*Xem thêm: Đeo kính áp tròng ban đêm cũng là 1 phương pháp đeo kính cận có hiệu quả rất cao trong việc điều trị và kiểm soát cận thị tăng.

Cần lưu ý gì khi đeo kính cận?

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng kính cận để hạn chế tình trạng tăng độ trong quá trình đeo:

  • Đeo kính đúng độ cận: Đeo kính lệch độ tăng áp lực lên mắt, khiến mắt là việc cường độ cao dễ đẫn đến việc tăng số độ cận nhanh.
  • Chú ý đến hạn sử dụng kính: Đeo kính áp tròng thường có nhiều loại 1 ngày, 2 tuần, 1 tháng,…Không nên sử dụng kính hết hạn sử dụng hoặc các loại kính quá dài ngày, lựa chọn hãng kính uy tín để tránh những vấn đề viêm nhiễm gây tổn thương mắt
  • Thường xuyên vệ sinh kính: Kính áp tròng hay kính gọng cũng cần vệ sinh kính loại bỏ bụi bẩn, hạn chế các nguy cơ gây tổn thương đến mắt
  • Có chế độ đeo kính 20-20-20: Đây là thời gian đeo kính và nghỉ ngơi được các bác sĩ đề xuất. Làm việc 20 phút sẽ cho mắt nghỉ 20 giây để luyện tập nhìn một vật cách mắt 20 feet  khoảng 6m)
  • Có thói quen sinh hoạt tốt cho mắt: Mắt sẽ hạn chế tăng độ nếu bạn không sử dụng thiết bị điện thoại vào ban đêm hoặc làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng, không thức khuya, đọc sách hay xem tivi sát mắt
  • Khám mắt định kỳ: 3-6 tháng là thời gian được khuyên đi khám mắt 1 lần khi bị cận để theo dõi số độ cận và có những biện pháp điều trị kịp thời
Can-thi-deo-kinh-gi

Nên khám mắt định kỳ 3-6 tháng 1 lần

Trên đây là các vấn đề liên quan đến “Cận thị đeo kính gì?” và các lưu ý khi đeo kính cận thị.

Nếu bạn muốn tư vấn hoặc đặt lịch khám mắt thì có thể liên hệ với vivision kid qua số 0868 823 566. Các chuyên viên của vivision kid sẽ hỗ trợ bạn!

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

test 2

test 3

Test1