Thoái hoá hoàng điểm tuổi già – AMD là gì? Cách điều trị

Thoái hoá hoàng điểm tuổi già, thoái hoá điểm vàng do tuổi,… là những cụm từ chỉ bệnh mắt tiến triển âm thầm xảy ra ở phần trung tâm hoàng điểm tại võng mạc gây giảm thị lực nghiêm trọng và không phục hồi ở những người trên 60 tuổi.

Thoái hoá hoàng điểm tuổi già là gì?

AMD

Macular degeneration

Thoái hóa hoàng điểm tuổi già (Age-related Macular Degeneration – AMD) là một bệnh gây giảm thị lực trung tâm do quá trình lão hóa gây ra tổn thương tại hoàng điểm – bộ phận cho thị tốt nhất trên võng mạc.

Quá trình lão hoá dẫn đến các thay đổi tại vùng hoàng điểm: Sự giảm số lượng các tế bào vùng hoàng điểm, tăng tích tụ các chất cặn, biến đổi tại màng đáy võng mạc,v.v… kéo theo hàng loạt  cơ chế gây viêm, oxi hoá của bệnh.

AMD là 1 bệnh mắt thường gặp ở người già tình trạng phổ biến – đó là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực cho người lớn tuổi.

Tuy không gây mù hoàn toàn, nhưng việc mất thị lực trung tâm có thể khiến bạn khó nhìn thấy khuôn mặt, khó đọc, lái xe hoặc thực hiện các công việc thường ngày như nấu ăn hoặc dọn dẹp, sửa chữa đồ đạc trong nhà.

Tỷ lệ mắc giai đoạn sớm tăng theo tuổi và khác biệt giữa các chủng tộc.

Các loại và giai đoạn của AMD là gì?

2 loại AMD: khô và ướt.

Hầu hết những người bị AMD đều bị AMD khô (còn gọi là thể teo). Thể khô xảy ra trong 3 giai đoạn: sớm, trung gian và muộn. Nó thường phát triển chậm trong vài năm. Không có cách điều trị AMD khô muộn, nhưng bạn có thể làm chậm lại tiến triển của bệnh.

AMD thể ướt (còn được gọi là AMD tân mạch tiên tiến), là một loại thoái hoá hoàng điểm muộn ít phổ biến hơn và thường gây giảm thị lực nhanh hơn.

Bất kỳ giai đoạn nào của AMD thể khô đều có thể biến thành AMD thể ướt — nhưng AMD thể ướt luôn là giai đoạn cuối. Nó xảy ra khi các mạch máu bất thường phát triển ở phía dưới của võng mạc gây xuất huyết.

Các triệu chứng của AMD là gì?

AMD

Biểu hiện của AMD

Tuỳ thuộc vào giai đoạn mà triệu chứng có thể khác nhau. Thoái hoá hoàng điểm thể khô sớm không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

Trong thoái hoá hoàng điểm thể khô trung bình, một số người vẫn không có triệu chứng. Những người khác có thể nhận thấy các triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như nhìn xa không được rõ lắm, chói mắt, khó nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu.

Ở giai đoạn muộn hơn có thể thấy các đường thẳng uốn lượn, vùng mờ ở trung tâm có vẻ lớn hơn, cảm nhận màu sắc kém hơn.

Nhìn hình biến dạng là dấu hiệu cảnh báo thoái hoá hoàng điểm giai đoạn cuối. Nếu bạn nhận thấy triệu chứng này, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức.

Tôi có nguy cơ bị AMD không?

  • Nguy cơ cao nhất là tuổi và chủng tộc, tỷ lệ tăng lên theo tuổi và cao hơn ở người da trắng và da vàng.
  • Người  hút thuốc lá
  • Người có bệnh huyết áp và tim mạch
  • Người có tiền sử gia đình mắc AMD
Glocom góc đóng

Bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm cung cấp vitamin cần thiết

Chế độ ăn thiếu omega-3, vitamin C, vitamin E, Lutein,v.v

Tôi có thể giảm nguy cơ mắc AMD được không?

Nghiên cứu cho thấy rằng bạn có thể giảm nguy cơ mắc AMD (hoặc giảm tốc độ tiến triển do AMD) bằng cách đưa ra những lựa chọn lành mạnh sau:

  • Bỏ hút thuốc – hoặc không bắt đầu.
  • Hoạt động thể chất thường xuyên.
  • Duy trì huyết áp và mức cholesterol khỏe mạnh.
  • Bổ sung thực phẩm lành mạnh, bao gồm rau lá xanh và cá vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

Bác sĩ sẽ kiểm tra thế nào?

Thoái hoá hoàng điểm tuổi già

Khám đáy mắt bằng kính Volk

Hỏi bệnh sử về thói quen và lối sống.

Khám mắt tổng quát:

  • Kiểm tra thị lực và khúc xạ
  • Bạn sẽ được tra thuốc giãn đồng tử soi đáy mắt là biện pháp sàng lọc sơ bộ đầu tiên trong khám mắt tổng thể. 
  • Khi bác sĩ thấy những dấu hiệu bất thường trên võng mạc, có thể bạn sẽ được chỉ định chụp OCT – hay còn gọi là chụp cắt lớp quang học phân tích các lớp võng mạc. 
  • Chụp mạch huỳnh quang có thể được chỉ định khi có dấu hiệu của thoái hoá hoàng điểm giai đoạn muộn.

Hướng điều trị 

Glocom góc đóng

Bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm cung cấp vitamin cần thiết

Điều trị tùy thuộc vào giai đoạn và loại. Hiện tại không có cách điều trị thoái hoá hoàng điểm giai đoạn đầu, vì vậy bác sĩ nhãn khoa của bạn có thể sẽ chỉ theo dõi định kỳ kèm theo lối sống tích cực: 

  • Ăn uống lành mạnh.
  • Tập thể dục thường xuyên. 
  • Bỏ thuốc lá.

Bạn có thể được phát bảng Amsler tự theo dõi tình trạng từng mắt ở nhà

Nếu bạn có thoái hoá hoàng điểm ở giai đoạn trung gian ở một hoặc cả hai mắt, một số chất được bổ sung vào chế độ ăn uống (vitamin C, E, Lutein, Zeaxanthin) có thể ngăn không cho nó chuyển thành AMD giai đoạn cuối.

Nếu bạn chỉ bị thoái hoá hoàng điểm giai đoạn cuối ở một mắt, những chất bổ sung này có thể làm chậm thoái hoá hoàng điểm ở mắt còn lại của bạn.

Nếu bạn mắc AMD thể ướt, có những phương pháp điều trị khác có thể ngăn chặn tình trạng mất thị lực thêm:

  • Tiêm nội nhãn anti-VEGF.
  • Liệu pháp quang động (PDT), sự kết hợp giữa tiêm và điều trị bằng laser.

Ngoài ra, việc điều trị tốt các tình trạng bệnh toàn thân: Tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu,v.v cùng với thay đổi lối sống lành mạnh hơn vẫn là điều kiện tiên quyết trong điều trị AMD.

Làm thế nào để sống chung với chứng mất thị lực do AMD?

Thoái hoá hoàng điểm tuổi già

Khi thị lực kém ngay cả khi đeo kính, dùng thuốc hoặc phẫu thuật, việc giảm thị lực của bạn cũng khiến bạn khó thực hiện các công việc hàng ngày.

Khi đó bạn cần được thử các trợ cụ khiếm thị hỗ trợ thị lực nhìn xa (Kính viễn vọng, lăng kính nhìn lệch tâm, gậy trắng,v.v) hoặc dụng cụ hỗ trợ nhìn gần (Kính lúp, CCTV,v.v)

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.