Đục thuỷ tinh thể có nguy hiểm không? 6 loại đục TTT

Đục thuỷ tinh thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mù lòa có thể phòng tránh được, và là một nguyên nhân quan trọng gây ảnh hưởng chức năng thị giác toàn cầu. Vậy bạn đã hiểu về căn bệnh này chưa? Cùng vivision kid tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể hay đục thể thủy tinh (viết tắt là đục TTT) ở mắt là một bệnh phổ biến, trong đó thể thủy tinh mất đi sự trong suốt, bị biến dạng làm giảm khả năng truyền ánh sáng từ các vật xung quanh đến võng mạc.

Từ đó, đục TTT làm giảm thị lực, giảm độ nhạy tương phản, tăng độ lóa gây ảnh hưởng nhiều đến công việc hằng ngày.

Duc-thuy-tinh-the

Đục thuỷ tinh thể là gì?

Tại Framingham Eye Study, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 20 đến hơn 50 triệu người có vấn đề thị lực do đục thủy tinh thể. 4,5% là con số thể hiện tỷ lệ mắc đục thủy tinh thể ở độ tuổi 55 đến 64 và tỷ lệ đó là 46% với độ tuổi từ 65 đến 75. 

Với cấu trúc quan trọng trong mắt, thủy tinh thể có thể bị đục bởi rất nhiều nguyên nhân: lão hóa đến bệnh toàn thân và các chấn thương mắt… đều có thể là các yếu tố gây đục thể thủy tinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực. 

Các hình thái đục thể thủy tinh thường gặp

Phân loại theo vị trí

Đục thể thủy tinh

Đục thể thủy tinh

Đục nhân thủy tinh thể

  • Là tình trạng nhân thủy tinh thể trở nên vàng và cứng dần do tuổi cao. Ở giai đoạn nặng, thuỷ tinh thể trở nên đục tiến triển và có màu nâu đen;
  • Phần vỏ chu biên thường bị ảnh hưởng theo với mức độ nhẹ hơn, nhưng có thể có mảng đục không đều ở gần nhân và tiến triển xấu đi theo thời gian;
  • Thường đi kèm tình trạng độ khúc xạ bị dịch chuyển về phía cận thị vì hiện tượng tăng độ đặc cứng và công suất khúc xạ của nhân thủy tinh thể đục;
  • Một vài trường hợp có triệu chứng song thị một mắt;
  • Thường gây giảm khả năng phân biệt màu sắc;
  • Bệnh nhân có thể có thị lực tốt bất ngờ, không tương xứng với mức độ đục nặng của thuỷ tinh thể.

Đục vỏ thủy tinh thể

  • Đục một phần hoặc toàn bộ lớp vỏ bao quanh nhân trung tâm thủy tinh thể;
  • Có thể xuất hiện bẩm sinh, trong giai đoạn nhũ nhi hoặc ở bệnh nhân lớn tuổi (đục thủy tinh thể tuổi già);
  • Mảng đục ở vỏ thường có dạng hình chêm và kèm theo mảng đục ở bao sau. Phần chu biên của vỏ thuỷ tinh thể có thể vẫn trong suốt;
  • Thường do mắc phải và ở hai mắt nhưng có thể không đối xứng;
  • Thường đục nhẹ trong giai đoạn sớm nhưng có xu hướng tiến triển nặng dần theo thời gian;
  • Đục dạng lớp ở phần vỏ có xu hướng đẩy về phía trước ra khỏi túi bao trong quá trình hút và rửa các mảnh thuỷ tinh thể;
  • Mắt thường có kích thước bình thường.

Đục dưới bao sau

  • Các mảng đục không đều, lấp lánh hoặc đục một phần, thường được thấy ở ngay dưới vùng trung tâm bao sau;
  • Thường vô căn, nhưng cũng có thể là thứ phát do tiếp xúc với bức xạ, chấn thương, tiền sử sử dụng steroid kéo dài hoặc tiền sử phẫu thuật nội nhãn (điển hình là phẫu thuật cắt dịch kính qua vùng pars plana);
  • Trái với các loại đục thuỷ tinh thể khác, đục dưới bao sau thường tiến triển nhanh trong vòng vài tháng và có thể trở thành đục thủy tinh thể trắng hoàn toàn;
  • Có thể cần can thiệp mở bao sau (bằng phẫu thuật hoặc laser-YAG) để loại bỏ mảng đục, làm trong hoàn toàn trục thị giác.

Đục cực trước và đục cực sau

  • Vùng đục nhỏ (thường dưới 1-2mm) ở vùng trung tâm của bao trước hoặc sau thuỷ tinh thể;
  • Kích thước vùng đục thường không tăng theo thời gian;
  • Thường xảy ra ở hai mắt;
  • Có thể di truyền và xuất hiện từ lúc mới sinh;
  • Tiên lượng về thị lực tốt;
  • Có thể phải phẫu thuật can thiệp khi thị giác bị ảnh hưởng;
  • Bệnh nhân có thể có độ loạn thị cao;
  • Nên được theo dõi độ khúc xạ và chỉnh kính theo nhu cầu.

Phân loại theo mức độ tiến triển 

Dựa vào màu sắc và độ cứng của nhân, đục thủy tinh thể có thể được phân loại thành các mức mộ tiến triển như: 

  • Đục bắt đầu; 
  • Đục tiến triển;
  • Đục gần hoàn toàn;
  • Đục hoàn toàn.

Ở mọi mức độ tiến triển, đục thủy tinh thể thường là do tỉ lệ các phân tử biến đổi protein khiến hiện tượng mờ đục trong thủy tinh thể cản trở tia sáng tới võng mạc, gây giảm thị lực.

Yếu tố nguy cơ 

Duc-the-thuy-tinh

Tuổi tác là 1 trong các yếu tố đục thuỷ tinh thể

Nguy cơ chính không thể thay đổi được của đục thuỷ tinh thể là quá trình lão hoá. Các yếu tố nguy cơ thường gặp kèm theo khác là:

  • Chấn thương;
  • Viêm màng bồ đào;
  • Đái tháo đường;
  • Tiếp xúc với tia cực tím;
  • Hút thuốc.

Một số trẻ có đục thuỷ tinh thể bẩm sinh, đa phần do rối loạn di truyền. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể cao hơn nam giới và có ít cơ hội được tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh hơn.

Đục thể thủy tinh có nguy hiểm không?

Việc chủ quan khi phát hiện đục thủy tinh thể mà không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng khôn lường ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực bệnh nhân. Mù lòa, tăng nhãn áp là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất khiến người bệnh trở thành gánh nặng cho người thân, gia đình trong lối sống sinh hoạt. 

Với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao, nếu không cấp tốc giảm tình trạng bệnh đục thủy tinh thể trở nên trẻ hóa thì sẽ gây tổn thất lớn tới kinh tế, xã hội của đất nước. 

Lời khuyên:

Việc phát hiện chậm trễ, chủ quan, phớt lờ các dấu hiệu của bệnh là nguyên nhân chính khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp hoặc không thể cứu vãn. Mù lòa là biến chứng do đục thủy tinh thể gây ra tạo thành gánh nặng cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Vì vậy, nên thăm khám định kì 6 tháng/ lần hoặc khi có dấu hiệu bất thường để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Liên hệ đặt lịch ngay với hotline 0334141213 để các chuyên gia tư vấn giúp bạn về đục thủy tinh thể tại vivision kid nhé.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

đục thể thủy tinh người già

mù lòa

Thuỷ tinh thể