Viêm kết mạc có nguy hiểm không? Điều trị viêm kết mạc
Viêm kết mạc có nguy hiểm không? Viêm kết mạc có lây không?
Đây là bệnh lý thường gặp, gây đỏ mắt, cộm mắt, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị triệt để có thể gây nhiều biến chứng tại mắt.
Vậy hiểu rõ được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị tốt.
Một số nguyên nhân của viêm kết mạc
Kết mạc được định nghĩa là một màng mỏng trong suốt, bao phủ toàn bộ nhãn cầu và mặt trong của mi mắt, đảm bảo nhãn cầu không dính vào và có thể trượt dễ dàng trên bề mặt nhãn cầu mà không gây tổn thương giác – củng mạc.
Khi viêm kết mạc, các mạch máu tại vị trí kết mạc sung huyết làm cho kết mạc phù và đỏ, nên dân gian hay gọi viêm kết mạc là bệnh đau mắt đỏ.
Viêm kết mạc do nhiều tác nhân gây nên như vi khuẩn, virus hay nấm. Sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi cũng là một yếu tố nguy cơ cho viêm kết mạc.
Viêm kết mạc do vi khuẩn: có thể do vi khuẩn như tụ cầu vàng, phế cầu, não mô cầu,… phát tán trong môi trường lây lan đến mắt. Các triệu chứng thường thấy như: ghèn dử hoặc dịch tiết màu trắng, vàng hoặc xanh, dính mi khi ngủ dậy mỗi buổi sáng,…
Ngoài ra còn có một số triệu chứng kèm theo như cảm lạnh hoặc tổn thương đường hô hấp biểu hiện ở việc đau họng.
Viêm kết mạc do virus: Bệnh do virus gây ra là thường gặp nhất, đặc biệt là Adenovirus, mắt sẽ có triệu chứng như cộm mắt, chảy nước mắt hoặc phù mi,… Bệnh có thể ở một hoặc hai mắt.
Viêm kết mạc do dị ứng: có thể do dị ứng với bất kì tác nhân nào ngoài môi trường như phấn hoa, lông động vật,… Bệnh thường gặp ở các bệnh nhân có cơ địa dị ứng, nhạy cảm. Nếu không phát hiện ra tác nhân dị ứng thì bệnh sẽ tái phát nhiều lần.
Viêm kết mạc có nguy hiểm không?
Người có thể đang mắc viêm kết mạc thường có các triệu chứng sau:
- Đỏ mắt, sưng bên trong mi mắt hoặc lòng trắng của mắt.
- Chảy nước mắt
- Xuất hiện ghèn, dịch tiết màu trắng, xanh hoặc vàng.
- Cảm giác nóng và ngứa mắt
- Mắt nhìn mờ, khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt.
- Ngứa mắt
Bất kỳ giới tính hay độ tuổi nào cũng có nguy cơ bị viêm kết mạc. Đối với các trường hợp lành tính, phát hiện sớm và có cách xử lý phù hợp thì có thể tự khỏi. Tuy nhiên , có những trường hợp kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực, đặc biệt là trẻ em.
Một số biến chứng của viêm kết mạc như:
- Viêm kết mạc do Adenovirus: có thể gây viêm giác mạc dạng chấm
- Viêm kết mạc do vi khuẩn có thể kéo theo viêm loét giác mạc, không điều trị sớm có thể thủng giác mạc
Điều trị viêm kết mạc dùng thuốc gì?
Điều trị viêm kết mạc tùy thuộc theo nguyên nhân:
- Đối với hầu hết các loại viêm kết mạc do virus đều có khả năng lây lan nhưng thuộc dạng lành tính. Bạn cần được thăm khám và tra thuốc theo chỉ định tùy thuộc vào tình trạng triệu chứng tại mắt.
- Viêm kết mạc do vi khuẩn thì phức tạp hơn. Bạn cần được thăm khám và điều trị bằng thuốc kháng sinh tra mắt.
- Viêm kết mạc do dị ứng: Bạn cần tránh xa các tác nhân gây dị ứng, điều trị bệnh bằng thuốc điều trị dị ứng, có thể dùng nước mắt nhân tạo để giảm khó chịu.
Phòng tránh viêm kết mạc
- Sử dụng vật dụng cá nhân riêng trong nhà và nơi học tập, làm việc.
- Không dụi mắt, che miệng khi hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn hàng ngày, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh.
- Cẩn trọng khi sử dụng kính tiếp xúc, cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ khi có các triệu chứng khó chịu ở mắt.
- Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, hóa chất,…
- Tăng cường bổ sung các nhóm vitamin A, C, E,…
Đọc đến đây chắc các độc giả cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi “Viêm kết mạc có nguy hiểm không?” rồi, hãy đi khám mắt định kỳ hoặc khám mắt toàn diện để theo dõi đôi mắt của mình nhé.
Với đội ngũ nhân viên y tế ưu tú kinh nghiệm hàng đầu cùng các trang thiết bị hiện đại, vivision kid sẽ là người bạn luôn tận tâm, bảo vệ và nâng niu đôi mắt của bạn.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: