Điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Ortho-K
Otho-K là một phương pháp điều trị cận thị phổ biến ở trên mọi đối tượng bị mắc cận thị. Đối với trẻ em tăng độ cận nhanh trong vòng từ 3-6 tháng và những bạn chưa đạt độ tuổi và điều kiện kinh tế phẫu thuật cận thị, thì phương pháp Ortho-K là một lựa chọn hiệu quả thích hợp với nhu cầu. Tại sao mà kính Ortho-K lại có được các ưu điểm như trên?
Tại sao cần điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Ortho-K
1. Cận thị có đáng lo ngại?
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra những con số đáng kể về tình trạng cận thị trên thế giới hiện nay. Cụ thể là, tính đến năm 2050, dự đoán 50% dân số mắc cận thị và tỉ lệ này chạm mức con số đáng ngạc nhiên hơn với 80-90% trẻ em Châu Á mắc – cận thị.
- Điều trị cận thị không đơn thuần là việc đeo kính mà còn kiểm soát những biến chứng do cận thị gây ra như: bong võng mạc, glocom góc mở, thoái hóa võng mạc, thoái hóa hoàng điểm.
2. Kinh Ortho-K điều trị cận thị có lợi ích gì?
Các nhà khoa học đã nỗ lực nghiên cứu để tìm ra phương pháp kính Ortho-K để kiểm soát các vấn đề kể trên. Kính Ortho-K đem lại 2 lợi ích chính như sau:
- Quản lý tiến triển cận thị từ 50-80% tốc độ tăng cận hạn chế biến chứng.
Với sự thay đổi của công nghệ kéo theo sự thay đổi môi trường và thói quen sinh hoạt, học tập. Đây là một trong số những nguyên nhân làm cho tỉ lệ cận thị tăng cao.
Theo nghiên cứu, độ tuổi tăng cận thị nhanh nhất ở giai đoạn từ 6-12 tuổi, đặc biệt tăng rất nhanh ở giai đoạn từ 7-10 tuổi. Vì vậy, quản lý tốc độ tăng cận ở giai đoạn này là cần thiết và không được chủ quan.
- “Hết cận” không cần phẫu thuật
Việc đeo một chiếc kính đôi khi trở thành nỗi phiền toái mà nhiều người gặp phải và chi phí phẫu thuật mắt lại quá cao.
Kính Ortho-K chỉ cần đeo vào ban đêm nhưng có khả năng đem lại khả năng nhìn rõ vào ban ngày do cơ chế đè ấn giác mạc tạm thời. Phương pháp này không xâm lấn như phẫu thuật, chi phí rẻ hơn và vẫn thực hiện được phương pháp phẫu thuật được khi dừng đeo kính.
Ai cần điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Ortho k?
- Độ cận thị, loạn thị nằm trong giới hạn điều trị của kính Ortho-K (dưới 10 độ cận và dưới 3 độ loạn)
- Trẻ em mắc bị cận thị – chưa đủ tuổi để phẫu thuật
- Trẻ em tăng độ cận thị nhanh
- Gặp khó khăn và không thoải mái trong khi mang kính gọng và kính tiếp xúc thông thường
- Trẻ em hoặc người lớn thường xuyên chơi, thích các hoạt động thể thao
- Đối tượng không đạt điều kiện phẫu thuật
Ngoài điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Ortho k thì có những phương pháp gì?
Phương pháp điều trị cận thị bằng kính Ortho-K tốt nhất nhưng không phải duy nhất. Bạn cùng vivision kid tham khảo các phương pháp sau:
1. Kính gọng đơn tròng
Đeo kính đơn tròng cũng là một giải pháp cho người mắc cận thị. Tuy nhiên với kính đơn tròng không có tác dụng kiểm soát cận thị ở trẻ em. Độ cận thị càng cao thì kính đeo càng dày và nặng.
2. Tròng kính có thiết kế đặc biệt
1 số dòng tròng kính được chứng minh có tác dụng kiểm soát tiến triển cận thị lên tới 30% và đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Kính đa tròng hạn chế tăng cận được nghiên cứu và sản xuất từ các thương hiệu lâu đời và nổi tiếng như: Carl Zeiss (Đức), EssilorLoxotica (Pháp), Hoya (Nhật Bản)….
Công nghệ này vẫn đang được nghiên cứu và phát triển rộng rãi hơn trên toàn cầu.
3. Kính áp tròng mềm đa tiêu
- Kính áp tròng mềm đa tiêu có khả năng hạn chế tăng độ cận từ 30-38%. Kính được thiết kế đảm bảo trẻ có thể nhìn rõ ở mọi khoảng cách và mắt không phải điều tiết quá nhiều.
- Các nhà nghiên cứu từ New Zealand, Trung Quốc, Hoa Kỳ đã chúng mình rằng kính áp tròng mềm đa tiêu có tiềm năng làm giảm độ tiến triến cận thị cao. Phương pháp này cần có thêm các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng để cho kết quả tốt hơn.
4. Thuốc kiểm soát tốc độ tăng cận Atropin kết hợp kính gọng
Thuốc nhỏ mắt Atropin được sử dụng để kiểm soát trẻ mắc tiền cận thị và cận thị nguy cơ tiến triển với hiệu quả tới 70%.
- Thuốc Atropin tại Việt Nam có nhiều nồng độ sử dụng để điều trị cận thị như 0.05%, 0.025%, 0.01%.
và tốt hơn khi kết hợp cùng các phương pháp khác.
- Hiện nay các nghiên cứu cho thấy rằng thuốc Atropin nồng độ thấp có thể sử dụng lâu dài và không để lại các tác dụng phụ về toàn thân. Tuy nhiên người sử dụng thuốc cần được theo dõi và dùng theo liều chỉ định của bác sĩ.
Tùy thuộc vào từng cơ địa cá thể và độ cận mắc phải, trẻ em sẽ cần phối hợp các phương pháp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Ortho k cần lưu ý những gì?
1. Chỉ đeo kính khi đi lúc ngủ
Dưới sự tác động của mi mắt, kính Ortho-K làm phẳng giác mạc để bạn có tầm nhìn rõ vào ban ngày. Chính vì vậy kính chỉ đeo trong lúc ngủ.
2. Một số ít có một số triệu chứng như khô mắt, đỏ mắt.
Kính áp tròng đeo ban đêm có thể gây ra một số kích ứng của mắt như:
- Chảy nước mắt, cộm vướng, đỏ mắt
- Khô mắt, nhạy cảm với ánh sáng
- Xước hoặc viêm giác mạc
Cách phòng tránh tốt nhất các triệu chứng trên là bạn cần tuân thủ lịch tái khám, hướng dẫn sử dụng và bảo quản kính Ortho-K của bác sĩ. Nếu bạn gặp phải các vấn đề trên cần liên hệ ngay với các bác sĩ điều trị để được hỗ trợ.
3. Kính Ortho-K điều trị cận thị tạm thời
Khi ngưng kính Ortho-K thì giác mạc phục hồi và độ cận sẽ trở lại và vẫn có thể thực hiện phương pháp phẫu thuộc do độ dày giác mạc không thay đổi.
4. Thăm khám mắt theo lịch hẹn
Bạn cần tuân thủ theo lịch tái khám bác sĩ hẹn để theo dõi tình trạng giác mạc. Thời gian tái khám từ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng.
Bạn cần chọn những cơ sở, phòng khám mắt uy tín để lựa chọn phương pháp điều trị cận thị phù hợp và tốt nhất. Nếu cần tư vấn thêm về kính Ortho-K và các phương pháp điều trị cận thị, hãy liên hệ với Phòng khám Mắt trẻ em vivision kid để được giải đáp chi tiết và nhanh chóng.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: