Nguyên nhân đau mắt đỏ do đâu khiến bệnh nặng hơn?
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là bệnh lý thường gặp tại mắt, tình trạng này có thể nặng hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tìm hiểu các nguyên nhân đau mắt đỏ và những chú ý khi bị đau mắt đỏ qua bài viết dưới đây!
1. Đau mắt đỏ là bệnh gì?
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là tình trạng viêm ở màng lót mí mắt và lòng trắng – kết mạc, hình thành bởi các tác nhân chính: Vi khuẩn, virus hay các phản ứng do dị ứng. Bệnh có đặc trưng là gây đỏ tại mắt, dó đó thường được gọi là đau mắt đỏ.
Thời gian ủ bệnh, giai đoạn phát bệnh, và quá trình khỏi bệnh của đau mắt đỏ có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể:
- Thời gian ủ bệnh: Thường mất khoảng vài ngày tới 1 tuần từ thời điểm tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh cho đến khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng
- Giai đoạn phát bệnh: Trong giai đoạn này, các triệu chứng khó chịu tại mắt như đỏ mắt, chảy nước mắt, sưng mi, cộm ngứa,… hình thành do phản ứng viêm
- Khỏi bệnh: Thời gian khỏi bệnh có thể sau một vài tuần nếu được điều trị kịp thời và tuân thủ chặt chẽ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Các giai đoạn có thể khác nhau ở mỗi trường hợp mắc bệnh tùy từng nguyên nhân gây bệnh và đặc điểm cơ địa, đáp ứng của mỗi người.
2. Nguyên nhân đau mắt đỏ do đâu?
Đau mắt đỏ có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là các nguyên nhân gây đau mắt đỏ thường gặp:
- Do vi khuẩn: Một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu và Haemophilus influenzae, có thể gây nhiễm trùng kết mạc, dẫn đến đau mắt đỏ
- Do virus : Các loại virus thường gây đau ra tình trạng mắt đỏ như adenovirus, herpes simplex virus, virus cúm. Đau mắt đỏ do virus là nguyên nhân khiến lây lan bệnh nhiều
- Do dị ứng : Tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi, hoặc chất hóa học có thể kích thích phản ứng dị ứng và gây đau mắt đỏ
- Ngoài ra khói, bụi, chấn thương, sử dụng kính áp tròng, các thuốc mắt không rõ nguồn gốc cũng có thể là nguyên nhân hình thành đau mắt đỏ.
Tình trạng đau mắt đỏ có nhiều mức độ khác nhau từ nặng đến nhẹ, một số yếu tố có thể làm cho bệnh trở nên nặng hơn :
- Nhiễm trùng nặng: Nếu nhiễm trùng mắt được gây ra bởi một loại vi khuẩn hoặc virus mạnh, nó có thể dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ nặng hơn
- Phản ứng dị ứng nặng: Nếu phản ứng dị ứng mắt được kích thích bởi một chất gây dị ứng mạnh mẽ, tình trạng đau mắt đỏ có thể trở nên nặng hơn và kéo dài thời gian
- Thiếu điều trị hoặc tự điều trị không đúng: Không điều trị hoặc tự y áp dụng các biện pháp điều trị không đúng cách có thể làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc không duy trì vệ sinh mắt có thể làm tăng mức độ nặng của tình trạng
- Chấn thương hoặc tổn thương mắt: Chấn thương mắt hoặc tổn thương có thể gây ra đau mắt đỏ và nếu không được chăm sóc kịp thời, tình trạng có thể trở nên nặng hơn
- Có các bệnh lý khác tại mắt : Nếu tình trạng đau mắt đỏ liên quan đến các bệnh lý khác tại mắt (VD viêm màng bồ đào, viêm mống mắt, viêm hắc võng mạc,..) thì có thể trở nên nặng hơn do tác động của bệnh lý này.
3. Vệ sinh mắt như thế nào khi bị đau mắt đỏ ?
Khi bạn bị đau mắt đỏ, việc duy trì vệ sinh là rất quan trọng để giảm mức độ kích thích và hỗ trợ quá trình điều trị viêm. Dưới đây là một số biện pháp vệ sinh mắt bạn có thể tham khảo và thực hiện:
- Rửa tay trước và sau khi chạm vào mắt: Luôn luôn rửa tay thật sạch với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi chạm vào mắt hay thực hiện bất kỳ quy trình chăm sóc nào
- Tránh chạm vào mắt: Hạn chế chạm vào mắt bằng tay và tránh những hành động như cọ mắt hay dụi mắt. Điều này giúp ngăn chặn sự kích thích và lây truyền các tác nhân nhiễm trùng
- Sử dụng khăn sạch: Dùng khăn sạch và mềm để lau mắt nhẹ nhàng, có thể sử dụng bông tẩy trang hoặc khăn dùng 1 lần, tránh sử dụng chung với người khác. Đảm bảo luôn sử dụng khăn sạch mỗi lần vệ sinh
- Tránh sử trang điểm hoặc đeo kính áp tròng khi có viêm: Tạm ngưng sử dụng mỹ phẩm như mascara hoặc kính áp tròng, để tránh làm tổn thương mắt và tăng kích thích mắt
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân : Tránh chia sẻ vật dụng cá nhân như khăn, thuốc nhỏ mắt, hoặc mỹ phẩm với người khác để ngăn chặn lây nhiễm bệnh.
4. Đến gặp bác sĩ khi có những triệu chứng sau là quá muộn
Nhiều trường hợp chủ quan, không đi thăm khám sớm, dẫn đến tình trạng viêm nặng hơn. Một số trường hợp thăm khám muộn, thường đến với những triệu chứng như:
- Đau nhức nhiều, liên tục e chảy nước mắt, khó mở mắt
- Mi mắt sưng, nề
- Đỏ mắt, có chảy máu trong mắt/ dịch hồng chảy ra ở mắt
- Nhìn mờ
- Nhạy cảm với ánh sáng, sợ ánh sáng.
Những hợp thăm khám muộn, khi tình trạng viêm nặng hơn, ảnh hưởng sang các bộ phận khác của mắt như mi mắt, giác mạc, thể thủy tinh. Việc điều trị sẽ khó khăn và cần nhiều thời gian hơn, một số biến chứng gây tình trạng mờ mắt có thể không phục hồi.
Đăng ký ngay lịch khám mắt tại Trung tâm mắt trẻ em vivision kid!
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.