Chú ý 1 số cách chữa lẹo mắt nguy hiểm tại nhà

Khởi phát đột ngột, nặng hơn sau vài ngày, đau âm ỉ, đau khi chạm vào kèm theo cục sưng đỏ mi trên, mi dưới là những dấu hiệu đặc trưng của lẹo mắt. Điều trị lẹo mắt rất đơn giản, tuy nhiên tự chữa lẹo tại nhà có thể dẫn đến những nguy hiểm cho mắt.

Tại sao cần điều trị lẹo mắt?

Bị lẹo mắt không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng không vì thế mà chủ quan, coi thường vì lẹo mắt cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe đôi mắt của bạn như: 

  • Viêm nhiễm lan rộng: Nếu không được điều trị, lẹo mắt có thể lan rộng, gây viêm nhiễm rộng hơn và lan sang các khu vực khác xung quanh mắt.
  • Đau và sưng kéo dài: Trong một số trường hợp, lẹo mắt có thể gây đau và sưng kéo dài hơn so với thời gian thông thường.
  • Tạo thành áp xe nang lông mi: Nếu nang lông mi bị bít tắc hoặc bị áp xe do viêm nhiễm, có thể hình thành một khối u nhỏ gọi là chắp mắt.
  • Viêm nhiễm lan vào các cấu trúc khác: Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, có thể lan sang các cấu trúc khác gần mắt như bờ mi, kết mạc hoặc giác mạc.
  • Mất thị lực: Mặc dù hiếm, nhưng viêm nhiễm nặng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến thị lực.
hinh-anh-leo-mat-o-tre-em

Hình ảnh lẹo mắt ở trẻ em

Cách chữa lẹo mắt nguy hiểm tại nhà

Chúng ta có thể được nghe dân gian truyền miệng rất nhiều những cách chữa lẹo mắt tại nhà vô cùng đơn giản. Nhưng khi lựa chọn sai cách chữa trị có thể làm tình trạng lẹo mắt ngày càng nghiêm trọng và có thể gây ảnh hưởng đến các vùng khác của mắt.

Xông lá trầu không

Hình ảnh lá trầu không

Hình ảnh lá trầu không

Theo dân gian, lá trầu không đun lên/hãm lấy nước có thể dùng để xông mắt là một phương pháp hữu ích có thể dùng để chữa lẹo mắt tại nhà mà ít tốn kém. Tuy nhiên việc dùng lá trầu không để xông mắt có thể đi kèm nhiều rủi ro như: bỏng rát vùng mắt, nặng hơn tình trạng nhiễm trùng do nước lá trầu không dính vào mắt. Đặc biệt khi lá cây chưa được vệ sinh sạch sẽ, an toàn.

Đắp nước nghệ

Nghệ được biết đến là một những thành phần phổ biến trong các loại sản phẩm giúp mờ sẹo trị thâm. Bên cạnh đó nghệ còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm khá cao nên nghệ cũng là một lựa chọn khá thường thấy cho việc chữa lẹo mắt tại nhà.

Nghệ tươi rửa sạch rồi giã nhuyễn pha với nước thành hỗn hợp sệt rồi dùng để đắp lên mắt. Phương pháp này khá rủi ro khi chúng ta không kiểm soát được khi nước nghệ dính vào mắt và không được rửa sạch tại nhà dẫn đến viêm nhiều hơn.

su-dung-nghe-chua-leo-mat-tai-nha

Sử dụng nghệ chữa lẹo mắt tại nhà

Dùng đũa cả

Dùng đũa cả hơ nóng rồi chườm lên vùng mi mắt bị lẹo cũng là một phương pháp chữa lẹo mắt tại nhà rất thường thấy của các bà các mẹ nội trợ trong gia đình mà không hề tốn kém chi phí.

Phương pháp này có thể có hiệu quả với một số trường hợp để giảm sưng vùng mi mắt. Nhưng nó cũng có thể gây nguy hiểm cho người bị lẹo mắt do rất dễ bị bỏng vùng da mi.

dua-ca-de-tri-leo-mat

Đũa cả để trị lẹo mắt

Trị lẹo mắt tại nhà bằng trứng gà

Trứng gà luộc chín, bóc vỏ rồi dùng để lăn đều lên vùng mắt bị sưng đến khi nguội nhằm chữa lẹo mắt. Cách này có thể giúp cho mắt của bạn giảm sưng. Nhưng nên cẩn trọng khi sử dụng phương pháp này tại nhà, khi trứng quá nóng có thể làm tổn thương mắt của bạn.

dung-trung-luoc-de-tri-leo-mat

Dùng trứng luộc để trị lẹo mắt

Ngoài những phương pháp chữa trị lẹo mắt tại nhà như trên, chúng ta có thể kể đến một số pháp khác để trị lẹo mắt như: chườm mắt bằng nha đam, lá ổi hay trà túi lọc…. 

Tuy nhiên đây đều là những phương pháp chữa trị dân gian truyền miệng chưa được kiểm chứng bằng khoa học, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chính đôi mắt của bạn. Không nên tự ý sử dụng các phương pháp này tại nhà để phòng những rủi ro chúng có thể mang lại khi điều trị lẹo mắt.

Ngoài ra còn một số phương pháp chữa lẹo mắt tại nhà khác như:

  • Chườm ấm bằng khăn ấm, túi chườm ấm, miếng chườm ấm đảm bảo an toàn vệ sinh tại nhà. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại túi, miếng chườm ấm an toàn, tiện lợi có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị lẹo mắt.
  • Nên chườm ấm mắt từ 2-3 lần/ngày, mỗi lần trong khoảng 10 phút, duy trì nhiệt độ ổn định từ 4-50 độ C giúp giảm sưng, tiêu viêm khi bị lẹo mắt.
  • Chú ý: Cần ngừng sử dụng các loại mỹ phẩm tại mắt khi xuất hiện tình trạng lẹo. Thay thế các loại mỹ phẩm khác.

Lưu ý khi điều trị lẹo mắt

Trong thời gian mắc lẹo mắt, cần lưu ý một số điều sau:

  • Không tự ý nặn hay bóp lẹo.

Tự ý nặn hoặc bóp lẹo để lấy sạch mủ ra ngoài dễ làm lan rộng tổn thương, ảnh hưởng đến mô xung quanh dẫn đến lẹo dai dẳng, khó chữa và hay tái phát.

  • Hạn chế tối đa đeo kính áp tròng, trang điểm cho mắt.

Đeo kính áp tròng không vệ sinh hoặc không rửa tay sạch trước khi đeo có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào khu vực mô đang viêm khiến tình trạng lẹo nghiêm trọng hơn. Do đó cần hạn chế đeo kính áp tròng và vệ sinh sạch kính trước khi đeo.

Trang điểm và không tẩy trang giúp cho vi khuẩn phát triển dẫn đến lẹo mắt nặng lên và lâu lành. Ngừng trang điểm cho đến khi lẹo khỏi hoàn toàn.

  • Không đưa tay lên dụi mắt

Không đưa tay dụi, chà xát lên vùng mắt vì có thể gây tổn thương mô mắt, kích ứng mắt và vô tình đưa vi khuẩn xâm nhập sang nhiều vùng mắt khác và cả mắt bên kia.

  • Vệ sinh sạch sẽ vết lẹo

Vệ sinh vùng mắt bị lẹo bằng nước muối ấm hoặc khăn sạch giúp rửa sạch dịch tiết, mủ tích tụ và hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm vi khuẩn.

  • Rửa tay thường xuyên 

Rửa tay thường xuyên trước khi nhỏ thuốc trị lẹo mắt và không chạm tay vào mắt đặc biệt khi chăm sóc cho người đang bị lẹo mắt.

Cách phòng tránh bị lẹo mắt

Để phòng tránh lẹo mắt cần thực hiện các phương pháp sau:

  • Không chạm tay lên mắt tránh gây kích ứng mắt và làm nhiễm trùng lan rộng.
  • Đeo kính để bảo vệ mắt khi tiếp xúc với khói bụi và tia UV.
  • Tẩy trang sạch khi trang điểm mắt.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác như khăn tắm, khăn lau mặt hoặc đồ trang điểm mắt.
  • Rửa tay thường xuyên và tránh đưa tay lên dụi mắt.
  • Điều trị tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng mắt kịp thời để tránh lây lan vi khuẩn sang các tuyến dầu của mí mắt.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

Lời khuyên

Lẹo mắt là loại bệnh khá phổ biến, dễ mắc phải và không khó để điều trị. Tuy nhiên khi chữa lẹo mắt sai cách cũng có thể dẫn đến biến chứng như: viêm hốc mắt trước vách nếu nhiễm trùng lan rộng ở mi trên và mi dưới. Khi thấy các dấu hiệu của lẹo mắt, cần đi khám mắt để được hướng dẫn điều trị phù hợp. Không nên tự ý sử dụng thuốc tra tại mắt cũng như các phương pháp dân gian, truyền miệng để chữa lẹo mắt tại nhà để đảm bảo an toàn cho đôi mắt của chúng ta.

Bac-si-Chau-dang-kham-dau-mat-do-cho-benh-nhan

Bác sĩ Châu khám bệnh cho bệnh nhân

Lời khuyên: 

Mặc dù có nhiều cách chữa lẹo tại nhà đơn giản nhưng nếu không điều trị đúng có thể gây ra tình trạng viêm hốc mắt, nhiễm trùng lan rộng. Vậy nên khi có các biểu hiện bất thường, tốt hơn hết bạn nên đi khám để được tư vấn và tìm ra cách điều trị lẹo hợp lý, giúp mắt khỏi nhanh và phòng ngừa các nguy cơ tổn hại nặng cho mắt.

Đặt lịch ngay với hotline 0334.141.213 để các chuyên gia tư vấn giúp bạn về các cách chữa lẹo tại vivision kid nhé.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

cách chữa lẹo

chích lẹo

lẹo mắt

nhiễm trùng mắt