Đau mắt đỏ và top 3 việc không nên làm
Đau mắt đỏ là bệnh khá phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Nó không phải một bệnh nguy hiểm nhưng có khả năng lây lan rất nhanh. Để tránh diễn biến trở nặng và để lại hậu quả khôn lường cần chú ý những việc không nên làm khi mắc đau mắt đỏ.
1. Biến chứng đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là tình trạng viêm của mắt do nhiều tác nhân gây ra như virus, vi khuẩn hoặc các tác nhân dị ứng.Khi bị đau mắt đỏ, phần kết mạc (màng mỏng trong suốt bao phủ phía trên phần lòng trắng và lót phía dưới phần mi trên và mi dưới) bị đỏ lên.
Vào khoảng thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm cao là một trong những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển mạnh, từ đó khiến bệnh đau mắt đỏ lây lan và trở nên phổ biến hơn.
Khi mắc đau mắt đỏ thường thấy các triệu chứng như:
- Sưng nề mi mắt
- Đỏ mắt
- Cộm, đau nhức mắt
- Chảy nhiều nước mắt
- Nhiều dịch tiết, ghèn dử mắt (thường có màu xanh vàng, dính hai mi mắt khi mới ngủ dậy)
- Giảm thị lực
Các triệu chứng trên ban đầu xuất hiện ở một mắt, sau đó có thể lây sang cả hai mắt. Khi mắc bệnh đau mắt đỏ, chúng ta thường có cảm giác ngứa, cộm mắt như có dị vật ở trong mắt. Việc day, dụi mắt có thể làm đỡ ngứa hơn, dễ chịu hơn nhưng gây ra sự kích ứng mắt hơn, dẫn đến mắt càng ngày càng đỏ hơn. Ngoài ra day dụi mắt nhiều có thể khiến trợt biểu mô giác mạc, tạo điều kiện vi khuẩn tấn công, bội nhiễm gây loét giác mạc.
Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ nếu không được thăm khám, chẩn đoán, điều trị theo phác đồ phù hợp có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: viêm giác mạc chấm nông, loét giác mạc, sẹo giác mạc.. có thể giảm thị lực vĩnh viễn.
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc khi trở nặng có thể xuất hiện giả mạc (lớp màng trắng đục ở phần phía trong mi mắt, có thể thấy khi lật mi). Lớp giả mạc này làm cản trở quá trình hấp thu thuốc khi điều trị bệnh, nếu không bóc lớp giả mạc này khiến tình trạng ngày càng tiến triển nặng hơn. Khi bóc giả mạc có thể khiến mắt chảy máu và sưng hơn, điều này không cần quá lo lắng, triệu chứng sẽ giảm dần trong vài ngày tới khi thuốc có thể ngấm vào mắt.
2. Ba việc không nên làm khi mắc đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là bệnh lành tính, nhưng cũng không nên chủ quan, chúng ta cần chú ý những việc không nên làm khi bị đau mắt đỏ để tránh lây lan và trở nặng bệnh.
2.1. Yếu tố vệ sinh, tập trung nơi đông người
- Day dụi mắt, chạm tay bẩn lên mắt.
- Bỏ bông, băng bừa bãi sau khi rửa mắt làm các dịch tiết dính vào cá khu vực xung quanh hoặc người khác chạm vào.
- Dùng chung khăn tắm, khăn mặt, chăn gối, ga giường với người khác.
- Tập trung, tiếp xúc nơi đông người.
- Không đeo khẩu trang khi ho, nói chuyện với khoảng cách gần với người đối diện.
2.2. Yếu tố niềm tin
Áp dụng các bài thuốc dân gian truyền miệng như xông lá trầu không, đắp lá diếp cá lên mắt, nhỏ sữa mẹ vào mắt… Những bài thuốc không có cơ sở khoa học đó có thể làm bỏng giác mạc, để lại những hậu quả khôn lường.
Tin những đơn thuốc chia sẻ tràn lan trên mạng hoặc những kinh nghiệm của những người từng mắc.
Đau mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, mỗi nguyên nhân có phác đồ điều trị khác nhau. Cùng một nguyên nhân gây bệnh nhưng ở giai đoạn bệnh khác nhau cũng sẽ có kế hoạch điều trị khác nhau.
2.3. Yếu tố chủ quan
Người bệnh chủ quan, nghĩ rằng bệnh nhẹ nên tự ý điều trị tại nhà, mua thuốc tại các quầy thuốc gần nhà, không đi khám khi có các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ.
Tóm lại, bài viết trên có thể giúp chúng ta hiểu thêm được những việc không nên làm khi mắc đau mắt đỏ, từ đó suy ra được những việc nên làm để tránh không để bệnh trở nên nguy hiểm và để lại những di chứng. Khi thấy có bất kỳ những triệu chứng nào của bệnh, không được chủ quan, hãy đến những cơ sở y tế uy tín, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn để được thăm khám, chẩn đoán, và điều trị theo phác đồ.
vivision kid cam kết đảm bảo quy trình thăm khám- chẩn đoán-chăm sóc-theo dõi-tái khám cho bệnh nhân cùng các bác sĩ chuyên khoa mắt giàu kinh nghiệm tại các bệnh viện lớn. Hạn chế tối đa nhất những ảnh hưởng không mong muốn cho người bệnh!
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.