Nguyên nhân bị lẹo mắt ở trẻ nhỏ? Ba mẹ cần làm gì cho con nhanh khỏi
Nguyên nhân bị lẹo mắt ở trẻ liên quan đến hệ miễn dịch yếu và chăm sóc kém, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt là ở độ tuổi mầm non. Ba mẹ cần chú ý đến vệ sinh và chăm sóc mắt để giảm nguy cơ lẹo và con nhanh chóng khỏi bệnh.
Nguyên nhân bị lẹo mắt ở trẻ nhỏ
Lẹo mắt là tình trạng nhiễm khuẩn bờ mi cấp tính gây sưng đỏ, phù, đau nhức xung quanh bờ mi mắt. Có ba dạng bị lẹo mắt:
- Lẹo ngoài: Xuất hiện khi lẹo mọc tại bờ lông mi
- Lẹo trong: Thường do nhiễm trùng tắc nghẽn tuyến meibomian ở trong mi mắt. Tuyến có cả ở mi trên và mi dưới của mắt với chức năng tiết ra lớp mỡ giúp làm trơn và ẩm bề mặt mắt
- Đa lẹo: Lẹo nhiều vị trí, trong và ngoài mi trên và mi dưới, ở một hoặc hai mắt.
Bị lẹo mắt do vi khuẩn
Là nguyên nhân chính nhất, thường do tắc nghẽn của tuyến bã nhờn (Zeis) hoặc tuyến mồ hôi (Moll) ở mí mắt ngoài hoặc tuyến meibomian ở mí mắt trong tạo môi trường cho tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) phát triển. Biểu hiện thường là sưng đỏ, đau nhức và có mụn mủ.
Lẹo có thể lây qua đường dịch tiết trực tiếp từ ổ lẹo, nơi mà vi khuẩn phát triển mạnh
Cần tránh rạch hay làm mỡ ổ mủ khiến vi khuẩn trong ổ lẹo lây lan. Vì vậy, cần dạy trẻ trong thời gian bị lẹo mắt tránh tiếp xúc gần với các bạn học và tránh tiếp xúc gần với các bạn đang bị lẹo mắt.
Trẻ nhỏ có nhiều nguy cơ lây nhiễm từ các nguồn khác nhau
- Do lây nhiễm từ dịch tiết của ba mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp bị lên lẹo
- Do khi vệ sinh mắt cho bé ba mẹ đã không vệ sinh tay sạch sẽ vô tình để vi khuẩn lây nhiễm sang mắt con
- Do khi học tập trên lớp dùng chung khăn lau mặt với các bạn bị lẹo trên lớp….
- Do trẻ dụi mắt nhiều mà ba mẹ không dạy thói quen rửa tay cho trẻ, nhất là trong khi nghịch bẩn hoặc chơi đồ chơi không được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
Trẻ nhỏ có dễ bị lẹo mắt hơn người lớn hay không?
Trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện cơ quan, hệ miễn dịch chưa tốt bằng người lớn, cùng thêm môi trường học đường nhiều nguồn bệnh, dễ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khiến cho trẻ dễ bị lẹo mắt.
Một số yếu tố nguy cơ góp phần vào nguyên nhân bị lẹo mắt ở trẻ:
- Trẻ đang bị ốm, cùng tình trạng dinh dưỡng không tốt khiến hệ miễn dịch suy giảm
- Trẻ bị các bệnh lý suy yếu hệ tự miễn toàn thân, hoặc do phải dùng đến các thuốc gây suy giảm hệ miễn dịch toàn thân, trong đó có mắt.
- Trẻ đang có bệnh lý viêm nhiễm khác tại mắt, thêm các vấn đề về vệ sinh mắt chưa phù hợp khiến cho vi khuẩn có thời cơ sinh sôi và phát triển gây lẹo.
Ba mẹ cần làm gì để con nhanh khỏi khi bị lẹo mắt?
Khi thấy có con có triệu chứng sưng đỏ, đau, phù quanh hai bờ mi mắt hoặc các triệu chứng viêm nhiễm ở mắt khác nên đưa con đi thăm khám bác sĩ. Ba mẹ chú ý chọn cơ sở bệnh viện hoặc phòng khám mắt uy tín, được các bác sĩ chuyên khoa mắt giàu kinh nghiệm kê đơn thuốc đúng với tình trạng bệnh của bé.
Đặc biệt, các dấu hiệu sau cần đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Lẹo mắt trở nên nặng hơn, sưng, đau nhiều
- Chảy máu từ vị trí lẹo
- Ảnh hưởng đến thị lực: nhìn mờ hơn, khó nhìn
- Ảnh hưởng đến tầm nhìn: lẹo mắt quá to che khuất tầm nhìn của mắt, khiến trẻ không thể mở mắt bình thường được.
- Đi kèm theo triệu chứng viêm hoặc mẩn đỏ ở các bộ phận khác trên không mặt.
- Trẻ có bệnh lý hoặc dùng thuốc khiến cho hệ miễn dịch yếu.
Lẹo mắt có thể tự điều trị tại nhà nếu ổ mủ khu trú và không có các vấn đề khác kèm theo. Dưới đây là một số biện pháp giúp ba mẹ chăm sóc con bị lẹo mắt:
- Ba mẹ cần quan tâm vệ sinh mắt cho con hàng ngày bằng các miếng lau chuyên dụng hoặc đầu bông mềm thấm nước muối sinh lý.
- Bên cạnh đó, ba mẹ cần chườm ấm cho con đúng cách để con nhanh khỏi lẹo, đây là một trong những cách điều trị hiệu quả nhất. Dùng khăn sạch, ấm và đắp lên vùng bị lẹo trong tối đa 15 phút, mỗi ngày ba mẹ áp dụng phương pháp này 3-4 lần cho đến khi hết bị lẹo mắt.
- Có thể thay chườm ấm bằng khăn bằng chườm ấm bằng túi trà, với đặc tính kháng khuẩn của trà sẽ giúp cho mụn lẹo nhanh khỏi hơn.
- Ngoài ra, ba mẹ cần lưu ý dạy con rửa tay thường xuyên, tránh dụi tay vào mắt, đặc biệt khi tay bẩn làm tắc nghẽn các bã nhờn, tạo điều kiện cho lẹo mắt phát triển.
- Bên cạnh đó, cần lưu ý không được tự ý nặn, rạch lẹo mắt vì sẽ làm vỡ túi mủ, khiến vi khuẩn lây lan và nhiễm trùng các vị trí khác, khiến cho trẻ bị lẹo mắt lâu khỏi hơn. Tốt nhất là để lẹo mắt tự thoái triển một cách tự nhiên.
Nguyên nhân bị lẹo mắt ở trẻ nhỏ thường là vi khuẩn, nhưng bên cạnh đó là sự phối hợp các yếu tố nguy cơ giúp cho vi khuẩn có môi trường phát triển tốt. Việc xác định nguồn lây là cần thiết để tránh cho trẻ bị tái phát. Đồng thời, cần đưa con đi thăm bác sĩ để được đánh giá chính xác và tránh tự ý áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà, giúp trẻ khỏi bị lẹo mắt nhanh hơn và tránh biến chứng về sau.
Hãy chú ý đến vệ sinh và chăm sóc mắt cho con hàng ngày để giảm nguy cơ mắc lẹo. Ba mẹ hãy là những người được hướng dẫn chính xác và chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của con.
vivision kid tự hào là một cơ sở khám và điều trị mắt trẻ em hàng đầu, với đội ngũ bác sĩ với nhiều kinh nghiệm từ bệnh viện Mắt Trung Ương, giúp chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn ba mẹ chăm sóc trẻ không chỉ về vấn đề trẻ bị lẹo mắt mà còn các vấn đề khác của mắt một cách tốt nhất. Ba mẹ hãy cân nhắc đưa trẻ đến khám tại vivision kid nhé!
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: