3 nhóm nguyên nhân chính gây đau mắt thường gặp

 Đau mắt có thể là triệu chứng chung của rất nhiều bệnh lý bao gồm các bệnh lý kết-giác mạc, bệnh lý nội nhãn và cả các bệnh lý toàn thân. Đau mắt có thể gặp ở nhiều đối tượng cả người già và trẻ em, nhất là những người có hệ miễn dịch kém. 

1. Bệnh đau mắt là gì ?

Mọi thành phần của mắt đều có thể bị đau dẫn đến người bệnh cảm thấy đau nhức ở vùng trước-trong-sau hố mắt. Đau mắt là khi một hoặc hai mắt nhức nhối, khó chịu hoặc tiết dịch bất thường.

Ngoài những nguyên nhân bệnh lí gây tổn thương các thành phần của mắt, đau mắt còn do tiếp xúc với hoá chất, chất độc hại, tiếp xúc với ánh sáng mạnh hoặc ngồi lâu trước màn hình máy tính, điện thoại di động.

 Hinh-anh-benh-nhan-dau-mat

Hình ảnh bệnh nhân đau mắt

2. Ba nhóm nguyên nhân chính gây đau mắt.

Đau mắt đơn độc hoặc kèm theo những triệu chứng khác là dấu hiệu gợi ý bạn đang mắc một bệnh lý nào đó về mắt.

Có ba nhóm bệnh lý là nguyên nhân chính dẫn đến đau mắt trên bệnh nhân đó là các bệnh lý kết-giác mạc, bệnh lý nội nhãnbệnh lý toàn thân. Các bệnh lý trên đều nguy hiểm và cấp tính, cần được thăm khám, theo dõi và tái khám chặt chẽ.

2.1. Bệnh lý kết-giác mạc

Vì là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên các bệnh lý kết-giác mạc chiếm tỷ lệ khá cao, phải kể đến như:

  •    Viêm kết mạc: Hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là đau mắt đỏ. Là tình trạng viêm, nhiễm trùng ở kết mạc, mí mắt với triệu chứng nổi bật là đỏ mắt, sưng nề, đau chói, cảm giác cộm trong mắt như có dị vật, xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Bệnh chủ yếu do nguyên nhân virus, thường kéo dài trung bình 7-14 ngày.
  •  Viêm, loét giác mạc: Giác mạc là phần mô trong suốt nằm ở 1/6 phía trước của mắt, cho phép ánh sáng xuyên qua, là bộ phận dễ tổn thương nhất của mắt. Ở trạng thái bình thường giác mạc lành lặn để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong mắt. Viêm, loét giác mac xảy ra khi giác mạc bị trầy xước hoặc tổn thương hở dẫn đến vi khuẩn có thể theo đó xâm nhập sâu vào bên trong. Đây là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm vì những di chứng vĩnh viễn mà nó để lại như sẹo giác mạc, thủng giác mạc, di lệch mống mắt, teo nhãn cầu thậm chí là giảm hoặc mất thị lực.
  •     Dị vật giác mạc: Dị vật giác mạc là hiện tượng các vật thể bên ngoài môi trường như bụi, cát, sỏi, côn trùng hoặc những vật dụng nhỏ xung quanh ta rơi vào mắt làm tổn thương đến giác mạc của mắt. Tuỳ vào bản chất, kích thước dị vật và mức độ tổn thương giác mạc mà có những cách xử trí khác nhau. Việc tự ý xử lý dị vật giác mạc không đúng cách bằng dụi mắt hoặc cố đưa tay vào lấy dị vật có thể làm giác mạc trầy xước hoặc thủng giác mạc, dẫn đến nhiễm trùng và làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Hinh-anh-benh-ly-ket-giac-mac

Hình ảnh bệnh lý kết giác mạc

2.2 Bệnh lý nội nhãn

Bệnh lý nội nhãn là các bệnh lý của các mô nằm bên trong của mắt. Phần lớn nguyên nhân gây bệnh nội nhãn là do các tác nhân vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, các vi khuẩn gram âm,…

Một số trường hợp bệnh nội nhãn là do các tác nhân virus hoặc chấn thương gây nên.

  •     Viêm màng bồ đào: Màng bồ đào là nơi chứa nhiều mạch máu để nuôi dưỡng cho các cấu trúc của mắt.

Viêm màng bồ đào có thể là một phần hoặc toàn phần. Viêm màng bồ đào toàn phần rất nặng nề và gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn nhiều so với viêm màng bồ đào một phần.

Người bệnh cảm thấy giảm thị lực, hoặc nhìn thấy những đốm đen bất thường ở trước mắt. Viêm màng bồ đào có thể dẫn đến viêm dây thần kinh thị giác gây mất thị lực, mù một phần thậm chí là mù toàn bộ không hồi phục.

  •  Viêm nội nhãn: Viêm nội nhãn được chia làm hai loại là viêm nội nhãn nội sinh và viêm nội nhãn ngoại sinh.

Viêm nội nhãn ngoại sinh là do các tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài môi trường khác với nội sinh là do vi khuẩn di chuyển theo đường máu đến mắt từ các cơ quan khác trong cơ thể bị nhiễm khuẩn.

Viêm nội nhãn là một bệnh lý nhiễm khuẩn nặng nề cần được phát hiện và xử trí sớm.

  •    Glaucoma: Là bệnh thường được gọi với cái tên tăng nhãn áp hoặc thiên đầu thống. Glaucoma có hai dạng: glaucoma góc mở và glaucoma góc đóng. Bệnh rất nguy hiểm vì quá trình tiến triển bệnh âm thầm dẫn đến mất thị lực không hồi phục.
Hinh-anh-benh-ly-noi-nhan

Hình ảnh bệnh lý nội nhãn

2.3. Bệnh lý toàn thân

Không chỉ các bệnh lý ngay tại mắt mới gây ra đau mắt, các bệnh lý toàn thân cũng có thể “mượn” những triệu chứng ở mắt làm người bệnh lầm tưởng về tình trạng bệnh của bản thân mình. Nhóm các bệnh lý toàn thân gây triệu chứng đau mắt điển hình gồm có:

  •  Đau đầu/đau nửa đầu: Một số bệnh lý gây đau đầu kèm theo triệu chứng đau mắt. Cơn đau đầu kèm theo đau mắt với mức độ nhẹ và tần suất thấp có thể chưa phải tình trạng cấp cứu, nhưng nếu cơn đau kéo dài tăng dần về mức độ và thời gian thì là một dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cảnh báo bạn phải đến khám bác sĩ ngay.
  •  Viêm xoang: Là một bệnh lý rất phổ biến ở đất nước ta, đặc biệt là vào thời tiết hanh khô, chuyển mùa. Ngoài triệu chứng của cơ quan hô hấp, viêm xoang còn gây đau mắt với những cơn đau âm ỉ, gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
  •  Sốt cao/Sốt rét/Sốt xuất huyết: Sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể khi tiếp xúc với tác nhân lạ. Sốt trong các bệnh lý nhiễm trùng và không nhiễm trùng toàn thân đôi khi gây đau mắt. Trong những trường hợp như trên cần theo dõi sát đồng thời kết hợp với các triệu chứng khác để chẩn đoán bệnh một cách sớm nhất có thể.

Đau mắt là một triệu chứng có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý, việc định hướng nguyên nhân gây đau mắt đôi khi không hề đơn giản và người bệnh không thể tự làm tại nhà mà cần đến sự thăm khám, chẩn đoán từ các y bác sĩ.

Vì vậy hãy đi khám ngay khi tình trạng đau mắt của bạn không đỡ hoặc nặng dần lên để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất, đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp hoặc mắc các bệnh nguy hiểm.

vivision kid tự hào là một cơ sở khám và điều trị về mắt hàng đầu, với đội ngũ bác sĩ với nhiều kinh nghiệm từ bệnh viện Mắt Trung Ương, giúp chẩn đoán, điều trị và chăm sóc các vấn đề về mắt một cách tốt nhất.

Hãy cân nhắc lựa chọn vivision kid khi bạn cần một địa chỉ khám mắt uy tín nhé!

 

 

 

 

 

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.