Bé lên chắp ở mắt, ba mẹ cần làm gì cho con nhanh khỏi
Lên chắp mắt ở trẻ là một vấn đề thường xuyên được ba mẹ quan tâm. Bậc phụ huynh thường lo lắng và có rất nhiều thắc mắc về nguyên nhân, biểu hiện, và cách chăm sóc an toàn cho trẻ lên chắp ở mắt. Ba mẹ hãy cùng vivision kid tìm hiểu về bệnh chắp nhé!
Bé lên chắp ở mắt là do đâu?
Chắp mắt là nốt không đau, sưng đỏ xuất hiện ở mí mắt, thường hình thành ở mí mắt trên nhiều hơn. Trẻ bị chắp mắt thường do tắc nghẽn tuyến dầu (meibomian). Chắp mắt có thể tự khỏi không cần điều trị, nhưng cần lưu ý khi chắp mắt trở nên quá to gây ảnh hưởng tầm nhìn hoặc bị tái lại lần thứ 2 trở đi cần cho trẻ đi khám.
Chắp mắt và lẹo mắt nhìn bằng mắt thường khá giống nhau khiến cho nhiều ba mẹ nhầm lẫn. Thực ra, bản chất của chắp mắt là tắc nghẽn tuyến dầu, còn lẹo mắt là khi tuyến dầu bị nhiễm trùng gây sưng nóng, lên nốt nhọt ở mi mắt. Trẻ em thường bị lên lẹo mắt nhiều hơn lên chắp mắt.
Nguyên nhân bị chắp mắt?
Nguyên nhân bé lên chắp ở mắt là do sự tắc nghẽn tuyến dầu (meibomian), là các tuyến nhỏ tiết dầu nằm dọc theo mép mí mắt giúp bôi trơn bề mặt của mắt. Khi tuyến bị tắc nghẽn, dầu tích tụ trong tuyến tạo khối sưng đỏ ở mí mắt. Thường khối này sẽ thoái triển dần, xẹp xuống thành khối màu đỏ trên mi mắt hoặc khối màu xám dưới kết mạc mi.
Tình trạng viêm nhiễm mạn tính bờ mi dễ gây ra bệnh chắp mắt và khiến chắp dễ tái phát hơn. Chắp mắt còn bị ảnh hưởng bởi nội tiết khiến chất nhờn tiết ra nhiều hơn, dễ gây tắc nghẽn tuyến dầu. Vệ sinh mắt kém, tiếp xúc môi trường bụi bặm cũng làm tăng nguy cơ tắc nghẽn gây lên chắp ở trẻ. Một số trường hợp trẻ thiếu hụt hệ thống miễn dịch cùng IgE cao có thể gây lắng đọng tại tuyến dầu làm trẻ lên chắp ở mắt.
Lên chắp không lây nhiễm nhưng ba mẹ cũng cần phải lưu ý vệ sinh mắt cho con
Lên chắp không phải bệnh lý nhiễm trùng nên thường không lây nhiễm, tuy nhiên ba mẹ vẫn cần chú ý đặc biệt đến việc vệ sinh mắt cho trẻ:
- Luôn giữ cho tay và khu vực xung quanh mắt của trẻ luôn sạch sẽ, không cho trẻ chạm, dụi tay bẩn vào mắt
- Dùng dung dịch chuyên dụng để cho mắt hoặc nước muối sinh lý để rửa mắt hằng ngày cho trẻ
- Phải có đồ dùng vệ sinh cá nhân riêng, nhất là khăn mặt, không dùng chung để tránh lây nhiễm giữa trẻ và người thân trong gia đình.
- Chườm ấm mắt bằng băng chườm ấm hoặc khăn ấm với nhiệt độ vừa phải giúp hoà tan dần dầu thừa trong khối chắp của bé.
Chắp có thể gây nguy hiểm gì cho con
Chắp là bệnh lý tương đối lành tính đa số cha mẹ có thể điều trị cho con tại nhà
Chắp mắt thường tự khỏi trong vòng vài ngày, nhưng đôi khi kéo dài vài tháng, phụ thuộc vào độ tắc nghẽn tuyến dầu. Ba mẹ có thể dùng một số phương pháp an toàn tại nhà giúp làm tan dầu đọng trong nốt chắp khiến trẻ khỏi nhanh hơn.
Chắp mắt có thể nguy hiểm khi con đi kèm với một trong các triệu chứng sau
- Trẻ nhìn mờ nhiều, đột ngột không báo trước, do đè ép lên giác mạc gây giảm thị lực và loạn thị. Cần lưu ý không cố nặn chắp mắt vì có thể làm tình trạng nặng hơn.
- Trẻ cảm thấy nhức mắt theo cơn hoặc âm ỉ, cho chắp mắt lớn đè ép lên nhãn cầu làm tăng áp lực nhãn cầu.
- Đỏ mắt: mắt trẻ đỏ do chắp là yếu tố nguy cơ làm tăng kích ứng mắt
- Thấy chói mắt nhiều, sợ ánh sáng
- Đau đớn, chảy mủ nhiều do vi khuẩn thừa cơ xâm nhập gây viêm nhiễm vùng mắt.
Các dấu hiệu trên có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm mà ba mẹ dễ bỏ qua. Vì vậy, khi phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường cần cho trẻ đi khám sớm, để tránh những biến chứng và bội nhiễm gây đau đớn và ảnh hưởng về thị lực của trẻ sau này.
Ba mẹ cần làm gì để con nhanh khỏi khi bị lên chắp ở mắt
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho con
Đảm bảo rằng mắt của con được làm sạch hàng ngày bằng cách sử dụng gạc lau mắt chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý. Việc này giúp loại bỏ bụi bẩn, dịch, dầu thừa ở mắt, làm thông thoáng các tuyến ở mắt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Đảm bảo chườm ấm cho con nhanh khỏi
Sử dụng miếng chườm ấm ẩm để giúp giảm sưng và đau. Cần lưu ý nhiệt độ phù hợp để tránh làm bỏng, gây tổn thương vùng mắt của trẻ, vì lớp da vùng mắt rất mỏng. Khi da mắt tổn thương còn tạo cơ hội cho vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập gây ra các biến chứng và bệnh lý khác. Chườm nhẹ quanh mắt có thể giúp cải thiện sự thoải mái cho con và hỗ trợ quá trình chữa trị.
Đảm bảo cho bé chế độ dinh dưỡng cân bằng và chế độ sinh hoạt lành mạnh
Cung cấp cho con một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chứa nhiều loại thức ăn giàu vitamin A, C, và E, những chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường sức khỏe của mắt.
Đảm bảo con đủ giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi để hỗ trợ quá trình phục hồi và chữa trị.
Chắp mắt, mặc dù có thể là một bệnh lý lành tính, nhưng cũng có thể vô cùng nguy hiểm cho mắt đặc biệt là thị lực của trẻ. Sự quan tâm và chăm sóc đúng đắn từ phía ba mẹ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe mắt của con. Hãy chú ý đến dấu hiệu, duy trì vệ sinh và chế độ dinh dưỡng lành mạnh để giúp con phục hồi nhanh chóng và duy trì đôi mắt khỏe mạnh.
vivision kid tự hào là một cơ sở khám và điều trị mắt trẻ em hàng đầu, với đội ngũ bác sĩ dồi dào kinh nghiệm từ bệnh viện Mắt Trung Ương, giúp chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn ba mẹ chăm sóc an toàn khi bé lên chắp ở mắt và các vấn đề khác của mắt như các tật khúc xạ hay bệnh lý khác ở mắt một cách tốt nhất. Ba mẹ có thể đưa trẻ đến khám tại vivision kid nếu phát hiện con có bất kì triệu chứng nào bất thường của mắt nhé!
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: