Cách lựa chọn kính cận 10 độ mỏng, nhẹ?
Chiếc kính “dày như đít chai” đã không còn xa lạ với những người cận nặng. Cách lựa chọn kính cận 10 độ mỏng nhẹ là cực kỳ quan trọng, bởi chúng là sự thay thế hoàn hảo cho những loại tròng kính dày cộp thông thường.
1. Lựa chọn kính cận 10 độ với chiết suất cao
Tròng kính cận được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ để nén các thấu kính áp lại với nhau. Do đó, độ cận càng cao thì kính càng dày và nặng. Phương pháp duy nhất để giảm độ dày, nặng của tròng kính là chuyển sang dùng loại mắt kính với chiết suất cao.
Chiết suất của mắt kính là chỉ số khúc xạ đặc trưng cho khả năng bẻ cong ánh sáng của mắt kính. Vật liệu sản xuất mắt kính có chiết suất càng cao thì mức độ bẻ cong ánh sáng càng lớn. Việc lựa chọn vật liệu có chiết suất cao sẽ giúp cho mắt kính trở nên mỏng nhẹ hơn và độ chịu lực cũng tốt hơn. Đồng thời, loại vật liệu này vẫn đảm bảo được khả năng khúc xạ giống như mắt kính tạo bởi vật liệu chiết suất thấp.
- Tròng kính 1.50 là loại tròng với chiết suất tiêu chuẩn, tức là loại tròng dày nhất.
- Tròng kính 1.60 và 1.67 là các dòng có mức chiết suất cao hơn loại tròng 1.50, nghĩa là nó sẽ mỏng, trong hơn và khả năng chịu lực tốt hơn.
- Tròng kính 1.74 là dòng có chiết suất cao nhất hiện nay và nó được gọi là tròng kính với chiết suất hoàn hảo. Điểm nổi bật đó chính là độ siêu mỏng và nhẹ nhưng rất cứng cáp. Đồng thời, thiết kế đặc biệt của tròng kính 1.74 giúp mắt có khả năng nhìn một khoảng rộng hơn và không bị cong, méo hình khi nhìn xiên. Vì vậy, mắt kính có chiết suất cao 1.74 là hoàn toàn phù hợp cho việc lựa chọn kính cận 10 độ.
2. Lựa chọn gọng chất liệu nhẹ và mắt kính mỏng
Bên cạnh việc sử dụng mắt kính có chiết suất cao cho kính cận 10 độ, việc lựa chọn loại gọng có chất liệu phù hợp cũng rất quan trọng. Bởi vì tròng kính cận 10 độ có đặc điểm là dày và nặng hơn so với các mức độ cận nhẹ, hãy giảm thiểu độ nặng cho kính bằng cách chọn loại gọng có thiết kế nhỏ gọn và được làm từ chất liệu nhẹ.
Khi chọn gọng kính cận gọn nhẹ, bạn có thể dựa vào một số yếu tố cơ bản sau:
-
Chất liệu gọng kính
– Gọng nhựa: Ưu điểm lớn nhất của loại gọng này là gọng thường có trọng lượng nhẹ, không bị ăn mòn và có độ đàn hồi tốt. Vì vậy, đây là một loại chất liệu bạn nên cân nhắc khi đang tìm loại gọng thích hợp cho kính cận 10 độ.
– Gọng kim loại: Thường bền, chắc chắn, nhưng trọng lượng cao hơn so với chất liệu nhựa. Do đó, trước khi lựa chọn, bạn hãy đeo thử kỹ càng để đảm bảo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi sử dụng lâu dài.
-
Kiểu dáng gọng kính
Có nhiều loại kiểu dáng gọng khác nhau, về cơ bản gồm 3 loại sau: vành liền (nguyên khung), nửa viền (nửa khung), gọng khoan (không viền). Với kính cận 10 độ, bạn cần chọn gọng kính gọn nhẹ nhưng vẫn phải có kích thước vừa vặn với khuôn mặt, không to quá để giúp giảm trọng lượng kính nhưng cũng không nên quá nhỏ. Điều này giúp bạn tránh tình trạng gọng kính trượt lên, trượt xuống khi đi lại, hoạt động mạnh cũng như không bị nhức mỏi mắt khi đeo.
3. Lựa chọn mắt kính có tính năng bảo vệ mắt
Người bị cận thị thường phải đeo kính cận lâu dài. Vì vậy, để bảo vệ đôi mắt của bản, hãy lựa chọn mắt kính có lớp phủ ngăn tia UV và lọc ánh sáng xanh.
Tia UV (còn gọi là tia cực tím hay tia tử ngoại) là loại tia có bước sóng ngắn nhất, khi chiếu vào mắt có thể gây ra các tác hại cho mắt như: các tật khúc xạ (cận thị, loạn thị), đục thủy tinh thể hoặc thậm chí là ung thư mắt.
Ánh sáng xanh là ánh sáng phát ra từ màn hình điện thoại, ipad, máy tính, tivi,… và đặc biệt là từ mặt trời. Các nhà khoa học đã chứng minh khi chiếu ánh sáng xanh vào mắt có thể gây ra các tổn hại trực tiếp cho mắt như mỏi mắt, khô mắt, lão hoá mắt cũng như gây ảnh hưởng đến toàn cơ thể: rối loạn nhịp sinh học, mất ngủ, mệt mỏi kéo dài.
Lớp phủ trên mắt kính chống tia UV và lọc ánh sáng xanh có chức năng hấp thụ hoặc phản xạ các tia sáng có hại này nhằm bảo vệ mắt khi chúng ta sử dụng điện thoại, máy tính,… trong thời gian dài. Do đó, mắt kính có những tính năng bảo vệ mắt này là lựa chọn phù hợp cho người cận thị.
4. Những lưu ý khác
Nhiều người chia sẻ khi đi đo độ cận và thử kính ở các cửa hàng kính thường cảm thấy nhìn rõ, khá dễ chịu. Tuy nhiên, sau khi đeo kính đó về nhà thì nhìn không rõ như trước nữa. Mắt cảm giác bị nhức mỏi, nhìn nhòe, méo hình, khi đi lại thì bị choáng, chóng mặt, đau đầu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công việc học tập và sinh hoạt.
Nguyên nhân chính của tình trạng này có thể là do những người đo khúc xạ không chuyên thực hiện quy trình thăm khám không đúng, qua loa vội vàng, dẫn đến cắt kính bị lệch tâm mắt. Việc tiếp tục sử dụng kính cận lệch tâm trong thời gian dài sẽ dẫn đến hậu quả suy giảm thị lực, nhược thị. Đây là tình trạng bạn vẫn tiếp tục đeo kính nhưng thị lực sẽ không thể đạt được mức tốt nhất.
Trong trường hợp này, việc đầu tiên bạn cần làm là dừng sử dụng kính. Tiếp theo, bạn cần đến các cơ sở nhãn khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám đúng quy trình, kiểm tra mắt toàn diện nhất nhằm cắt kính đúng độ cận, xác định tâm kính chính xác và hướng dẫn chọn kính phù hợp với đôi mắt của bạn. Chỉ khi đeo một chiếc kính phù hợp mới giúp bạn nhìn rõ nét, cảm giác thoải mái, tự tin.
Trên đây, vivision kid đã chia sẻ với bạn một số thông tin hữu ích về cách lựa chọn một chiếc kính cận 10 độ mỏng, nhẹ, phù hợp với đôi mắt của bạn để mang lại cảm giác thoải mái nhất khi sử dụng. Ngoài ra, hãy lựa chọn mắt kính có tính năng bảo vệ mắt cũng như nắm rõ các nguy cơ khi đeo kính lệch tâm để có hướng xử lý đúng đắn nhất.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.