Không cận có nên đeo kính chống ánh sáng xanh không?
Hiện nay, thời gian tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử ngày càng gia tăng. Điều này gây những hậu quả gì cho mắt? Thực tế khi không cận có nên đeo kính chống ánh sáng xanh không? Cùng vivision kid giải đáp thắc mắc này nhé!
1. Ánh sáng xanh có ở đâu?
Ánh sáng xanh là dải ánh sáng có bước sóng trong khoảng từ 380 nanomet (nm) đến 500 nanomet (nm), mang năng lượng cao và thuộc dải ánh sáng mắt thường có thể nhìn thấy được.
Ánh sáng xanh được chia thành 2 loại như sau:
- Ánh sáng xanh tím: Có bước sóng 380 nanomet (nm) đến 455 nanomet (nm). Loại này gây các tác hại cho mắt như: gây khô mắt, mỏi mắt, thoái hóa hoàng điểm tuổi già,…
- Ánh sáng xanh ngọc: Có bước sóng 460 nanomet (nm) đến 500 nanomet (nm). Loại này có lợi cho mắt.
Vậy, ánh sáng xanh từ đâu mà có? Đây là loại ánh sáng xuất hiện từ 2 nguồn sau đây:
- Nguồn sáng tự nhiên: phát ra duy nhất từ ánh sáng mặt trời
- Nguồn sáng nhân tạo: phát ra từ các thiết bị điện tử như: điện thoại di động, ipad, tivi, máy tính, và các thiết bị điện tử khác.
2. Ánh sáng xanh có lợi hay có hại?
Về mặt khoa học, các chuyên gia đã chứng minh rằng: ánh sáng xanh có cả mặt lợi và mặt hại.
2.1. Lợi ích của ánh sáng xanh
Trên thực tế, không phải tất cả ánh sáng xanh đều gây những hiểm họa cho cơ thể con người. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tiếp xúc với ánh sáng xanh cũng có một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:
- Tăng cường khả năng tỉnh táo cho cơ thể, tăng hiệu suất làm việc
- Kích thích bộ não của con người phát triển
- Nâng cao nhận thức, khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ
- Duy trì sự ổn định đồng hồ sinh học của cơ thể: ánh sáng xanh từ nguồn sáng mặt trời báo hiệu cho chúng ta khoảng thời gian cần làm việc hay nghỉ ngơi. Khi trời tối không còn tín hiệu này, cơ thể cần được nghỉ ngơi
- Cải thiện tình trạng tâm sinh lý, giúp tinh thần thoải mái hơn
- Cải thiện một vài vấn đề ở da như: mụn trứng cá, giúp trẻ hóa làn da,….
2.2. Tác hại của ánh sáng xanh
Bên cạnh những tác dụng có lợi đã nêu trên, việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh, đặc biệt từ các thiết bị kỹ thuật số đã gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới mắt và tới toàn cơ thể như sau:
- Mỏi mắt, khô mắt: Màn hình điện thoại, máy tính cũng như các thiết bị điện tử khác phát ra ánh sáng xanh có khả năng gây giảm độ tương phản khi nhìn. Từ đó, mắt bị căng thẳng, dẫn đến tình trạng mỏi mắt, nhức mắt. Ngoài ra, nguồn ánh sáng xanh này cũng làm khô mắt do tần số chớp mắt giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến lớp phim nước mắt.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già: Khi tiếp xúc liên tục với ánh sáng xanh, chủ yếu từ các màn hình thiết bị điện tử có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa hoàng điểm. Bởi vì loại ánh sáng này gây tác động xấu, làm hỏng các tế bào rất nhạy cảm với nguồn ánh sáng có hại ở võng mạc. Cần chú ý rằng đây là bệnh lý có thể dẫn tới tình trạng mất thị lực vĩnh viễn.
- Hội chứng thị giác màn hình: khi tiếp xúc lâu với những thiết bị phát ra ánh sáng xanh, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như: nhìn mờ, khó tập trung, song thị, đau đầu, mỏi cổ, vai gáy,… Tình trạng này có thể dẫn đến thoái hóa mắt ở những người trẻ.
- Đục thuỷ tinh thể: Thuỷ tinh thể có khả năng hấp thụ một lượng đáng kể ánh sáng xanh giúp bảo vệ các tế bào ở võng mạc mắt. Nhưng, sự hấp thụ này trực tiếp gây nên sự lão hóa và tình trạng đục thủy tinh thể.
- Gây các tật khúc xạ: Việc xem điện thoại di động, máy tính,… thường xuyên cũng gia tăng khả năng xuất hiện các tật khúc xạ như cận thị.
- Gây ảnh hưởng đến toàn cơ thể: mất ngủ, rối loạn nhịp sinh học, mệt mỏi kéo dài,…
3. Kính chống ánh sáng xanh hoạt động với cơ chế như thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi không cận có nên đeo kính chống ánh sáng xanh không, trước tiên cùng vivision kid tìm hiểu cơ chế hoạt động và các đặc điểm của loại kính này nhé!
Đeo kính chống ánh sáng xanh có tác dụng bảo vệ mắt nhờ vào lớp phủ đặc biệt trên bề mặt tròng kính, có chức năng phản xạ hoặc hấp thụ các tia sáng có hại này. Điều này giúp hạn chế những tác hại của ánh sáng xanh lên mắt.
Hiện nay trên thị trường, tùy từng hãng kính khác nhau mà lớp phủ sẽ có khả năng chống các dải bước sóng ánh sáng xanh khác nhau. Có 2 loại kính chống ánh sáng xanh chính sau đây:
- Mắt kính cắt tất cả dải ánh sáng xanh: ngăn bước sóng từ 380 nanomet (nm) đến 500 nanomet (nm), tức là ngăn cả ánh sáng xanh tím (có hại) và ánh sáng xanh ngọc (có lợi)
- Mắt kính lọc ánh sáng xanh: phủ lớp ngăn ánh sáng xanh tím (có hại) nhưng ánh sáng xanh ngọc (có lợi) vẫn có khả năng xuyên qua được. Do đó, đeo kính giúp tăng độ tương phản của màu sắc, nhìn màu sắc sẽ đẹp hơn.
4. Không cận có nên đeo kính chống ánh sáng xanh không?
Do những tác dụng có hại nghiêm trọng trực tiếp đến mắt của ánh sáng xanh, ngay cả khi không cận, bạn vẫn nên đeo kính chống ánh sáng xanh để đôi mắt của bạn được bảo vệ tốt nhất. Như đã nêu trên, ánh sáng xanh được phát ra từ 2 nguồn là ánh sáng mặt trời và các thiết bị điện tử (điện thoại di động, ipad, tivi,…).
Do đó, thời điểm nên đeo kính chống ánh sáng xanh là khi bạn phải hoạt động ngoài trời hoặc khi ngồi làm việc trước máy tính. Ngoài ra, cần hạn chế thời gian sử dụng điện thoại, ipad, tivi cũng như chỉnh độ sáng phù hợp khi sử dụng để mắt được thư giãn, nghỉ ngơi, góp phần đảm bảo thị lực tốt nhất cho bạn.
Từ những thông tin hữu ích trên đây, câu trả lời cho thắc mắc “không cận có nên đeo kính chống ánh sáng xanh không?” đó chính là nên đeo trong một số thời điểm nhất định. Tuy nhiên, hãy đến gặp chuyên gia Nhãn khoa để được tư vấn, hướng dẫn lựa chọn tròng kính có khả năng chống ánh sáng xanh tốt nhất, giúp bảo vệ đôi mắt của bạn một cách toàn diện.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.