Trị đau mắt đỏ tại nhà dứt điểm chỉ với 2 loại thuốc sau
Hiện nay đau mắt đỏ lây lan rất nhanh và trở thành dịch ở một số địa điểm. Nhiều người tự điều trị tại nhà nhưng sai cách khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Bài viết dưới sẽ chia sẻ với bạn cách trị đau mắt đỏ tại nhà dứt điểm chỉ với 2 loại thuốc.
1. Vì sao mắc bệnh đau mắt đỏ?
Hiện nay, bệnh đau mắt đỏ là bệnh khá phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng bao gồm người lớn, người già, trẻ em. Số ca mắc đau mắt đỏ tăng lên đáng kể mùa xuân – hè nhất là thời điểm giao mùa có nhiệt độ và độ ẩm cao là một yếu tố quan trọng khiến vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển nhanh chóng. Do khả năng lây nhiễm cao, bệnh đau mắt đỏ có thể trở thành dịch đau mắt đỏ.
Đau mắt đỏ là tên gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc, do khi bị bệnh mắt sẽ có màu đỏ. Đau mắt đỏ là một bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến, yếu tố gây viêm làm tình trạng kết mạc sưng đỏ (kết mạc là lớp màng trong suốt bao phủ phía trên phần lòng trắng của mắt và bên trong mi mắt).
Đau mắt đỏ do nhiều nguyên nhân gây ra như virus, vi khuẩn, các tác nhân gây dị ứng…Tuỳ vào nguyên nhân mà bệnh có các triệu chứng khác nhau.
1.1. Đau mắt đỏ do virus
Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau mắt đỏ là do virus. Hầu hết bệnh do adenovirus gây ra (thường chiếm tới 80-90%), ngoài ra còn có nhiều loại virus gây bệnh khác. Thường bệnh có thể tự khỏi tùy vào sức đề kháng.
Đau mắt đỏ do virus thường dễ lây lan qua đường hô hấp, dịch tiết khi ho và hắt hơi hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh. Bệnh đau mắt đỏ do virus gây ra thường có thời gian ủ bệnh khoảng 7 – 12 ngày. Khi bị đau mắt đỏ do virus, người bệnh thường có các triệu chứng sau:
- Đỏ mắt, mi mắt sưng nề, đau nhức mắt
- Kết mạc mi và kết mạc nhãn cầu cương tụ.
- Chảy nước mắt nhiều.
- Nhiều tiết tố dính vào mi mắt khi mới ngủ dậy, khó mở mắt.
- Kích ứng mắt, cảm giác dị vật trong mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Thường bắt đầu ở 1 bên mắt
- Triệu chứng cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng hô hấp.
- Có thể nổi hạch trước tai.
1.2. Đau mắt đỏ do vi khuẩn
Các tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn như: H. influenzae, Neisseria gonorrhoeae, S. pneumoniae, Chlamydia, Moraxella catarrhalis, Staphylococcus aureus…Khi bị đau mắt đỏ do vi khuẩn, người bệnh thường có các triệu chứng sau:
- Đỏ mắt, mi sưng nề.
- Cảm giác có vật thể lạ trong mắt, cộm mắt
- Mờ mắt vào buổi sáng
- Dịch nhầy có màu trắng hoặc vàng.
- Chảy nước mắt.
- U nhú kết mạc
1.3. Đau mắt đỏ do dị ứng
Đau mắt đỏ do dị ứng là tình trạng mắt khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, hoá chất,bụi…khiến mắt đỏ lên. Trong đó phấn hoa là nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm đỏ ở kết mạc.
Do các hạt phấn hoa có mặt trong không khí nên dễ dàng tiếp xúc với cơ quan hô hấp, mắt,… Khi bị viêm kết mạc dị ứng, người bệnh thường có các triệu chứng điển hình như:
- Bệnh thường biểu hiện ở cả hai mắt.
- Ngứa ở mắt
- Đỏ mắt, cương tụ kết mạc nhãn cầu và kết mạc mi.
- Chảy nước mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Sưng nề ở mí mắt
- Cảm giác cộm, rát ở mắt.
Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, việc cần làm đầu tiên là rời khỏi đó, không để mắt tiếp xúc với các tác nhân đó nữa, rửa sạch mắt với nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo.
2. Trị đau mắt đỏ tại nhà đơn giản chỉ với 2 loại thuốc sau
2.1. Nước mắt nhân tạo
Hầu hết các thuốc nhỏ đau mắt đỏ hiện nay không có tác dụng khi nguyên nhân là virus, chỉ có tác dụng điều trị bệnh do vi khuẩn. Nhỏ nước mắt nhân tạo không trực tiếp điều trị bệnh đau mắt đỏ nhưng nó có thể làm giảm triệu chứng khô mắt, đau rát, khó chịu và cung cấp độ ẩm cho mắt.
Nước mắt nhân tạo có thành phần và tính chất tương tự nước mắt tự nhiên của cơ thể. Nước mắt nhân tạo có tác dụng làm sạch bề mặt mắt, diệt khuẩn, giữ ẩm và làm dịu cảm giác khó chịu ở mắt do khô mắt.
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước mắt nhân tạo khác nhau, tuy nhiên thành phần chính nước nhỏ mắt nhân tạo đều tương tự nhau, một số loại được bổ sung thêm các thành phần khác nhau.
Một số loại nước mắt nhân tạo được sử dụng phổ biến như: Dung dịch Refresh Tears, dung dịch Systane Ultra, dung dịch Optive UD, dung dịch Sanlein Dry Eye…
2.2. Thuốc chống viêm không steroid
Đau mắt đỏ do virus nhỏ chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng chống lại một hoặc nhiều chất trung gian gây viêm và giảm kích ứng, đau hay sưng ở mắt.
Thuốc chống viêm không steroid không hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng viêm bằng với corticosteroid, nhưng chúng có tác dụng giảm đau hiệu quả, ít tác dụng phụ nghiêm trọng hơn steroid và không làm tổn hại đến hệ thống miễn dịch.
Thuốc chống viêm không steroid kết hợp nhỏ nước mắt nhân tạo là lựa chọn đầu tay trong điều trị đau mắt đỏ do virus. Tuy nhiên người bệnh không tự ý mua thuốc về tự nhỏ tại nhà, mà cần tới các cơ sở y tế để được khám-chẩn đoán-điều trị đúng phác đồ để bệnh nhanh khỏi, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.
Khi bị đau mắt đỏ do dị ứng hay viêm kết mạc dị ứng việc đầu tiên cần làm là tránh xa các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, hoá chất, bụi,…Rửa lại mắt với nước mắt nhân tạo để làm dịu tình trạng kích ứng mắt, sau đó sử dụng các thuốc dị ứng để giảm tình trạng ngứa, dị ứng. Lưu ý thuốc này cần được các bác sĩ kê đơn, không tự ý mua ngoài hiệu thuốc.
Bệnh đau mắt đỏ không phải bệnh nguy hiểm cấp tính, nhưng bệnh có thể tiến triển, gây nhiều biến chứng như mờ mắt, nhức mắt…Khi có bất kỳ các triệu chứng bất thường tại mắt cần tới các cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời theo phác đồ phù hợp.
Liên hệ vivision kid để được hỗ trợ, tư vấn, giải thích và đặt lịch khám nhanh nhất!
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: