Ngứa mi mắt – dấu hiệu cảnh báo bệnh tại mi mắt

Ngứa mi mắt là tình trạng mà bất kỳ ai trong chúng ta đều dễ dàng mắc phải, gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống nhưng thường bị bỏ qua. vivision kid sẽ giúp bạn hiểu rõ về ngứa mi mắt và các phương pháp điều trị hợp lý. 

Ngứa mí mắt là bệnh gì?

Nhiều người thắc mắc ngứa mi mắt (hay còn gọi là ngứa mí mắt) là bệnh gì? Thực tế, da ở mí mắt là vùng da rất mỏng trên cơ thể con người. Vì thế, vùng da này rất nhạy cảm và dễ bị kích thích gây ngứa. Có nhiều nguyên nhân gây ngứa mí mắt, sau đây là một số bệnh lý hay gặp gây tình trạng này:

Viêm bờ mi

Viêm bờ mi là tình trạng nhiễm khuẩn tại mi mắt hoặc do rối loạn chức năng các tuyến tiết dầu ở mi mắt làm các tuyến này bị tắc nghẽn. Ngoài triệu chứng ngứa mi mắt, viêm bờ mi có thể có các dấu hiệu khác như: đỏ rát, khô mắt, bong vảy da màu trắng ở mí mắt,… 

Phụ thuộc vào vị trí viêm, bệnh viêm bờ mi được chia thành 3 loại:

  • Viêm bờ mi trước: Đây là tình trạng xảy ra ở mặt trước của mi mắt. Khi bị viêm, tại mặt trước sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc màu sẫm hơn bình thường. Bên cạnh đó có thể có dấu hiệu sưng mi mắt và rỉ bám trên lông mi;
  • Viêm bờ mi sau: Tình trạng này xảy ra khi rối loạn chức năng các tuyến Meibomian (MGD). Hậu quả có thể làm tắc nghẽn các tuyến sản xuất dầu ở dưới mí hoặc các tuyến này tiết ít dầu vào nước mắt. Biểu hiện của viêm bờ mi sau là: ngứa mắt, đỏ mắt, cảm giác có sạn trong mắt, nhìn mờ,…;

Viêm bờ mi hỗn hợp: Đây là tình trạng viêm ở cả bờ mi trước và bờ mi sau.

Viem-bo-mi-truoc-gay-ngua-mi-mat-o-tre-nho

Viêm bờ mi trước gây ngứa mi mắt ở trẻ nhỏ

Tùy thuộc nguyên nhân gây viêm bờ mi là gì mà người bệnh có thể tự vệ sinh, chăm sóc mắt tại nhà hoặc cần được thăm khám, kê đơn thuốc bởi bác sĩ, để các triệu chứng sớm được cải thiện, tránh tình trạng tái phát nhiều lần, gây các biến chứng nguy hiểm. 

Chắp, lẹo

Chắp mắt và lẹo mắt là các bệnh lý viêm nhiễm ở mi mắt, gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Biểu hiện chung của chắp mắt và lẹo mắt là những ổ sưng tấy ở vùng mi mắt, gây đau nhức, phù nề ở mi mắt. 

Chắp mắt

Chắp mắt là tình trạng tắc nghẽn các tuyến Meibomian của mi mắt (tuyến tiết nhầy), dẫn tới một khối tròn sưng đỏ, kích thước nhỏ tại mi mắt. Vị trí của chắp thường ở xa bờ tự do của mi hơn so với lẹo. Một số trường hợp là đa chắp, nghĩa là có nhiều đầu chắp ở một mi hay cả hai mi, có thể ở cả hai mắt.

Khi bị chắp thường gặp các dấu hiệu sau: sưng tấy, đau, đỏ mắt, ngứa mi mắt. Sau khoảng 2-3 ngày, chắp biến đổi thành khối tròn không đau, lớn dần thành một khối màu đỏ ở mi mắt hoặc màu xám ở dưới kết mạc mi, khi sờ thường cứng hơn lẹo.

Lẹo mắt

Lẹo mắt thường do các loại vi khuẩn sinh mủ như tụ cầu,… xâm nhập vào tuyến nang lông ở mi mắt gây nhiễm khuẩn cấp tính. Hầu hết lẹo là tổn thương ở bên ngoài, rất hiếm gặp lẹo bên trong. 

Biểu hiện của lẹo mắt: Khi lẹo mới xuất hiện, mi mắt của bệnh nhân sẽ hơi sưng đỏ, đồng thời kèm ngứa và đau. Tiếp theo, vị trí đau sẽ nổi lên một khối chắc, kích thước như hạt gạo, kèm theo cảm giác như có dị vật ở mắt, chảy nước mắt và sợ ánh sáng. Lẹo thường xuất hiện ngay bờ mi, dính vào da mi. Sau 3-4 ngày, khối sưng sẽ mưng mủ rồi vỡ ra. 

Điểm cần lưu ý ở bệnh lý này là rất hay tái phát. Vì vậy, cần điều trị tích cực, đúng cách để ngăn chặn dứt điểm lẹo.

Bieu-hien-khac-nhau-giua-leo-mat-va-chap-mat

Biểu hiện khác nhau giữa lẹo mắt và chắp mắt

Rận mi

Rận mi (tên tiếng anh là pediculosis) là tình trạng rận mu ký sinh quanh mi mắt. Rận mu lây truyền qua con đường tiếp xúc cơ thể như quan hệ tình dục, hôn, hoặc các tiếp xúc trực tiếp khác từ người bệnh sang người lành. Bên cạnh đó, rận mu cũng có thể lây qua quần áo, khăn tắm, chăn chiếu… dùng chung.

Biểu hiện khi bị rận mi là: ngứa mi mắt, đỏ mắt hoặc xuất hiện các vảy đỏ sẫm ở mi mắt. Khi được quan sát kỹ có thể thấy trứng và rận trưởng thành tại mi mắt. Đồng thời, rận có thể được tìm thấy ở các vị trí khác trên cơ thể: lông mày, lông mu, tóc,… Bệnh nhân thường bắt đầu ngứa mi mắt sau 1-2 tuần lây nhiễm và thường ngứa nhiều về đêm. Ngứa gây gãi nhiều, dẫn đến lở loét, tróc da, thậm chí bội nhiễm vi khuẩn.

Trung-va-ran-mi-sau khi-duoc-gap-bo-ra-khoi-mi-mat

Trứng và rận mi sau khi được gắp bỏ ra khỏi mi mắt

Nên làm gì khi bị ngứa mi mắt?

Ngứa mi mắt là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, việc đầu tiênquan trọng nhất mà bạn cần làm khi bị ngứa mi mắt là đi khám bác sĩ, nhằm chẩn đoán đúng nguyên nhân, đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Chỉ khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác thì tình trạng ngứa mi mắt mới sớm được cải thiện, đồng thời cần điều trị dứt điểm, tránh tái phát cũng như tránh các biến chứng xấu xảy ra.

Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp sau để hạn chế tình trạng ngứa mi mắt:

  • Vệ sinh mi sạch sẽ: Cần làm sạch mi mắt nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý. Tránh tự ý sử dụng các sản phẩm tẩy trang mắt không rõ nguồn gốc hoặc các sản phẩm vệ sinh mắt gây khô mắt;
  • Đeo kính chắn bụi: Bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, các tác nhân gây dị ứng cũng là một phương pháp hạn chế gây ngứa mi mắt;
  • Bổ sung nước mắt nhân tạo: tình trạng ngứa có thể được giảm bớt bởi nước mắt nhân tạo nếu nguyên nhân là do khô mắt.

Những lưu ý khi điều trị ngứa mi mắt

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp tự ý điều trị ngứa mi mắt mà không qua thăm khám bởi bác sĩ, dẫn đến các hậu quả khôn lường. Vì vậy, vivision kid sẽ đưa ra những vấn đề cần đặc biệt lưu ý khi điều trị ngứa mi mắt. 

Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc nhỏ mắt có hiệu quả giảm ngứa, đỏ mắt. Vì các loại thuốc này có thể chứa corticoid. Thành phần corticoid nếu không được sử dụng đúng mục đích hoặc điều trị kéo dài có thể gây các biến chứng như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, khô mắt,… 

Ngoài ra, trào lưu áp dụng theo các bài thuốc trên mạng để chữa ngứa mi mắt cũng rất phổ biến. Các phương pháp dân gian như đắp lá, xông hơi,.. có thể làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Vì vậy, hãy lựa chọn phương pháp điều trị chính xác thay vì tin tưởng những phương pháp chưa được kiểm chứng này. 

Đặc biệt, khi tình trạng ngứa mi mắt kéo dài, không được cải thiện khi điều trị tại nhà, bạn cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó các bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Những cách phòng ngừa tình trạng ngứa mi mắt 

Mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng cảm giác ngứa mi mắt có thể gây khó chịu. Nếu tình trạng ngứa xảy ra thường xuyên, khả năng hiệu quả của công việc chắc chắn sẽ giảm đi. Sau đây là một số cách ngăn ngừa tình trạng ngứa mắt:

  • Thực hiện việc làm sạch chăn gối, giường ngủ cũng như khăn tắm thường xuyên;
  • Tránh sử dụng các sản phẩm trang điểm và mỹ phẩm dành cho mắt trong thời gian dài hơn sáu tháng;
  • Không chia sẻ đồ trang điểm hoặc bất kỳ dụng cụ nào sử dụng cho mặt hoặc mắt;
  • Nếu bạn sử dụng kính áp tròng, hãy để mắt nghỉ ngơi trong vài ngày bằng cách không đeo kính. Nếu không thể, hãy đảm bảo kính áp tròng được làm sạch thường xuyên hoặc chuyển sang sử dụng kính áp tròng hàng ngày;
  • Giữ cho vùng da xung quanh mắt luôn sạch sẽ. Hạn chế sử dụng trang điểm nếu có thể;
  • Tránh dùng tay chạm vào mắt hoặc dùng ngón tay chạm vào mắt để giảm nguy cơ đưa các chất gây dị ứng vào mắt;
  • Chọn lựa các sản phẩm trang điểm ít gây dị ứng.

Lời khuyên:

Có thể cải thiện tình trạng ngứa mi mắt bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, nếu ngứa mi kéo dài và đi kèm với các triệu chứng khác, không nên xem thường. Trong trường hợp này, tốt nhất là đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Liên hệ hotline để được tư vấn, hỗ trợ đặt lịch và thăm khám ngay nhé!

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

Khám mắt toàn diện

ngứa mi mắt

ngứa mi mắt có nguy hiểm không

ngứa mí mắt là bệnh gì