Bệnh nhược thị bị ở người lớn được không?
Theo thống kê của WHO, cứ 100 trẻ lại có khoảng 3 trẻ nhược thị, nó trở thành vấn đề phổ biến ở trẻ. Vậy người lớn có thể mắc bệnh nhược thị được hay không? Cùng vivision kid tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé!.
Nhược thị là gì?
Bệnh nhược thị (hay còn gọi là mắt lười) là một bất thường phát triển do biến đổi sinh lí ở vỏ não thị giác dẫn đến tổn hại thị giác. Trong những năm đầu của trẻ, những trải nghiệm thị giác bình thường giúp đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não của trẻ dần hình thành và phát triển toàn diện.
Bất kỳ nguyên nhân nào cản trở sự phát triển thị giác hai mắt hoặc sự tương tác bất thường giữa hai mắt làm gián đoạn quá trình hoàn thiện đường dẫn truyền thị giác đều có thể gây bệnh nhược thị.
Về mặt lâm sàng, nhược thị biểu hiện bằng giảm thị lực ở một mắt (< 7/10) khi đã được chỉnh kính tối đa hoặc chênh lệch giữa 2 mắt ≥ 1-2 dòng ở mắt bề ngoài nhìn như bình thường.
Nhược thị là một dạng thường gặp nhất của giảm thị lực xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt, ước tính tỷ lệ khoảng từ 2% đến 6% ở các nước phát triển. Tỷ lệ bệnh nhược thị tại Việt Nam ngày nay chiếm 2-5% dân số, tỷ lệ mắc nhược thị ở nông thôn đông hơn thành phố và tăng gấp 4 lần ở những trẻ đẻ non.
Tùy theo cách phân loại mà bệnh nhược thị có thể phân thành các nhóm khác nhau:
- Phân loại nhược thị theo mắt: nhược thị một mắt hoặc nhược thị hai mắt.
- Phân loại nhược thị theo mức độ: Nhược thị nhẹ (thị lực từ 4/10 đến 7/10), nhược thị vừa (thị lực từ 1/10 đến 4/10), nhược thị nặng (thị lực dưới 1/10).
- Phân loại nhược thị theo nguyên nhân: Do tật khúc xạ, do lác, do mất nhìn.
Bệnh nhược thị thường xuất hiện ở các bạn nhỏ dưới 7 tuổi có quá trình phát triển thị giác bất thường do các nguyên nhân: lác, tật khúc xạ hoặc mất nhìn do bị che khuất hoặc đục các môi trường dẫn đến hình ảnh không đi tới võng mạc.
Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời theo đúng phác đồ thì khả năng hồi phục lại thị lực bình thường rất cao.
Khi các bạn nhỏ này bị bệnh nhược thị không được phát hiện và điều trị hoặc đã được phát hiện và điều trị nhưng không thành công dẫn đến thị lực bị ảnh hưởng tới lúc trưởng thành.
Vậy người lớn bị bệnh nhược thị được không?
Nhiều người vẫn nghĩ rằng bệnh nhược thị chỉ xảy ra ở trẻ em, còn người lớn chỉ mắc các bệnh như loạn thị, viễn thị, cận thị, khi già đi mắt bị lão hoá có thể mắc thêm lão thị nữa.
Nhưng đó là những suy nghĩ sai lầm, nhược thị vẫn có thể xảy ra được ở người lớn. Vậy nguyên nhân và cơ chế gây ra nhược thị ở người lớn là gì?
Những trẻ bị bệnh nhược thị do một số nguyên nhân lác, tật khúc xạ, mất nhìn từ thuở nhỏ nhưng không được phát hiện và điều trị hoặc đã được phát hiện và điều trị nhưng không thành công dẫn đến thị lực giảm, không thể hồi phục được như bình thường. Khi trưởng thành, những người này đi khám và biết mình bị bệnh nhược thị.
Một số trường hợp người trưởng thành giảm thị lực ở một hoặc hai mắt (<7/10) sau khi đã được chỉnh kính tối đa không được coi là bệnh nhược thị vì những người này mắc một bệnh lý mắt nào đó.
Chỉ chẩn đoán nhược thị đối với những người trưởng thành khi thị lực giảm, sức khoẻ mắt không mắc các bệnh lý nào khác.
Có thể điều trị bệnh nhược thị ở người lớn không?
Ngày nay, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để tìm ra những biện pháp chữa nhược thị hiệu quả nhất.
Bệnh nhược thị được khẳng định là có thể điều trị được, nhưng thời gian vàng trong điều trị nhược thị là trong khoảng thời gian dưới 7-8 tuổi.
Và tất nhiên, những người trưởng thành đã bỏ qua giai đoạn vàng này nên chắc chắn việc điều trị sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn, tỷ lệ thành công không cao như ở trẻ em.
Tỷ lệ nhược thị ở người lớn càng ngày càng tăng lên. Bệnh nhược thị gây giảm thị lực từ mức độ nhẹ (<7/10) cho tới trầm trọng (<1/10) nên ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý, đời sống và khả năng làm việc của người bệnh.
Những người bị bệnh lo lắng rằng liệu mắt của bình có sáng ra được không, có cải thiện hơn được không?. Vì thế, những người có chuyên môn cần giải thích kỹ với họ rằng, bệnh nhược thị có thể chữa được, tuy nhiên tiên lượng không quá cao do các nguyên nhân sau:
Ở trẻ lúc mới sinh cho tới khoảng thời gian 7-8 tuổi, hệ thống thị giác có tính mềm dẻo, nói cách khác chính là bản chất dễ uốn nắn.
Ở giai đoạn này sự phát triển thị lực có thể bị ảnh hưởng bởi sự trải nghiệm thị giác và các yếu tố môi trường. Tính mềm dẻo của hệ thống thị giác không phải vô hạn và thường xem xét liên quan đến giai đoạn then chốt.
Giai đoạn then chốt để chỉ giai đoạn phát triển nhanh nhất để phát triển hệ thống thị giác, thời điểm các chức năng thị giác có thể bị thay đổi bởi các yếu tố môi trường.
Do đó, khi đánh giá thị lực, giai đoạn then chốt trong điều trị có hiệu quả là khoảng 7-8 tuổi.
Ngoài giai đoạn này, khả năng học hỏi và kích thích phát triển thị giác của mắt kém hơn rất nhiều, hiệu quả trong điều trị nhược thị bị hạn chế.
Tiên lượng điều trị nhược thị phụ thuộc vào cả thời gian bắt đầu xuất hiện bệnh nhược thị lẫn thời gian tồn tại bệnh và nguyên nhân gây bệnh.
Ví dụ tiên lượng nhược thị do bất đồng khúc xạ tốt hơn điều trị nhược thị do lác/lé. Lác/lé xuất hiện ở 6 tháng tuổi thì có thể nhược thị sâu hơn so với lác/lé xuất hiện lúc 4 tuổi. Thời gian phát hiện bệnh nhược thị càng lâu, điều trị càng khó và tốn thời gian.
Bệnh nhược thị thường xảy ra ở một mắt, đôi khi không có các triệu chứng bất thường nên thường khó phát hiện.
Vì vậy, cần đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần ở người lớn và trẻ em, đặc biệt ở trẻ em tối thiểu cần đưa trẻ đi khám mắt các mốc thời điểm 1 tuổi, 3 tuổi, 5 tuổi để kịp thời phát hiện và điều trị nếu mắc bệnh nhược thị.
vivision kid tự hào có đội ngũ y,bác sĩ là những chuyên gia mắt dày dặn kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện Mắt Trung Ương với kinh nghiệm điều trị thành công các bệnh mắt. vivision kid sẽ đồng hành cùng bạn bảo vệ và chăm sóc đôi mắt sáng.
Liên hệ hotline 033.4141.213 hoặc website vivision kid.vn để được tư vấn, đặt lịch và thăm khám ngay nhé!
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: