Mắt bị loạn thị trên người lớn có thật sự nguy hiểm?
“Mắt bị loạn là gì?” và “Vì sao bị loạn thị?” là hai câu hỏi rất thường gặp khi bố mẹ nghe thấy bác sĩ nói con bị loạn. Vậy người lớn bị loạn thị có khác với trẻ em và diễn biến có nặng hơn không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Vì sao mắt bị loạn thị?
Tật khúc xạ là rối loạn khả năng khúc xạ bình thường của các thành phần hệ quang học trong mắt bao gồm: giác mạc và thủy tinh thể. Đối với mắt chính thị (mắt bình thường) ánh sáng đi vào nhãn cầu xuyên qua giác mạc và thủy tinh thể là các thấu kính trong suốt giúp cho ảnh của vật hội tụ trên võng mạc, hình ảnh rõ nét. Bình thường giác mạc hình cầu lồi một mặt có bán kính độ cong đều ở tất cả các điểm, thể thủy tinh lồi hai mặt, nằm trên trục của nhãn cầu và có khả năng co giãn để điều chỉnh việc hội tụ ảnh. Đối với loạn thị, hai thấu kính này bất thường, giác mạc bị cong không đều và thể thủy tinh bị lệch, méo khiến cho tia sáng bị khúc xạ theo các hướng khác nhau, ảnh không còn rõ nét, mờ, nhòe là triệu chứng chính của bệnh.
Mắt bị loạn trên người lớn
Nguyên nhân dẫn đến loạn thị chủ yếu là do bẩm sinh đẻ ra đã bị mắc hoặc di truyền trong gia đình có bố mẹ bị loạn thị. Chính vì thế, người lớn bị loạn thị có thể do bị từ trước nhưng mới phát hiện do trước đó không đi khám hoặc một vài nguyên nhân khác gây sẹo giác mạc như: chấn thương, viêm loét giác mạc, dụi mắt nhiều, biến chứng của các bệnh viêm kết mạc mãn tính, hoặc đôi khi do cận thị, viễn thị quá nặng.
Nghiên cứu cho thấy, trong gia đình, nếu bố hoặc mẹ bị loạn thị thì nguy cơ trẻ sinh ra bị loạn thị rất cao. Nhưng điều này không phải ai cũng biết nên phần đa tật loạn thị được vô tình phát hiện khi trẻ khám sàng lọc ở tuổi học đường tại trường học chứ không được bố mẹ cho đi kiểm tra sớm. Một phần vì đa số ở lứa tuổi trẻ con chưa hề nhận thức được sự bất thường ở mắt. Đối với loạn thị nhẹ thì hầu hết mắt có thể tự điều tiết hoàn toàn, thị lực vẫn 10/10, trẻ chỉ có triệu chứng là nhanh mỏi mắt vì phải điều tiết quá nhiều. Dần dần đến tuổi trưởng thành từ 25 tuổi trở đi, loạn thị ổn định và không thay đổi.
Bệnh giác mạc hình chóp cũng là một nguyên nhân bẩm sinh gây loạn thị ở người lớn. Đặc điểm của giác mạc hình chóp là vùng trung tâm và cạnh trung tâm giác mạc mỏng đi, đỉnh nhọn lên và loạn thị không đều, tiến triển nặng dần khiến người bệnh phải thay kính liên tục. Giác mạc hình chóp thường được phát hiện và điều trị sớm bằng phương pháp đeo kính tiếp xúc để hỗ trợ thị lực và ổn định giác mạc hạn chế tiến triển của bệnh.
Người lớn bị loạn thị còn do những nguyên nhân thứ phát gây sẹo giác mạc. Một hành động giường như vô hại đó là “dụi mắt”, có lẽ bạn không lường trước được hậu quả của nó. Mắt là cơ quan rất nhảy cảm được cấu tạo bởi các màng mỏng, dụi mắt có thể làm trầy xước, rách giác mạc, kết mạc. Đặc biệt đối với trường hợp có dị vật bay vào mắt, dụi mắt càng làm va chạm, chà sát dị vật vào mắt gây tổn thương nghiêm trọng.
Làm sao phát hiện mắt bị loạn thị
Biểu hiện nhận biết của loạn thị dễ nhầm hoặc bị chồng lấp bởi các tật khúc xạ khác đi kèm. Cận thị thì khó nhìn xa, viễn thị thì khó nhìn gần. Còn triệu chứng của loạn thị là:
- Người bệnh nhìn mờ cả khi nhìn khoảng cách gần lẫn xa
- Hình ảnh của của vật mờ, méo mó, nhìn một thành hai hình
- Đau đầu kèm theo thường đau vùng trán, thái dương
- Người bệnh thường xuyên cố gắng điều tiết bằng cách nheo mắt để nhìn cho rõ.
Khảo sát hiện nay, người lớn hầu như không bị loạn thì đơn thuần mà đa số có tật khúc xạ khác đi kèm. Nguyên nhân chủ yếu là do loạn thị không được phát hiện sớm, nhất là loạn trung bình và nặng, ban đầu đầu mắt có thể vẫn đảm bảo điều tiết để nhìn vật rõ, dần dần không còn đáp ứng được nữa, nhìn gần cũng khó và xa cũng khó, đấy chính điều kiện thuận lợi cho cận thị và viễn thị xuất hiện.
Ngoài các triệu chứng trên, tùy từng nguyên nhân lại có thêm các dấu hiệu đặc hiệu:
- Giác mạc hình chóp: giác mạc lồi hơn, nhọn,dễ bị chói sáng, suy giảm thị thực nhanh
- Sẹo giác mạc làm thị trường bị mờ từng vệt hoặc đốm không hết khi đã rửa mắt, xuất hiện sau chấn thương, viêm nhiễm…
Mắt bị loạn thì cần làm những gì?
Đối với trường hợp mới phát hiện ra dấu hiệu của loạn thị, bạn nên đi khám sớm nhất có thể để có biện pháp điều trị sớm. Khi bạn nhận ra triệu chứng, có thể bạn đang loạn thị ở mức trung bình hoặc nặng, vì độ nhẹ thường được bù trừ bằng điều tiết không gây ra triệu chứng.
Đối với trường hợp không phát hiện triệu chứng nhưng bị tật khúc xạ khác, hoặc làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc các tật khúc xạ như: tiếp xúc quá nhiều với máy tính, điện thoại, hay mỏi mắt, môi trường không đủ ánh sáng, … hoặc bố mẹ bị loạn thị, thì bạn cần được khám mắt định kỳ để phát hiện ra loạn thị kịp thời.
Khi bị loạn thị, phương pháp điều trị tốt nhất để hỗ trợ thị lực cho bạn là đeo kính thuốc. Bạn có thể lựa chọn đeo kính gọng hoặc nếu không dung nạp thì chọn kính tiếp xúc. Độ loạn thị của người lớn thì thường không thay đổi theo môi trường sinh hoạt vì cơ thể đã phát triển hoàn toàn, trục nhãn cầu cũng không dài ra nữa, nên sự chênh lệch giữa công suất khúc xạ của hệ thống quang học và trục nhãn cầu không xảy ra nữa.
Nhiều người sau khi phát hiện loạn thị nhưng sau một thời gian đeo kính thấy mắt mờ hơn, đây là dấu hiệu của việc không dung nạp kính hoặc các tật khúc xạ khác đang nặng hơn. Chính vì thế việc tái khám là vô cùng cần thiết. vivision kid cam kết về đội ngũ nhân viên y tế chuyên môn cao. vivision kid sẽ linh động giúp bạn có lịch theo dõi định kỳ phù hợp nhất.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: