Dị ứng mắt và những cách để phòng bệnh hiệu quả

Dị ứng là bệnh gây ra rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày trong đó có dị ứng mắt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có biện pháp tốt nhất để phòng tránh xảy ra, hạn chế biến chứng nặng của bệnh. 

Dị ứng mắt là gì? 

Viêm kết mắt dị ứng xảy ra khi tiếp xúc với chất kích thích – những chất gây kích thích này được gọi là dị nguyên. Khi dị nguyên tiếp xúc với kết mạc mắt, sẽ khởi động cơ chế bảo vệ của hệ thống miễn dịch. Bằng mọi cách hệ thống miễn dịch sẽ huy động các tế bào bảo vệ đến vị trí có dị nguyên để tấn công. Đây là cơ chế dị ứng gây viêm cấp tính tại chỗ không ảnh hưởng đến toàn thân. 

Biểu hiện của dị ứng mắt: 

  • Đỏ mắt do kết mạc xung huyết đỏ ửng: đây là hậu quả của giãn mạch để các tế bào bảo vệ thoát ra ngoài như đại thực bào, bạch cầu
  • Ngứa, cộm mắt, chảy nước mắt: mắt kích thích gây khó chịu cho người bệnh. Ngứa là triệu chứng khó chịu nhất, thậm chí khiến người bệnh mất tập trung và dụi mắt rất nhiều gây trầy xước mí mắt, giác mạc 
  • Gỉ mắt: sau khi bị viêm, sau khi hoàn thành nhiều vụ, các tế bào đại thực bào, bạch cầu sẽ thoái hóa tại chỗ tạo gỉ mắt. Gỉ đóng viền xung quanh mi mắt gây khó mở mắt đặc biệt vào buổi sáng. 
Mat-do-do-di-ung

Mắt đỏ do dị ứng

Viêm kết mạc mắt dị ứng là bệnh có xu hướng diễn biến mạn tính, người bệnh bị mắc tái đi tái lại nhiều lần trong một đợt hoặc một mùa nào đó trong năm có nhiều dị nguyên kích ứng kết mạc mắt. Đối với người đã có tiền sử mắc nhiều lần, kết mạc mắt tích tụ nhiều tổn thương tạo thành các nhú đa giác màu hồng trên kết mạc sụn mí. Số lượng nhú phản ánh tần số dị ứng mắt của người bệnh. 

Những dị nguyên thường gặp có thể gây dị ứng mắt

Dị nguyên thường gặp gây dị ứng mắt là những dị nguyên có đặc điểm dễ khuếch tán trong không khí, kích thước nhỏ, phổ biến như:

  •  Bên ngoài môi trường: phấn hoa
  •  Bên trong nhà: mạt bụi nhà, lông thú cưng, nấm mốc
  •  Chất kích thích: khói thuốc lá, khói bụi ô nhiễm, nước hoa, phấn trang điểm. 
di-ung-phan-hoa

Ngứa mắt do dị ứng mắt phấn hoa

Cách tốt nhất phát hiện dị nguyên: chẩn đoán bằng các test dị nguyên. Một người có thể dị ứng với một dị nguyên, cũng có thể phối hợp với nhiều dị nguyên. Một test dị ứng có thể kiểm tra hơn chục dị nguyên trong một lần thực hiện. Nhưng đa số biết dị nguyên để chủ động phòng tránh chứ không có loại thuốc đặc hiệu nào để giải quyết bệnh một cách triệt để.

Những biện pháp hạn chế tối đa việc tiếp xúc dị nguyên gây dị ứng mắt

  • Phấn hoa là loại dị nguyên thường xuất hiện đặc trưng theo mùa, phấn hoa có thể bay trong không khí hoặc bám trên côn trùng, để tránh tiếp xúc với phấn hoa bạn nên đeo kính, đeo khẩu trang khi ra ngoài, ở trong nhà và đi ô tô nên đóng cửa, bật điều hòa
  • Mạt bụi nhà thường xuất hiện trong môi trường ẩm mốc, bám vào đồ vật trong nhà. Bạn nên thường xuyên làm sạch đồ dùng xung quanh dễ trở thành nơi trú ẩn của mạt nhà như gối, ga giường, rèm cửa, thảm, đệm bàn ghế. Sử dụng chất liệu ít bám bụi
  • Tránh nuôi thú cưng trong nhà. Lông chó, lông mèo, thậm chí là bọ chó mèo là các tác nhân rất dễ gây kích ứng và khó làm sạch trong nhà. Nên không nuôi thú cưng là cách phòng bệnh rất tốt 
  • Xử lý nấm mốc: sử dụng máy máy hút ẩm, dung dịch tẩy rửa thường xuyên vệ sinh nhà ở, phòng ốc được sạch sẽ
  • Vệ sinh tay bằng dung dịch có tính khử khuẩn thường xuyên. Thói quen đưa tay lên mắt dụi rất hay xảy ra đặc biệt lúc bị bệnh, mắt bị ngứa, cộm rất khó chịu. Dịch tiết của dị ứng mắt không lây nhiễm cho người khác nhưng khi chạm tay vào mắt, vô tình ta có thể đưa thêm vi khuẩn vào mắt dễ gây nên tình trạng bội nhiễm. Tránh hoàn toàn việc dụi tay lên mắt, đồng thời cũng giúp hạn chế tổn thương xước giác mạc khi dụi mắt hoặc day mắt
  • Đối với phụ nữ, nên lựa chọn mỹ phẩm chất lượng tốt, ưu tiên dùng các sản phẩm chứa thành phần thiên nhiên, lành tính tránh gây kích ứng mắt và da nhạy cảm. Trong giai đoạn mắc bệnh thì tránh hoàn toàn việc trang điểm cho đến khi khỏi. 

Cách xử lý khi đã tiếp xúc dị nguyên

Khi đã tiếp xúc với dị nguyên, việc đầu tiên cần làm sau khi phát hiện ra là tránh xa hoặc loại bỏ dị nguyên ra khỏi cơ thể bằng cách rửa mắt bằng thuốc nhỏ mắt sinh lý hoặc các dung dịch rửa mát chuyên dụng khác như nước mắt nhân tạo. Vừa có tác dụng rửa trôi dị vật, vừa có tính chất kháng khuẩn bảo vệ mắt. 

Sử dụng thuốc kháng dị ứng: Thuốc kháng histamin, thuốc nhỏ mắt ổn định tế bào Mast, Corticoid. 

Lưu ý khi sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ và được bác sĩ theo dõi điều trị. Theo như thống kê, những trường hợp dị ứng mắt có biến chứng như viêm loét giác mạc, viêm mủ nội nhãn, chiếm đa số trường hợp là do tự ý sử dụng không đúng thuốc hoặc kéo dài thời gian sử dụng quá mức quy định.

Đặc biệt là thuốc corticoid. Người dùng có xu hướng chọn loại thuốc có tác dụng nhanh mạnh để giảm triệu chứng và dùng một cách bừa bãi. Corticoid trong y khoa được gọi là con dao hai lưỡi, nó có thể chữa bệnh nhưng cũng có thể thêm bệnh cho người sử dụng. Chính vì thế cần có sự hướng dẫn của bác sĩ trong bất cứ trường hợp nào cần uống thuốc.

Su-dung-thuoc-nho-mat

Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Một số trường hợp, dị ứng tái mắc nhiều lần trong nhiều đợt, bác sĩ có thể cho bạn uống dự phòng thuốc chống dị ứng để hạn chế bệnh nặng. 

Ngoài ra, người bị dị ứng mắt đa số có kèm thêm bệnh nền về dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, chàm da. Việc kiểm soát những yếu tố nguy cơ gây bệnh và điều trị dị ứng mắt không phải chú ý đến bệnh nền, tránh nguy cơ khởi phát đợt cấp của bệnh 

Tránh tiếp xúc với dị nguyên là biện pháp dự phòng tốt nhất cho bệnh dị ứng mắt. Tuy nhiên cần thăm khám bác sĩ khi triệu chứng nặng để sử dụng thuốc hợp lý và thực hiện các test phát hiện dị nguyên gây kích ứng để chủ động phòng tránh. 

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.