Trẻ ăn tôm bị dị ứng sưng mắt: Chuyên gia bày ba mẹ cách xử lý

Dị ứng tôm rất thường gặp trong đời sống hàng ngày. Gặp ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, các phụ huynh còn rất lúng túng trong việc xử trí cho trẻ sau khi trẻ ăn tôm bị dị ứng sưng mắt. Hãy cùng vivision kid tìm hiểu cách xử trí nhanh và hiệu quả nhé

Ăn tôm bị dị ứng sưng mắt

Dị ứng là một phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng – gọi là dị nguyên. 

Trong tôm chứa một loại protein có tên là tropomyosin. Dị ứng sưng mắt do tôm là tình trạng xuất hiện các biểu hiện dị ứng khi hệ miễn dịch trong cơ thể phản ứng với loại protein này. 

Lúc này, các kháng thể sẽ kích hoạt tế bào Mast giải phóng histamine và các chất trung gian khác nhằm tấn công tropomyosin.

Từ đó, gây ra một số triệu chứng dị ứng tại da, tại mắt, đường hô hấp, thậm chí còn có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến mạng sống. 

Cùng với đó, một số trường hợp có thể đột ngột xuất hiện dị ứng sưng mắt ngay cả khi trước đây từng nhiều lần ăn tôm mà không sao.

Tình trạng này xảy ra không chỉ thông qua con đường ăn uống, nó có thể còn qua đường tiếp xúc như hít phải không khí hoặc hơi có bột tôm, bị nước tôm bắn vào mắt,…. cũng có thể gây ra những phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Bieu-hien-tai-da-khi-di-ung-tom

Biểu hiện tại da khi dị ứng tôm

Lý do trẻ dễ bị dị ứng với tôm

Dị ứng với tôm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tình trạng này thường phổ biến ở trẻ em. 

Khi trẻ tiêu thụ một lượng tôm cơ thể nhận biết nhầm đó là những dị nguyên dẫn đến ngay lập tức sản sinh một lượng tương đối lớn IgE để đối kháng. Lúc này tính trạng sưng mắt, ngứa mắt bắt đầu xảy ra.

Tuy vậy không phải ai cũng dễ bị dị ứng tôm, một số đối tượng sau nên lưu ý để tránh nguy hiểm khi bị dị ứng tôm:

  • Người sở hữu cơ địa nhạy cảm: Tình trạng ăn hải sản bị sưng mắt thường xảy ra ở người có cơ địa nhạy cảm hoặc người có các bệnh lý liên quan tới cơ địa. Một số bệnh lý có thể kể tới như hen suyễn, viêm da cơ địa, nổi mề đay, viêm xoang dị ứng,…
  • Ngoài ra, dị ứng với tôm cũng xảy ra với tần suất cao hơn ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, tiền sử gia đình trẻ có người có cơ địa dị ứng.

Cách nhận biết trẻ bị dị ứng

Đây là một số cách nhận biết một trẻ em có thể bị dị ứng:

  • Sưng mí mắt: Trẻ em có thể có sưng mí mắt một hoặc cả hai mí. Điều này thường là một dấu hiệu rõ ràng của phản ứng dị ứng;
  • Ngứa, đỏ, đau mắt và chảy nước mắt: Trẻ em có thể cảm thấy ngứa và đau ở mắt, mắt có thể trở nên đỏ và bắt đầu chảy nước mắt nhiều;
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Dị ứng có thể làm cho mắt của trẻ trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng môi trường;
  • Triệu chứng khác trên cơ thể: Ngoài các triệu chứng liên quan đến mắt, trẻ có thể phát triển các triệu chứng khác như hắt xì liên tục, chảy nước mũi, nghẹt mũi, nổi mẩn trên da, nổi mề đay, ngứa ran khắp người.

Dị ứng tôm bị sưng mắt có nguy hiểm không

Dị ứng tôm có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đặc biệt là khi trẻ bị sưng mắt. Sưng mắt chỉ là một trong số nhiều triệu chứng có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với tôm hoặc các sản phẩm từ tôm.

Trong một số trường hợp, sưng mắt có thể chỉ là dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nhẹ. Tuy nhiên, sưng mắt cũng có thể là một phần của một phản ứng dị ứng nặng hơn, có thể là một phản ứng dị ứng cấp tính, đe dọa đến tính mạng gọi là phản ứng dị ứng nặng.

Nếu sự sưng tăng lên hoặc có các triệu chứng khác như khó thở, đau ngực, hoặc mất ý thức, hãy gọi ngay số cấp cứu địa phương hoặc đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.

Cách giảm triệu chứng cho trẻ khi trẻ bị dị ứng sưng mắt

Tình trạng trẻ ăn tôm bị dị ứng sưng mắt không hiếm gặp, ba mẹ cần bình tĩnh để đưa ra các cách xử lý đúng đắn trong trường hợp này. Tùy mức độ dị ứng là nhẹ hay nặng mà có những hướng điều trị khác nhau.

Loại bỏ dị nguyên ngay lập tức

Ngưng tiếp xúc: Nếu biết rõ dị nguyên gây dị ứng cho bé là gì (ví dụ như tôm), ngưng cho bé tiếp xúc với dị nguyên đó ngay lập tức.

Các mẹo xử trí tại nhà hiệu quả

Chườm lạnh: Khi chườm lạnh, quá trình tuần hoàn tại mắt và các mô xung quanh được cải thiện, giúp giảm nhanh chóng tình trạng dị ứng bị sưng mắt. Quy trình chườm mát gồm các bước sau: 

  • Bước 1: Giặt một chiếc khăn sạch
  • Bước 2: Lấy khăn bọc một viên đá lạnh hoặc nhúng khăn vào nước lạnh
  • Bước 3: Yêu cầu trẻ nhắm mắt, chườm mát quanh mắt khoảng 7 – 10 phút. 
  • Có thể lặp lại quy trình này 2 -3 lần một ngày nếu trẻ cảm thấy dễ chịu, các triệu chứng của dị ứng mắt được cải thiện.

Cho trẻ uống nhiều nước hơn: Nước có vai trò tăng cường quá trình chuyển hóa và đảo thải, giúp cơ thể nhanh chóng loại bỏ các yếu tố gây kích ứng, nhằm hỗ trợ phục hồi dị ứng mắt tốt hơn.

Uống mật ong: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong có đặc tính tiệt trùng, giảm mẩn ngứa và giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng trong vài tháng. Vì thế, trẻ ăn tôm bị dị ứng sưng mắt có thể uống mật ong để hỗ trợ giảm nhẹ các biểu hiện dị ứng.

Mat-ong-la-thuc-pham-pho-bien-de-doi-pho-voi-di-ung-sung-mat

Mật ong là thực phẩm phổ biến để đối phó với dị ứng sưng mắt

Uống nước chanh tươi: đây là loại thực phẩm có thể dùng để đối phó với nhiều loại dị ứng. Axit ascorbic có trong chanh tưới giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương, là chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì các mô liên kết và có khả năng chống viêm. Một cốc nước chanh lúc này sẽ giúp cải thiện đáng kể triệu chứng.

Chanh-tuoi-chua-vitamin-C-giup-giam-viem-nhanh

Chanh tươi chứa Vitamin C giúp giảm viêm

Sử dụng gừng: Khi bị dị ứng hải sản, ba mẹ cũng có thể cho trẻ uống một ly trà gừng nóng. Gừng giúp giảm sưng đỏ, ngứa ngáy trên da vùng quanh mắt.

Thuốc điều trị dị ứng

Ngoài ra, nếu trẻ ngứa rát nhiều, khó chịu thì có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị như: 

  • Thuốc nhỏ mắt kháng histamine: Có tác dụng đối kháng lại ảnh hưởng của histamine lên mắt. Tuy nhiên, hiệu quả của loại thuốc này chỉ kéo dài trong vài giờ, người bệnh được khuyến cáo nên nhỏ nhiều lần trong ngày
  • Thuốc nhỏ mắt dị ứng kháng viêm không chứa steroid: Là loại thuốc hoạt động dựa vào việc ức chế tổng hợp prostaglandin – thành phần trung gian của phản ứng viêm. Công dụng của nó là hạn chế sưng viêm khi bị dị ứng
  • Thuốc nhỏ mắt dị ứng chứa corticoid: Có tác dụng chống viêm rất mạnh. Tuy có hiệu quả cao nhưng đây là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ và cần phải lưu ý tới một số chống chỉ định. Vì vậy, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ trước khi bạn tự ý dùng loại thuốc này
  • Thuốc nhỏ mắt hỗ trợ ổn định tế bào mast: Vì chất ổn định tế bào mast có khả năng ngăn chặn giải phóng histamine cùng các hóa chất khác như leukotrienes, đây là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi khi điều trị dị ứng mắt
  • Thuốc nhỏ mắt chống sung huyết: Có công dụng là co mạch giúp cải thiện triệu chứng phù nề và đỏ mắt
  • Thuốc bôi ngoài vùng da mắt chứa menthol, kẽm sulfat,…

Một vấn đề quan trọng bạn cần lưu ý là nếu trẻ ăn tôm bị dị ứng sưng mắt, có thể con cũng bị dị ứng với những động vật giáp xác khác như cua. Vì vậy, bạn không nên chế biến các loại thực phẩm này cho con.

Lời khuyên: 

Dị ứng tôm bị sưng mắt không phải quá hiếm gặp, triệu chứng dễ nhận biết. Tuy nhiên các bậc phụ huynh không nên chủ quan với vấn đề này.

 Nếu trẻ có các biểu hiện như khó thở, da xanh xao, nhợt nhạt, nôn mửa nhiều, hốt hoảng,… có nghĩa trẻ có khả năng trong tình trạng nặng, thậm chí có thể dẫn tới shock phản vệ. 

Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Cha mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở gần nhất để được xử trí kịp thời. 

Hy vọng sau bài viết vivision kid cung cấp cho các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về cách xử trí trẻ dị ứng tôm bị sưng mắt. Hãy đặt lịch khám nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến dị ứng sưng mắt nhé!

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

ăn tôm bị dị ứng

dị ứng sưng mắt

sưng mắt