5 triệu chứng của đau mắt đỏ báo hiệu bệnh trở nặng cần đi khám ngay!
Đau mắt đỏ là bệnh phổ biến ở mắt khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi gặp viêm nhiễm. Các triệu chứng của đau mắt đỏ có thể biến đổi đa dạng và phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cùng vivision kid đi tìm hiểu nhé.
5 triệu chứng của đau mắt đỏ
Các triệu chứng của đau mắt đỏ khi bệnh trở nặng cần được phát hiện càng sớm càng tốt, yêu cầu sự chăm sóc y tế kịp thời và chuyên nghiệp. Người bệnh cần lưu ý những 5 triệu chứng quan trọng sau:
- Nhìn mờ: Đây không phải là một trong những biểu hiện thường thấy khi bị đau mắt đỏ. Sự khó khăn trong việc quan sát các vật xung quanh và sự giảm sút về tầm nhìn có thể là tín hiệu cảnh báo về tình trạng đang xấu đi của mắt;
- Đau nhức mắt: Cảm giác đau nhức, không thoải mái vượt quá sức chịu đựng và không đáp ứng với thuốc giảm đau khiến cho người bệnh hoang mang và lo lắng;
- Chảy máu: Sự xuất hiện của máu trong mắt, dù chỉ là một lượng nhỏ, cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại, yêu cầu sự đánh giá và điều trị cẩn thận từ các bác sĩ có chuyên môn;
- Sưng nề mi mắt và khó mở mắt: Mi mắt sưng nề, khó mở mắt có thể là kết quả của viêm nhiễm nặng hoặc dấu hiệu của giả mạc gây dính mi mắt. Việc tự ý cố gắng tách hay vạch mắt có thể gây tổn thương giác mạc nghiêm trọng. Trong trường hợp này, người bệnh nên hạn chế dùng tay tác động trực tiếp vào mắt, vệ sinh mắt bằng dung dịch rửa mắt chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để tránh bội nhiễm vi khuẩn làm tình trạng đau mắt đỏ nặng lên;
- Các dấu hiệu kéo dài và nặng hơn: Mọi biểu hiện cho thấy triệu chứng của đau mắt đỏ kéo dài và trở nên nặng hơn đều cần được kiểm tra để theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh. Việc này sẽ giúp xác định tình trạng mắt và quyết định liệu pháp điều trị thích hợp.
Những triệu chứng trên không chỉ là những dấu hiệu của đau mắt đỏ mà còn có thể là tín hiệu cho thấy đang có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe đôi mắt. Việc đi khám và nhận được chăm sóc y tế chuyên nghiệp là cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn và các biến chứng của đau mắt đỏ.Hình ảnh mắt tiết gì trong đau mắt đỏ
Cách hạn chế nguy cơ biến chứng của đau mắt đỏ?
Đau mắt đỏ thường không để lại biến chứng hay di chứng nguy hiểm cho mắt của bạn sau này, nhưng trong nhiều trường hợp đau mắt đỏ để lại biến chứng nặng nề do sự sai lầm trong chẩn đoán, chậm trễ điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Để giảm nguy cơ biến chứng của đau mắt đỏ, có một số biện pháp cơ bản mà bạn cần thiết phải ghi nhớ:
- Điều trị kịp thời: Đi khám sớm và điều trị ngay khi xuất hiện các triệu chứng của đau mắt đỏ để ngăn ngừa sự lan rộng của bệnh và tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn;
- Tuân thủ đúng liều lượng thuốc: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị đã được kê trên đơn thuốc để tránh tình trạng thuốc không hiệu quả hoặc tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc gây khó khăn hơn trong điều trị sau này;
- Hạn chế tự ý tự điều trị: Tránh việc tự ý sử dụng các loại thuốc mà không có chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ. Hành động này có thể gây ra các biến chứng không mong muốn hoặc làm tình trạng đau mắt đỏ của bạn trở nên tồi tệ hơn;
- Bảo vệ mắt đúng cách: Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như bụi, hóa chất, phấn hoa, khói thuốc lá. Đeo kính mắt khi ra đường. Đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc trong môi trường có nguy cơ gây tổn thương mắt, công việc có tiếp xúc với hoá chất hoặc các chất độc hại;
- Thực hiện chế độ sống khỏe: Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khoẻ từ đó giúp cơ thể chống lại các bệnh lý về mắt và các bệnh lý khác liên quan.
Lưu ý: Việc tuân thủ các biện pháp trên không chỉ giúp hạn chế nguy cơ biến chứng của đau mắt đỏ mà còn bảo vệ và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mắt.
Các dấu hiệu của đau mắt đỏ
Dấu hiệu của đau mắt đỏ có thể biến đổi đa dạng và phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một số dấu hiệu phổ biến của đau mắt đỏ bao gồm:
- Mắt đỏ và sưng tấy: Là biểu hiện chủ yếu, mắt có thể trở nên đỏ, sưng tấy và một số trường hợp có thể xuất hiện một vùng màu đỏ ở xung quanh mắt;
- Cảm giác đau rát hoặc đau nhức: Cảm thấy đau rát, khó chịu hoặc có cảm giác đau nhức mặc dù không có ánh sáng mạnh hoặc tác động nào tác động vào mắt;
- Khó mở mắt hay mi mắt sưng nề: Mi mắt có thể sưng nề, làm cho việc mở mắt trở nên khó khăn, gây cảm giác khó chịu và giảm khả năng nhìn;
- Chảy nước mắt: Đau mắt đỏ thường đi kèm với tình trạng chảy nước mắt tăng lên, mắt tiết dịch, tiết nhầy nhiều hơn bình thường;
- Mất thị lực: Trong một số trường hợp, đau mắt đỏ có thể gây giảm hoặc mất thị lực tạm thời khiến bệnh nhân lo sợ, hoang mang.
Những dấu hiệu này góp phần định hướng nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ thường là viêm nhiễm, dị ứng hoặc dị vật. Việc chẩn đoán đúng nguyên nhân là rất quan trọng để áp dụng phương pháp điều trị thích hợp. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu trên, cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Lời khuyên
Đau mắt đỏ là một bệnh phổ biến trong cộng đồng và không khó điều trị, nhưng trong một số trường hợp có thể diễn biến nặng, đi kèm với một bệnh lý khác hoặc trên nền những bệnh nhân có sức khỏe yếu. Vì vậy, khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào trong 5 dấu hiệu nguy hiểm của đau mắt đỏ, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám mắt có chất lượng và uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn thăm khám, chẩn đoán và điều trị một cách hiệu quả nhất, tránh xảy ra những biến chứng và di chứng không mong muốn.
Đặt lịch khám tại vivision kid qua Hotline 0334141213 để các bác sĩ chuyên gia giúp bảo vệ đôi mắt của bạn nhé!
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: