Giải quyết lo lắng: VIêm giác mạc có gây mù không

Viêm giác mạc là tình trạng mắt bị viêm nhiễm bởi các nguyên nhân do vi sinh vật, nấm hoặc do khô mắt, nhắm mắt không kín. Các trường hợp nhẹ, không do vi sinh vật, nấm gây ra có thể được điều trị tại nhà với việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ và sử dụng một số biện pháp bổ sung đơn giản.

Với trường hợp viêm do vi sinh vật, nấm, trường hợp nặng thì có thể cần nhập viện để điều trị dứt điểm, tránh việc bệnh tiến triển thành loét.

Vậy viêm giác mạc có thể khiến bạn mù lòa hay không? Làm thế nào để phòng tránh và khi nào thì bạn cần đến gặp bác sĩ?

Tại sao viêm giác mạc có nguy cơ gây mù lòa

Các trường hợp viêm giác mạc nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng gì.

Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng thuốc một cách bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ, điều trị chưa đúng nguyên nhân có thể khiến bệnh ngày càng nặng thêm. Từ đó tăng nguy cơ gây loét giác mạc, sau khi lành để lại sẹo ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực.

Bên cạnh đó, nếu sẹo càng đến gần trung tâm, dày, càng đục thì ảnh hưởng đến thị lực càng nhiều. Việc bệnh tiến triển thành loét sau đó thành sẹo nguyên nhân thường do không phát hiện kịp thời bỏ lỡ thời gian chữa trị tốt nhất.

Ngoài ra một số trường hợp điều trị tại nhà không tuân thủ nghiêm túc chỉ dẫn của bác sĩ cũng có thể dẫn đến tình trạng trên. 

Vết loét càng lớn, càng xâm nhập sâu vào các lớp của giác mạc thì khi lành sẹo sẽ càng lớn, càng dày ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của bạn. Đây được coi là nguyên nhân chính gây giảm thị lực ở những người viêm giác mạc

Loet-giac-mac-bien-chung-cua-viem-giac-mac

Loét giác mạc- biến chứng của viêm giác mạc

Làm thế nào để phòng tránh viêm giác mạc

Một số trường hợp do sức đề kháng không tốt nên vẫn có nguy cơ để lại sẹo làm ảnh hưởng thị lực. Vậy nên phòng tránh bệnh vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu. Bạn có thể phòng tránh bằng một số biện pháp như:

  • Sử dụng kính áp tròng đúng cách: Đây là loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt và bao phủ lên giác mạc là chủ yếu nên nếu sử dụng không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ viêm rất nhiều. Khi dùng kính áp tròng bạn cần vệ sinh tay, kính sạch sẽ, tuyệt đối không sử dụng kính không đảm bảo chất lượng và chủ quan trong việc vệ sinh trước khi dùng kính
  • Vệ sinh tay, không dụi mắt: Trong sinh hoạt, tay bạn cần tiếp xúc với rất nhiều vật vậy nên trên tay có rất nhiều vi sinh vật gây hại. Khi bạn dụi mắt sẽ khiến chúng có cơ hội xâm nhập và gây viêm cho mắt từ đó gây viêm. Vệ sinh tay và tránh dụi mắt sẽ làm giảm tính trạng này
Ve-sinh-tay-giam-nguy-co-viem-cho-mat.

Vệ sinh tay giảm nguy cơ viêm cho mắt

 

  • Bảo vệ mắt khi tiếp xúc với môi trường khói bụi, tia UV: Với tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay nếu tiếp xúc mà không sử dụng biện pháp bảo vệ cũng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ viêm
  • Tránh chia sẻ vật dụng cá nhân: Viêm giác mạc nhìn chung sẽ khó phát hiện nếu không có biểu hiện khiến bạn lưu ý. Vậy nên việc chia sẻ vật dụng cá nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho cả bạn và những người xung quanh
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách tập thể dục và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ các chất
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị viêm giá mạc
Tranh-dui-mat.

Tránh dụi mắt

Khi nào cần khám bác sĩ

Viêm giác mạc có thể là biến chứng của nhiều bệnh mắt và có nguy cơ tạo nên các biến chứng khác như loét, thủng, sẹo giác mạc dẫn đến giảm thị lực, mù lòa thậm chí mất chức năng mắt bị viêm.

Vậy nên khi nhận thấy các dấu hiệu viêm giác mạc sau bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và có phương hướng điều trị tốt nhất:

  • Đau mắt: Đau mắt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh về mắt nguy hiểm không chỉ là viêm giác mạc. Vậy nên khi bạn cảm thấy mắt đau thì cần đến khám bác sĩ ngay lập tức
  • Đỏ mắt: Đây là một triệu chứng phổ biến của rất nhiều bệnh mắt như viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, … Bạn có thể sẽ chủ quan khi chỉ thấy mắt đỏ nhưng nếu tình trạng này kéo dài hoặc đột nhiên mắt bạn đỏ lên rất nhiều thì bạn nên đi khám ngay lập tức
  • Nước dư thừa hoặc dịch tiết khác từ mắt: việc này là một đáp ứng tự nhiên của mắt nhằm rửa trôi các chất gây khó chịu cho mắt khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên với viêm kết mạc mắt sẽ liên tục trong tính trạng khó chịu vì thế nước mắt sẽ chảy rất nhiều
  • Khó mở mắt vì đau hoặc kính ứng: Điều này gây khó chịu và cản trở sinh hoạt hàng ngày
  • Nhìn mờ, giảm thị lực: Giảm thị lực có thể có ngay cả khi chỉ bị viêm nhẹ thị lực sẽ giảm nhưng không nhiều
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Cảm giác dị vật.

Viêm giác mạc nếu không được điều trị kịp thời có thể gây loét, trường hợp nặng có thể gây thủng, tích mủ trong tiền phòng khiến thị lực giảm vĩnh viễn thậm chí mù lòa. Vậy nên đừng chủ quan mà hãy đi khám khi bạn phát hiện những triệu chứng kể trên. 

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.