Bày cách chữa sưng mí mắt trên nhanh nhất

 Sưng mí mắt là tình trạng khá thường gặp, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Vậy, những nguyên nhân nào gây sưng mí mắt trên và các cách chữa sưng mí mắt trên nhanh nhất là gì?

Sung-mi-mat-tren-la-hien-tuong-pho-bien

Sưng mí mắt là hiện tượng phổ biến

Những nguyên nhân nào gây sưng mí mắt trên?

Sưng mắt có thể chỉ ở một mí hoặc cả mí mắt trên và dưới. Cơ chế của sưng mí mắt chủ yếu là do tích trữ một lượng chất lỏng dư thừa trong các mô liên kết xung quanh mắt. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới sưng mí mắt trên.

Nguyên nhân thông thường

Khóc: Khi ở trong trạng thái khóc, lúc này máu trong cơ thể sẽ tăng cường đi đến các mô quanh mắt, làm cho các mao mạch giãn rộng, dẫn tới mắt bị sưng, đau, đỏ ngầu. Để cải thiện tình trạng này chỉ cần uống nhiều nước và để mắt thư giãn, nghỉ ngơi. Sau một thời gian ngắn, mắt sẽ giảm sưng đỏ.

Mất ngủ: Đây là nguyên nhân phổ biến gây sưng mắt vào buổi sáng thức dậy. Mất ngủ làm cho đôi mắt không được thư giãn, nghỉ ngơi đủ, quá trình trao đổi chất cũng bị ảnh thưởng. Lúc này máu bị giữ ở quanh mắt, khiến mắt sưng phù. 

Nguyên nhân bệnh lý

Chắp mắtlẹo mắt là hai bệnh lý viêm nhiễm tại mi mắt. Biểu hiện chung của chúng là những ổ sưng nề ở vùng mi mắt, dẫn tới đau nhức, khó chịu tại mi mắt. 

  • Chắp mắt là tình trạng tắc nghẽn tuyến Meibomian tại mi mắt (tuyến tiết dầu), dẫn tới các dấu hiệu như: mắt sưng đỏ, ngứa mi mắt,…. Sau vài ngày, chắp biến đổi thành một khối tròn, không đau và to dần thành một khối đỏ tại mi mắt, khi sờ thường cứng
  • Lẹo mắt có căn nguyên thường là vi khuẩn sinh mủ (tụ cầu,…) xâm nhập vào tuyến nang lông tại mí mắt. Biểu hiện là: Khi mới bị bệnh, mí mắt hơi sưng đỏ, ngứa và đau. Sau đó sẽ nổi lên một khối chắc, nhỏ như hạt gạo. Sau 3-4 ngày, khối sưng này bị mưng mủ rồi vỡ ra. 

Đau mắt đỏ( còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng viêm của mắt làm cho màng mỏng phủ trên lòng trắng của mắt (gọi là kết mạc) bị viêm đỏ, kèm theo một số triệu chứng như: sưng mí mắt, ngứa mắt, nhiều rỉ mắt, chảy nước mắt,… Căn nguyên gây bệnh phổ biến là virus và vi khuẩn. 

Viêm mô tế bào hốc mắt: Là tình trạng nhiễm trùng mí mắt hay các mô mềm quanh nhãn cầu. Một số đặc điểm cần lưu ý ở bệnh lý này là thường chỉ bị một bên, không lan sang mắt còn lại và hay gặp ở nhóm trẻ dưới 6 tuổi. Vi khuẩn là căn nguyên phổ biến nhất. Đây là bệnh lý cần được thăm khám bởi các bác sĩ vì có thể diễn tiến rất nghiêm trọng gây suy giảm thị lực vĩnh viễn, viêm màng não.

Viem-mo-te-bao-hoc-mat-gay-sung-mat

Viêm mô tế bào hốc mắt gây sưng mắt

Tắc tuyến lệ: Xảy ra do hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc tắc nghẽn hoàn toàn. Từ đó, nước mắt không thể được dẫn lưu bình thường, gây ra chảy nước mắt sống và làm mắt dễ bị kích ứng, nhiễm trùng. 

Dị ứng: Khi mắt tiếp xúc với các chất gây kích ứng như phấn hoa, lông chó mèo, mỹ phẩm hoặc dị ứng thời tiết, thức ăn có thể gây phản ứng dị ứng và dẫn tới sưng mí mắt, đỏ, ngứa mắt,…

Các cách chữa sưng mí mắt trên nhanh nhất là gì?

Các chuyên gia Nhãn khoa khuyến cáo chỉ nên chữa sưng mí mắt tại nhà với những nguyên nhân lành tính, còn nếu sưng mí mắt là một biểu hiện của các bệnh lý (ví dụ như viêm mô tế bào hốc mắt, tắc tuyến lệ,…) người bệnh nên được thăm khám bởi bác sĩ. 

Bạn có thể tham khảo một số cách trị sưng mí mắt tại nhà dưới đây: 

Chườm lạnh: Khi chườm lạnh, quá trình tuần hoàn tại mắt được cải thiện, giúp giảm triệu chứng sưng mí mắt nhanh chóng. Quy trình chườm lạnh gồm các bước sau: 

  • Bước 1: Ngâm khăn sạch vào nước lạnh rồi vắt khô hoặc dùng khăn sạch bọc một cục đá lạnh
  • Bước 2: Đắp khăn lạnh lên mắt hoặc chườm khăn bọc đá lạnh vào vùng mắt khoảng 5 – 7 phút.

Ngoài ra, một số mẹo chữa sưng mí mắt bằng những nguyên liệu tự nhiên cũng góp phần giảm nhanh tình trạng này. 

Đắp nước muối ấm: Nếu chỉ sưng mắt do các nguyên nhân thông thường, có thể sử dụng nước muối ấm để làm giảm sưng mắt bằng cách: Lấy 3 – 4 thìa cà phê muối vào trong cốc, đổ nước ấm vào rồi khuấy tan. Dùng gạc hoặc khăn sạch nhúng vào nước muối đã chuẩn bị rồi đắp lên mắt 5 – 7 phút.

Đắp khoai tây: Trong khoai tây có chứa chất Catecholase có tác dụng giảm sưng mắt, bọng mắt, hạn chế quầng thâm làm sáng da. Để hạn chế sưng mắt bằng đắp khoai tây, bạn hãy:

  • Cho củ khoai tây đã rửa sạch vào trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 phút
  • Thái củ khoai tây thành những lát mỏng
  • Đắp các lát khoai tây lên mắt khoảng 15 phút, massage nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn
  • Cuối cùng, hãy rửa sạch mắt bằng nước. 

Chườm trà túi lọc: Trong túi trà có Tanin tự nhiên giúp tăng tuần hoàn máu. Khi đắp lên da có tác dụng giảm sưng và tạo cảm giác dễ chịu cho mắt. Đầu tiên, bạn hãy giữ lại phần túi trà sau khi hãm bằng nước nóng, vắt bớt nước đi và đắp trực tiếp lên mắt, thư giãn khoảng 30 phút.

Chuom-mat-bang-tui-tra-giup-giam-sung-mat

Chườm mát bằng túi trà giúp giảm sưng mắt

Những lưu ý khi áp dụng các trị sưng mí mắt tại nhà

Sưng mí mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, đôi khi bạn không thể xác định chính xác được. Vì vậy, việc được thăm khám bởi bác sĩ để đưa ra chẩn đoán và điều trị phù hợp là rất quan trọng. 

Nếu sưng mí mắt do các nguyên nhân thông thường như khóc hay mất ngủ nhiều, áp dụng những mẹo chữa sưng mí mắt tại nhà thì tình trạng này có thể hết trong 24 giờ.  

Nếu sưng mí mắt do chắp, lẹo: Tuyệt đối không tự chích nặn trước khi khám bác sĩ vì nguy cơ nhiễm trùng cao và có thể gây các biến chứng khác rất nguy hiểm.

Không dụi mắt: khi bị sưng mắt thường kèm theo tình trạng ngứa mắt, dẫn tới dụi mắt liên tục. Hành động này có thể làm xước giác mạc, lây lan mầm bệnh hoặc trực tiếp đưa vi khuẩn từ tay, từ môi trường vào mắt. 

Dui-mat-co-the-lam-sung-mat-nang-them

Dụi mắt có thể làm sưng mắt nặng thêm

Như vậy, sưng mí mắt có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có một số bệnh lý rất nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn và hướng dẫn cách điều trị phù hợp. 

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.