Theo dõi là bước đầu chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh
Lác mắt ở trẻ sơ sinh thường do sự phối hợp của 2 mắt còn kém. Thông thường, hiện tượng này sẽ giảm dần và hết hẳn lúc 2 tuổi. Vì vậy, cách chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh bước đầu chỉ cần theo dõi. Vậy, cần theo dõi các yếu tố nào để đảm bảo mắt phát triển tốt nhất?
Những nguyên nhân có thể gây lác mắt ở trẻ sơ sinh
Lác mắt là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Các nguyên nhân gây lác mắt có thể là:
- Đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể xuất hiện hiện tượng lác do sự phát triển chưa hoàn thiện của hệ thống thị giác, dẫn tới mất cân bằng hoạt động giữa 2 mắt;
- Trẻ mắc các tật khúc xạ như: Cận thị, viễn thị hay loạn thị. Cận thị thường gây ra lác ngoài và viễn thị hay gây lác vào trong
- Do bất thường ở các cơ vận nhãn (có chức năng vận động nhãn cầu);
- Các bệnh lý gây tổn thương dây thần kinh III, IV và VI (là các dây thần kinh chi phối các cơ vận nhãn) hoặc tổn thương não khiến cũng có thể gây lác mắt;
- Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng lác có thể do yếu tố gia đình;
- Giả lác mắt: tình trạng này có biểu hiện giả của bệnh lác, tuy nhiên thực chất mắt vẫn nhìn thẳng và không có bất thường. Vấn đề này có thể gặp do khe mi hẹp.
Vì sao theo dõi là bước đầu chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh?
Cùng với sự phát triển và lớn lên của trẻ, các cơ ở mắt cũng sẽ hoàn thiện dần, trở nên đồng bộ và phối hợp chuyển động một cách nhịp nhàng, tình trạng lác mắt sẽ dần cải thiện và hết.
Theo thống kê, thông thường, lác sẽ giảm dần khi trẻ được 4 – 6 tháng tuổi và đến năm hai tuổi sẽ không bị lác nữa. Ngoài ra, một tỉ lệ không nhỏ các trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng giả lác. Vì vậy, cách chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh trước hết là phải theo dõi.
Bố mẹ cần theo dõi một số yếu tố liên quan để cung cấp đầy đủ các thông tin cho bác sĩ, cụ thể là:
- Thời điểm khởi phát: lác bắt đầu xuất hiện từ khi nào?
- Hình thái lác: biểu hiện lác trong, lác ngoài, lác lên trên hay xuống dưới?
- Tần suất: lác xuất hiện từng lúc hay thường xuyên, liên tục?
- Các biểu hiện bất thường về mắt khác.
Các cách chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh là gì?
Với các tiến bộ trong y học hiện nay, bệnh lác mắt có khả năng chữa khỏi. Tuy nhiên, cách chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh còn tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân cụ thể và ở từng trẻ sẽ có những biện pháp phù hợp khác nhau. Ví dụ, lác mắt do tật khúc xạ cận thị sẽ có phác đồ điều trị khác biệt so với lác mắt do tổn thương dây thần kinh số III.
Nhìn chung, quy trình chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh gồm 3 giai đoạn như sau:
Điều chỉnh bằng kính: Chỉnh kính là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong điều trị mắt lác, đặc biệt là lác do cơ chế điều tiết. Kính có tác dụng hỗ trợ tầm nhìn, bảo toàn chức năng hợp thị hai mắt, từ đó ngăn ngừa tình trạng suy giảm thị lực ở mắt lác. Các yếu tố cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định chỉnh kính bao gồm:
Điều trị nhược thị: Sau quá trình chỉnh kính mà thị lực không có sự cải thiện (tức là sau khi kết thúc 2 chu kỳ đeo kính) thì cần phải kết hợp thêm các biện pháp chữa trị nhược thị. Chỉ khi khắc phục được tình trạng nhược thị ở mắt thì các phương pháp điều trị lác mới đạt hiệu quả. Một số phương pháp điều trị phổ biến là: bịt mắt, gia phạt, sử dụng phần mềm tập nhược thị, tập tô vẽ hoặc xâu hạt cườm để kích thích dây thần kinh thị giác…
Phẫu thuật để phục hồi sự cân bằng 2 mắt: Phẫu thuật là cách chữa mắt lé cuối cùng nhằm điều chỉnh vị trí các cơ vận nhãn về bình thường. Mức độ chỉnh hết lác sẽ phụ thuộc vào độ lác cũng như kiểu lác của người bệnh. Mổ lác thường được tiến hành với thời gian nhanh chóng, thông thường từ 20 – 40 phút. Sau phẫu thuật có thể xuất viện luôn khi tình trạng ổn định.
Nên làm gì khi trẻ sơ sinh có lác?
Trẻ sơ sinh bị lác mắt không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề về thẩm mỹ mà nghiêm trọng hơn là tình trạng thị giác có thể đang bị đe dọa. Nếu tình trạng hai mắt không cân đối cứ kéo dài có thể sẽ khiến cho thị lực bên mắt bất thường giảm sút và mắt bình thường dần dần chiếm ưu thế hơn. Lúc này mắt bình thường có thể bù đắp cho mắt bị lác, từ đó khiến não bộ vô tình bỏ qua những tín hiệu thị giác ở bên mắt lác.
Ngoài ra, lác mắt ở trẻ sơ sinh có nguyên nhân đa dạng và có thể chữa khỏi khi được thăm khám từ sớm cũng như có biện pháp can thiệp phù hợp. Do đó, việc khám mắt cho trẻ sơ sinh bởi các chuyên gia Nhãn khoa là rất cần thiết. Chỉ khi xác định chính xác nguyên nhân và thực hiện các can thiệp ở thời điểm thích hợp, kịp thời thì tình trạng lác mới có thể hết hẳn và tránh các biến chứng nguy hiểm như: nhược thị,…
Bên cạnh đó, tình trạng lác mắt ở trẻ sơ sinh nếu được bác sĩ khuyến cáo tạm thời chỉ nên theo dõi, chưa cần điều trị hay can thiệp gì, ba mẹ phải chú ý theo dõi sát các sự tiến triển của lác (lác nhẹ dần hay nặng lên, tần suất có tăng lên không,…) và các biểu hiện bất thường tại mắt khác kèm theo.
Như vậy, vivision kid đã cung cấp cho bạn các cách chữa lác mắt cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên bước đầu chỉ cần theo dõi sát. Tại vivision kid có các bác sĩ Nhãn khoa làm việc tại bệnh viện Mắt trung ương cùng các Optometrists đến từ Đại học Y Hà Nội với nhiều năm kinh nghiệm trong việc chữa mắt lác, các tật khúc xạ, điều trị nhược thị và các vấn đề khác liên quan đến mắt. Để đặt lịch khám tại vivision kid, bạn vui lòng gọi hotline 0334141213 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể nhé!
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: