Hết lác trong chỉ nhờ đeo kính đúng số?
Phân biệt lác theo vị trí của nhãn cầu thì có: lác trong, lác ngoài, lác đứng. Lác trong là hay gặp nhất trong 3 loại. Lác trong có thể hết chỉ nhờ đeo kính đúng số. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tinh giúp bạn giải đáp thắc mắc của mình.
Nguyên nhân lác trong
Lác mắt là một bệnh gồm hai hội chứng: lệch trục nhãn cầu (mắt lác) và rối loạn thị giác hai mắt (giảm hay mất chức năng phối hợp giữa hai mắt như hợp thị, phù thị,…) Biểu hiện của lác là do lệch trục thị giác nên hình ảnh của vật không rơi đúng vào hai hoàng điểm của hai mắt, dần dần mắt lác sẽ bị loại ra khỏi sự nhìn, thị lực sẽ giảm dẫn dẫn đến nhược thị (nhược thị hay còn gọi là mắt lười – khi một mắt không được sử dụng thì não bộ có xu hướng đào thải khỏi tầm nhìn)
Lác trong hay còn gọi là lác quy tụ, hình thái này hay gặp hơn lác ngoài (hay lác phân kỳ). Tỷ lệ nhược thị do lác trong cũng nhiều hơn lác ngoài và tuổi xuất hiện cũng sớm hơn, hay kèm theo viễn thị
Nguyên nhân dẫn đến lác trong:
Do điều tiết
Lác trong do điều tiết chiếm chiếm 53%, có thể do tật khúc xạ hoặc không do khúc xạ. Đặc điểm của loại này là đeo kính hết lác hoặc giảm độ lác. Tất cả lác trong do điều tiết có một số đặc điểm chung như sau: thường khởi phát trong thời gian từ 6 tháng đến 7 tuổi, khi mới bị thường biểu hiện không đều lúc lác lúc không, hay có yếu tố di truyền, đôi khi xuất hiện sau chấn thương hay sốt cao và hay kèm nhược thị. Người viễn thị luôn phải điều tiết cả nhìn xa và nhìn gần, do đó mà quy tụ quá mức dẫn tới lác trong. Ngược lại cận thị khi nhìn gần không cần điều tiết nên mắt lác ngoài.
Do cơ vận nhãn
Bệnh lý, hội chứng ảnh hưởng đến cơ (20%): Xung quanh nhãn cầu có rất nhiều cơ chi phối. Trong quá trình nhìn, các cơ này sẽ phối hợp với nhau để kiểm soát động tác mắt như: nhìn lên, xuống, trái phải. Bất thường về giải phẫu và hình thể của cơ vận nhãn: cơ dài ngắn, to nhỏ không bình thường. Cơ yếu khỏe, cơ bám bất thường,… cũng gây ra các vị trí bất thường của mắt như lác. Tùy vào cơ bị tổn thương mà vị trí lác khác nhau.
Bẩm sinh
Lác trong bẩm sinh chiếm 5%. Nhiều trẻ sinh ra đã có mắt đã có lác trong hoặc xuất hiện trong thời gian trẻ dưới 6 tháng tuổi, tuy nhiên bố mẹ cũng không nhớ thật chính xác thời gian trẻ bị lác, đây là hình thái hay gặp nhất đặc trưng bởi độ lác lớn, độ lác nhìn gần và nhìn xa như nhau. Lác bẩm sinh có thể kèm theo các hội chứng bất thường khác nhưng thường chưa biểu hiện cho tới khi trẻ trên 1 tuổi. Các chuyên gia cho rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong nguồn gốc sinh ra lác. Trong gia đình có người từng bị lác bẩm sinh thì nguy cơ trẻ đẻ ra có thể bị lác.
Mắt lác trong có thể hết chỉ nhờ đeo kính?
Lác trong có thể hết nhờ đeo kính nếu nguyên do nguyên nhân điều tiết. Người bị lác thường hay kèm theo tật khúc xạ nên chỉnh kính là một khâu rất quan trọng trong điều trị lác. Ngoài giải quyết yếu tố điều tiết thì đeo kính còn giúp cho trẻ nhìn hình ảnh rõ nét và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp thị giác của hai mắt
Tất cả người bệnh lác có kèm thêm tật khúc xạ thì đều cần phải chỉnh kính đầy đủ và chính xác. Hình thái lác trong hay kèm theo tật viễn thị và lác ngoài thường kèm theo cận thị, chính thị (mắt bình thường) hoặc viễn thị nhẹ
Đeo kính phải đảm bảo các yếu tố: phù hợp với tật khúc xạ, hình thái lác. Kính phải đảm bảo chất lượng hình ảnh, đáp ứng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật như khoảng cách đồng tử,…. Kính phải nhẹ, đeo thoải mái dễ chịu, không gây dị ứng da
Theo dõi điều trị, lác trong do điều tiết nếu đeo kính đúng số hoàn toàn có thể hết hoặc giảm độ lác
Lác trong điều tiết chia 2 loại:
- Lác trong do điều tiết hoàn toàn: trẻ thường bị viễn thị khá cao, khi chỉnh đủ số kính thì hết lác, hay xuất hiện vào khoảng 4-5 tuổi. Loạn này không cần phải phẫu thuật. Hàng năm cần phải đánh giá lại độ viễn thị toàn phần để kịp điều chỉnh phù hợp, trẻ thường có xu hướng giảm dần viễn thị theo tuổi;
- Lác trong do điều tiết cục bộ: chỉnh kính đủ số thì độ lá giảm nhưng không hết. Có khi nhìn xa hết lác nhưng nhìn gần vẫn còn lác. Nếu đeo kính mà vẫn còn lác thì cần tính toán phẫu thuật để giải quyết nốt độ lác còn lại.
Vậy có cần luôn luôn đeo kính để chỉnh lác?
Nếu trong quá trình điều trị không tuân thủ đeo kính như bác sĩ hướng dẫn như đảm bảo về thời gian đeo, thời gian nghỉ, hay bỏ giữa chừng thì lác sẽ quay trở lại.
Ngoài việc điều trị tật khúc xạ, thì bệnh nhân thường phải điều trị cả nhược thị để đảm bảo điều trị lác trong đạt hiệu quả tối ưu. Tập nhược thị có tác dụng quan trọng để tăng thị lực hai mắt, giúp hạn chế lác tái phát sau phẫu thuật, mở rộng thị trường hai mắt. Người bệnh cần được tư vấn chọn phương pháp điều trị nhược thị phù hợp và hiệu quả phụ thuốc vào các yếu tố: tình trạng nhược thị, tuổi, hình thái lác, tật khúc xạ, điều kiện kinh tế,…. Có nhiều phương pháp như phương pháp bịt một mắt, phương pháp gia phạt (gần, xa, toàn bộ), phương pháp phục thị, phương pháp khu trú,… Nhược thị do lác có thể phục hồi được nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng.
Lác trong gây ra nhiều tác hại: làm rối loạn chức năng thị giác hai mắt. Lác trong ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cuộc sống của người bệnh (gây tâm lý tự ti, ngại giao tiếp, nhất là trẻ em lác mắt thường ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập của trẻ, kém năng động do thị lực kém, hay tư thế bất thường như lệch đầu vẹo cổ)
Chính vì thế, bố mẹ cần phải cho trẻ thăm khám và theo dõi sự thay đổi của tật khúc xạ hay bất cứ vấn đề gì về thị giác hai mắt. Việc khám và điều trị lác cần được chú trọng ngay từ khi mới xuất hiện, bất kể lứa tuổi nào nhằm ngăn ngừa nhược thị. bảo tồn hay phục hồi chức năng thị giác hai mắt. Việc đeo kính điều trị lác chỉ có hiệu quả lớn nhất khi được điều trị sớm.
Hi vọng những thông tin trên giúp bố mẹ hiểu về lác trong và có kiến thức để phát hiện bất thường đối với mắt của trẻ.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.