Bật mí những điều nên làm khi mắt bị rối loạn điều tiết

Rối loạn điều tiết là tình trạng phổ biến, thường gặp ở những đối tượng có thời gian làm việc liên tục như là dân văn phòng, học sinh, sinh viên. Vậy khi bị rối loạn điều tiết chúng ta nên làm gì? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn biết.

Mắt bị rối loạn điều tiết nên làm gì?

Mắt của bạn cần phải điều tiết mỗi khi bạn làm việc ở gần, quá trình này diễn ra liên tục trong khoảng thời gian dài làm cho mắt bị rối loạn điều tiết. Tình trạng này ngày càng tăng nhiều lên, đặc biệt là những người làm văn phòng, học sinh, sinh viên làm việc với máy tính nhiều.

Mắt bị rối loạn điều tiết thường có các triệu chứng như nhức mỏi mắt, nhìn mờ,nhoè, khó tập trung khi làm việc, có thể kèm theo khô rát mắt, chảy nước mắt, đau đầu, song thị.

Một số nguyên nhân làm mắt bị rối loạn điều tiết như: 

  •  Sử dụng các thiết bị điện tử liên tục và trong thời gian dài khiến mắt làm việc quá sức;
  • Vị trí học tập và làm việc thiếu ánh sáng, ánh sáng chưa đủ tiêu chuẩn, tư thế ngồi không phù hợp;
  • Mắc các tật khúc xạ nhưng không sử dụng kính hoặc đeo kính không phù hợp với mắt (như non độ hoặc quá độ).

Những việc nên làm khi mắt bị rối loạn điều tiết:

Thay đổi lối sống

  • Điều đầu tiên bạn cần làm là thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt và làm việc. Sắp xếp thời gian làm việc, ăn uống và nghỉ ngơi thư giãn cho phù hợp, hạn chế tối thiểu thời gian làm việc với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại. Đặc biệt nên ngủ ngủ đủ 8 giờ một ngày và ngủ trước 11 giờ đêm để cho mắt có khoảng thời gian nghỉ ngơi điều tiết lại;
  • Đảm bảo vị trí làm việc và góc học tập có đầy đủ ánh sáng, không quá chói cũng không quá tối. Ngồi đúng tư thế tránh để mắt quá gần màn hình hoặc quá xa màn hình;
Cac-loai-thuc-pham-tot-cho-mat

Các loại thực phẩm tốt cho mắt

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu omega 3, carotene, lutein và zeaxanthin như cá hồi, cà rốt, ớt, bơ, bông cải xanh, dâu tây… vào các bữa ăn hằng ngày giúp mắt tốt hơn;
  • Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời như chơi thể thao, đi dã ngoại,…

Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng gây hại 

  • Các loại ánh sáng gây hại cho mắt như ánh sáng điện tử, các tia UV. Vì vậy, nên sử dụng màn hình lọc, kính chống ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, ra ngoài trời cần đeo kính râm và mũ rộng vành để mắt hạn chế tiếp xúc với tia UV;
  • Ngồi đúng tư thế: Mắt cách xa màn hình khoảng 50-70cm, tâm màn hình thấp hơn mắt khoảng 10-20cm vì mắt của chúng ta chỉ làm việc thoải mái khi chúng ta liếc nhẹ xuống khi đọc sách cũng như khi làm việc gần, 2 tay song song với nền nhà, 2 chân vuông góc với mặt đất, thẳng lưng và giữ 2 vai cân bằng. Đây cũng là cách giảm áp lực lên cột sống, hạn chế thoái hoá cột sống;
Hinh-minh-hoa-tu-the-ngoi-lam-viec-dung-cach

Minh hoạ tư thế ngồi làm việc đúng khách

Massage, thư giãn mắt 

  • Chú ý các bài tập thư giãn mắt tại chỗ như quy tắc 20-20-20, tức là sau 20 phút khi làm việc liên tục thì nhìn xa 20 feet (tương đương 6m) trong khoảng 20 giây, có thể nhìn ra cửa sổ hay nhìn ngắm cây cối để cơ mắt được thư giãn và giãn điều tiết. Cần chớp mắt liên tục tránh làm việc quá tập trung quên chớp mắt gây khô mắt, cay mắt;
  • Cần bổ sung thêm các thuốc nhỏ mắt nhân tạo để giảm tình trạng khô mắt;
  • Nhắm mắt nhẹ và lấy tay massage nhẹ quanh vùng mắt để mắt được nghỉ ngơi, các cơ của mắt được giãn ra. 
Nghi-ngoi-massage-mat-de-thu-gian-khi-roi-loan-dieu-tiet

Nghỉ ngơi massage mắt để thư giãn khi rối loạn điều tiết

Kiểm tra mắt định kỳ

Kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng một lần giúp theo dõi độ khúc xạ của bạn, điều chỉnh kính cho phù hợp, tránh hiện tượng đeo kính quá số hoặc non số khiến mắt phải làm việc nhiều hơn.

Có cần thiết phải đi khám khi có rối loạn điều tiết không?

Việc thăm khám đối với trường hợp mắt bị rối loạn điều tiết là điều hết sức cần thiết. Việc này giúp các chuyên gia, bác sĩ có thể nhanh chóng xác định được nguyên nhân gây rối loạn điều tiết của mắt, kiểm tra thêm về các vấn đề thị giác hai mắt… từ đó có thể đưa ra hướng xử lý phù hợp cho tình trạng bệnh đang gặp phải. 

Khi mắt bị rối loạn điều tiết, bệnh nhân sẽ nhìn mờ, gây nhức mỏi mắt, tinh thần mệt mỏi giảm sự tập trung và suất làm việc. Kéo dài mắt có thể tiến triển thành tật khúc xạ và làm nhanh tăng độ khúc xạ của mắt. Vì thế, việc điều trị bệnh rối loạn điều tiết rất quan trọng.

Những điều cần tránh khi bị rối loạn điều tiết

  • Tự ý mua thuốc nhỏ mắt không rõ nguồn gốc về nhỏ có thể không giảm tình trạng bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới mắt như vô tình mua phải thuốc chứa corticoid, nhỏ lâu ngày gây đục thuỷ tinh thể, thuốc kém chất lượng gây dị ứng…;
  • Đeo kính không đúng độ hoặc tự ý mua kính về đeo khi chưa có sự thăm khám của các bác sĩ có thể khiến mắt phải làm việc quá sức hơn, tình trạng mắt rối loạn điều tiết càng trầm trọng hơn;
  • Tránh nhìn, làm việc quá gần, nhìn gần liên tục trong thời gian dài không nghỉ ngơi mắt hoặc trong điều kiện ánh sáng không đủ rất gây hại cho mắt. Đặc biệt có thể làm tăng độ khúc xạ lên nhanh hơn. 

Tóm lại, bạn cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và làm việc của mình, tránh để mắt làm việc quá sức. Bạn nên đi khám sức khỏe toàn thân cũng như sức khoẻ mắt định kỳ 6 tháng một lần, hoặc ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường. 

 

Bạn cần chọn những cơ sở, phòng khám mắt uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị nếu bị rối loạn điều tiết

vivision kid tự hào khi có đội ngũ các y bác sĩ giàu kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện Mắt Trung Ương và các chuyên gia khúc xạ nhãn khoa từ Đại học Y Hà Nội. Nếu cần tư vấn thêm về các vấn đề liên quan tới sức khoẻ mắt, hãy liên hệ với Phòng khám Mắt vivision kid để được tư vấn, giải đáp chi tiết và nhanh chóng nhất. vivision kid luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình bảo vệ đôi mắt sáng!

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

Điều tiết