5 nhóm bệnh lý nguy hiểm trẻ có thể mắc khi có triệu chứng mắt đỏ

Triệu chứng mắt đỏ, đặc biệt là ở trẻ em không hề hiếm gặp. Triệu chứng mắt đỏ ở trẻ em khi không được phát hiện, điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tổn thương giác mạc và mù loà.

Triệu chứng mắt đỏ có thể do Viêm kết – giác mạc

Bệnh lý viêm kết giác mạc gây ra triệu chứng mắt đỏ còn tùy thuộc vào các triệu chứng khác của trẻ:

  • Khi kèm theo các triệu chứng ngứa, chảy nước mắt, sợ ánh sáng: có thể do viêm kết mạc dị ứng. Là tình trạng kết mạc bị viêm nguyên nhân do phản ứng dị ứng. Kết mạc mắt chứa một số lượng lớn các tế bào miễn dịch (được gọi là tế bào mast), các tế bào này giải phóng hàng loạt chất hóa học (chất trung gian) để đáp ứng với nhiều loại yếu tố kích thích như phấn hoa, bào tử nấm, bụi… Những chất hoá học trung gian này có thể gây viêm ở mắt trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài;
  • Khi con có các triệu chứng kèm theo chảy nước mắt và các bệnh khác đường hô hấp: cần xem xét đến bệnh lý viêm kết mạc do virus, hay còn gọi là đau mắt đỏ. Là tình trạng bệnh lý gây viêm ở giác mạc và kết mạc mi. Bệnh có thể biểu hiện gây sưng đau, ngứa đỏ mắt, chảy nước mắt, mắt nhiều gỉ, có thể giảm thị lực của trẻ… Bệnh lý này dễ lây lan, đặc biệt là vào mùa hè, nếu không kiểm soát có thể bùng dịch lớn trong thời gian ngắn. Đối tượng mắc bệnh từ trẻ em, người già và cả người lớn. Con người không thể sản sinh ra miễn dịch trọn đời với bệnh lý viêm kết mạc, vì thế một người có thể đau mắt đỏ nhiều lần;
  • Khi con có gỉ mắt kèm theo sợ ánh sáng: có thể là viêm kết – giác mạc do vi khuẩn. Trẻ ở tuổi đi học là đối tượng dễ bị mắc viêm kết mạc do vi khuẩn nhất, vì bệnh có thể diễn tiến nặng hơn nếu không điều trị kịp thời. Vi khuẩn gây ra bệnh này cũng dễ dàng lây nhiễm khi môi trường nhiều trẻ em, dễ tiếp xúc trực tiếp dịch mắt từ trẻ bị bệnh;
  • Khi con cảm giác mắt bị cộm nhiều, khô rát: hội chứng khô mắt, viêm bờ mi;
  • Nếu tình trạng đỏ mắt của con kéo dài >4 tuần có thể là do nhiễm trùng;
  • Nếu đỏ mắt kèm theo đau nhức, cộm, sợ ánh sáng, thấy chói mắt: có thể là triệu chứng của viêm loét giác mạc;
  • Nếu đỏ mắt, cộm nhiều, bé thấy kích thích, dụi mắt: có thể có dị vật: lông mi, cát, bụi bay vào mắt trẻ.
Mat-viem-giac-mac

Hình ảnh mắt viêm giác mạc

Triệu chứng mắt đỏ có thể là biểu hiện của các bệnh lý củng mạc, thượng củng mạc

  • Viêm thượng củng mạc: Trẻ có dấu hiệu đau mắt kèm chói mắt nhẹ, đỏ mắt, có thể kèm ngứa mắt. Là bệnh lý viêm lành tính đặc trưng bởi thâm nhiễm và phù tế bào của tổ chức thượng củng mạc (lớp mô mỏng giữa củng mạc và kết mạc mắt). Bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày và có thể sẽ tái phát nhưng không bao giờ gây tổn hại thị lực và các bộ phận của mắt;
  • Viêm củng mạc: Trẻ kêu đau nhiều, đặc biệt vào ban đêm (ba mẹ thấy con khóc nhiều vào đêm), con nhìn mờ, thường kết hợp với bệnh lý toàn thân khác. Đây là một tình trạng bệnh lý viêm nghiêm trọng, gây phá hoại, đe dọa đến thị giác có liên quan củng mạc sâu và thượng củng mạc. Cần phải thăm khám và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng mắt đỏ trên bệnh lý viêm màng bồ đào

Triệu chứng: đỏ mắt, nhìn mờ, kèm theo sợ ánh sáng, đau nhức. Là tình trạng nguy hiểm, sưng và kích ứng viêm bên trong mắt. Ảnh hưởng đến lớp giữa, tức là màng bồ đào, gồm 3 thành phần kết hợp: màng mạch, mống mắt, thể mi. Bệnh lý có thể gây phá huỷ cấu trúc mắt và ảnh hưởng thị lực.

Hinh-anh-mat-do-viem-mang-bo-dao

Hình ảnh mắt đỏ do viêm màng bồ đào

Viêm nội nhãn có triệu chứng mắt đỏ

Triệu chứng của viêm nội nhãn có đỏ mắt kèm theo sưng nề mi mắt, nhìn mờ nhiều, có thể thấy hình ảnh ruồi bay, đau nhức trong mắt và sợ ánh sáng. Đây là dấu hiệu của viêm nội nhãn nhiễm trùng.

Nguyên nhân của viêm nội nhãn nhiễm trùng thường gặp do nhiễm trùng do phẫu thuật, nhiễm trùng sau các chấn thương tại mắt. Bệnh lý viêm nội nhãn thường xuất hiện do nhiễm trùng do vi khuẩn ở mắt chẳng hạn như các vi khuẩn: tụ cầu, liên cầu hay vi khuẩn Gram âm hoặc một số loại nấm có thể gây bệnh như Candida, aspergillus. Viêm mủ nội nhãn nếu nguyên nhân gây ra bởi vi sinh vật gram âm, độc tính vi khuẩn thường cao hơn, nguy hiểm hơn và có tiên lượng bệnh xấu hơn. Tuy nhiên, những trường hợp viêm nội nhãn do nấm và động vật nguyên sinh thường hiếm gặp.

Glocom cấp tính

Glocom cấp tính, hay còn gọi là tăng nhãn áp glocom, hay tên gọi dân gian hơn là thiên đầu thống. Đây là một nhóm bệnh lý do tổn thương đầu dây thần kinh thị giác, tiến triển bệnh mạn tính, với biểu hiện đặc trưng bởi tổn thương thị trường, teo lõm đĩa thị giác và liên quan đến tình trạng nhãn áp tăng cao. Bệnh lý glocom nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm rất lớn, vì không có thuốc điều trị hay phẫu thuật can thiệp nào có thể phục hồi lại được những tổn thương mà glocom đã gây ra.

Triệu chứng điển hình của một tình trạng glocom nguy hiểm với các triệu chứng xuất hiện đột ngột, dữ dội:

  • Mắt trẻ đau nhức đột ngột, dữ dội, đỉnh đầu đau dữ dội, lan từ mắt lên;
  • Nhãn cầu trẻ có cảm giác căng cứng như hòn bi;
  • Mắt trẻ đỏ, mi sưng nề, chảy nước mắt, sợ ánh sáng;
  • Thị lực của trẻ giảm cực kỳ nhanh thậm chí mất hẳn, nhìn mờ như qua một màn sương, khi trẻ nhìn vào các vật phát sáng thấy có quầng xanh đỏ;
  • Những dấu hiệu toàn thân mà trẻ có thể có: quấy khóc, kêu than đau bụng, nôn, buồn nôn, ỉa chảy, vã mồ hôi…. khiến ba mẹ lầm t­ưởng là cảm sốt, chủ quan tự mua thuốc chữa trị, khi đưa trẻ tới viện thì có thể đã mù hoàn toàn.
Hinh-anh-Bac-si-Hieu-kham-mat-tai-phong-kham-vivision kid

Hình ảnh Bác sĩ Hiếu khám mắt tại phòng khám vivision kid

Có rất nhiều bệnh lý nguy hiểm có triệu chứng đỏ mắt, các bệnh lý này không thể bỏ qua, ba mẹ cần theo dõi phản ứng của con và đưa con đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa mắt sớm để tìm ra và loại trừ các bệnh lý nguy hiểm, từ đó điều trị đúng cách cho con.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

Mắt đỏ