Trẻ em bị cận có chữa được không ?
Cận thị (hay Myopia) là một tật khúc xạ của mắt. Người bị cận thị chỉ có thể nhìn thấy rõ các vật ở gần mà không thể nhìn rõ được các vật ở xa. Độ cận càng cao thì khả năng nhìn xa càng giảm. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì? cùng tìm hiểu câu trả lời ở bài viết dưới đây.
Nguyên nhân trẻ em bị cận thị
Các tia sáng tạo nên hình ảnh sẽ tập trung vào trước võng mạc. Do đó, các vật thể ở khoảng cách xa sẽ bị mờ và không rõ ràng. Có 2 nguyên nhân chính:
1.1 Bẩm sinh
Trẻ bị cận thị bẩm sinh, đây là một chứng rối loạn di truyền, thường được chẩn đoán ở thời thơ ấu, do sự thay đổi cấu trúc của mắt. Nguồn gốc thường là do di truyền và có thể liên quan đến sinh non hoặc bệnh của người mẹ khi mang thai.
Nhìn chung, mắt của những người cận thị quá dài, tuy nhiên, kích thước của mắt về cơ bản có liên quan đến di truyền: gen mã hóa kích thước của mắt nằm trên nhiễm sắc thể số 5. Ngoài ra, những khả năng khiến bé bị cận thị bẩm sinh là:
- Tăng gấp đôi khi một trong hai cha mẹ bị cận thị.
- Chế độ ăn uống: việc tiêu thụ đường nhanh có thể là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng mạnh về cận thị. Vì để đối phó với việc tiêu thụ quá nhiều đường, cơ thể sẽ tiết ra nhiều insulin hơn, sự dư thừa insulin trong máu sẽ gây rối loạn sự phát triển của mắt, gây cận thị.
- Sự thiếu hụt vitamin A, D và E đôi khi cũng liên quan đến một số bệnh cận thị.
- Màn hình: ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại di động. Tuy nhiên, những màn hình này chỉ yêu cầu tầm nhìn gần, gây mỏi mắt.
- Tiếp xúc ít với ánh sáng mặt trời, có thể dẫn đến não tiết ra ít dopamine hơn và mắt phát triển không bình thường.
2.2 Mắc phải
Một trong những nguyên nhân điển hình của trẻ hiện nay xảy ra khá phổ biến là cận thị mắc phải.
- Môi trường: việc thiếu thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời có thể làm tăng nguy cơ cận thị.
- Hoạt động cận cảnh kéo dài: đọc sách trong thời gian dài hoặc các hoạt động nhìn gần khác có liên quan đến việc tăng nguy cơ cận thị.
- Sử dụng màn hình điện tử kéo dài: trẻ em sử dụng máy tính hoặc thiết bị thông minh trong thời gian dài có nguy cơ mắc tật khúc xạ cận thị cao hơn.
-
Trẻ em bị cận có chữa được không?
Hầu hết các phương pháp điều trị cận thị hiện nay chưa có phương pháp nào có thể chữa dứt điểm cận thị, kể cả cận thị ở trẻ mà chỉ hỗ trợ điều chỉnh lại khúc xạ của ánh sáng trước khi đi vào mắt thông qua thấu kính hoặc điều chỉnh lại tạm thời hình dáng của giác mạc. Vì vậy, để có thể nhìn rõ được thì trẻ cần đeo kính: Kính gọng, kính áp tròng mềm, kính áp tròng vào ban đêm,…...
Ngoài ra bố mẹ nên để ý đến trẻ để phát hiện sớm tật khúc xạ cận thị, tránh hiện tượng trẻ bị “Nhược thị”. Dấu hiệu nhược thị thường thể hiện thông qua cách nhìn của trẻ như hay nheo mắt, lác/lé mắt, nghiêng sang một bên khi nhìn…
Trong một số trường hợp, trẻ không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào do đã thích nghi với tầm nhìn kém trong thời gian dài nên không biểu hiện ra ngoài hoặc trẻ có tật khúc xạ một bên mắt. Những trường hợp này, nhược thị có thể được phát hiện thông qua quá trình khám sàng lọc, khám mắt và đo thị lực. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà có thể có những biện pháp kiểm tra khác nhau cho phù hợp, vì vậy bố mẹ cần chú tâm trong việc khám mắt định kỳ cho trẻ nhỏ. Nếu phát hiện trẻ có tật khúc xạ một bên mắt bố mẹ cần theo dõi thường xuyên cẩn thận, nếu phát hiện nhược thị thì tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.
-
Cách phát hiện trẻ bị cận thị từ sớm.
-
Lạc chỗ khi đọc hoặc phải dùng ngón tay để hướng dẫn mắt.
Khi học đọc và cố đọc to các từ, ban đầu trẻ thường sử dụng ngón tay để trỏ theo các từ cần đọc. Thông thường, sau một lúc làm quen, trẻ có thể tập trung và không bị lạc khỏi chỗ cần đọc. Nếu sau khi đọc được một lúc, bé vẫn dùng ngón tay lần theo chữ, hãy yêu cầu con thử đọc to không cần chỉ tay. Nếu trẻ không thực hiện được điều này, nên đưa bé đi kiểm tra thị lực.
- Trẻ nhắm một mắt khi đọc sách hoặc xem tivi
Khi trẻ thường xuyên nhắm một mắt, bạn hãy đề phòng vì đó có thể là một dấu hiệu của tật khúc xạ hoặc có vấn đề về thị lực, nên ảnh hưởng tới khả năng phối hợp đồng bộ hai mắt.Ctv: Cận thị cần được phát hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt là ở trẻ em. Mỗi năm nên cho trẻ đi khám ít nhất 1 lần để sàng lọc khúc xạ, phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Tại trung tâm trẻ em vivision kid có các chuyên gia, bác sĩ có kinh nghiệm khám và điều trị lĩnh vực tật khúc xạ trẻ em.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.