Viêm kết mạc có phải đau mắt đỏ không? Biện pháp phòng tránh bệnh

Bệnh viêm kết mạc mắt là bệnh lý thường gặp gây ra cảm giác khó chịu ở mắt và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay, không chỉ riêng ở Hà Nội, mà ở một số tỉnh thành trên cả nước đang bùng phát dịch đau mắt đỏ với rất nhiều người nhiễm bệnh.

Viêm kết mạc và đau mắt đỏ là tên gọi chung của một bệnh

Kết mạc là một màng trong suốt bao phủ bề mặt của mắt. Hoặc có cách nói khác, nó là lớp mô bao phủ tròng trắng của mắt (củng mạc) và phía trong mí mắt nhưng không che phủ giác mạc.

Chức năng của kết mạc:

  • Bảo vệ mắt: kết mạc giúp bảo vệ mắt khỏi các tác nhân bên ngoài như bui, vi khuẩn,…. Nó có vai trò giống như lớp bảo vệ cho mắt;
  • Sản xuất nước mắt;
  • Giúp giảm thiểu tác động của tia UV độc hại từ ánh sáng mặt trời.

Người bị viêm kết mạc có những triệu chứng khá điển hình. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là đỏ mắt. Đỏ mắt gây ra bởi tình trạng xung huyết các mạch máu của kết mạc. Đây chính là lý do tại sao viêm kết mạc mắt lại được gọi với một cái tên khác là đau mắt đỏ.

viem-ket-mac-mat

Hình ảnh viêm kết mạc mắt

Ngoài ra, viêm kết mạc còn có những triệu chứng khác như bị ngứa, cộm mắt, bị sưng nề mi mắt,chảy nước mắt. Xung quanh mi mắt đọng lại nhiều gỉ mắt, khiến cho người bệnh khó mở mắt vào buổi sáng. Viêm kết mạc mắt thường diễn biến lành tính và nhanh khỏi sau khoảng 7-10 ngày. Nhưng cũng có trường hợp diễn biến nặng gây biến chứng khôn lường như giảm thị lực, chói sáng, đau nhức mắt.

Nguyên nhân bị bệnh viêm kết mạc

Bệnh viêm kết mạc mắt có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có yếu tố nhiễm trùng và không nhiễm trùng.

Đối với nhiễm trùng

Đặc trưng của nhiễm trùng là bệnh có thể lây lan cho người khác. Có hai nguyên nhân thường gặp là:

  • Do virus: là nguyên nhân hay gặp nhất, trong đó có khoảng 80% là do virus Adenovirus. Đây là loại virus có ái tính cao với kết mạc mắt cũng như niêm mạc mũi, miệng, họng. Người bị viêm kết mạc do virus có biểu giống như trên đã liệt kê, ngoài ra thường kèm theo các triệu chứng của đường hô hấp như: ho, hắt hơi, sốt, đau rát họng;
  • Do vi khuẩn: Bao gồm các loại vi khuẩn như Tụ cầu (Staphylococcus), virus cúm (Haemophilus influenzae),… Người bị viêm kết mạc do vi khuẩn thường xuất hiện gỉ mắt (ghèn) màu xanh hay vàng. Đối với nguyên nhân do vi khuẩn bệnh thường diễn biến nặng hơn virus, thời gian bị bệnh kéo dài hơn, nên ngay từ khi phát hiện triệu chứng, người bệnh nên được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên ngành nhãn khoa.
Benh-nhan-bi-dau-mat-do.

Bệnh nhân bị đau mắt đỏ do vi khuẩn

Với quan sát thông thường đâu thể phân biệt đâu là viêm kết mạc do vi khuẩn, đâu là do virus. Chính vì vậy, vai trò của bác sĩ trong chẩn đoán bệnh là vô cũng quan trọng.

Không nhiễm trùng

Dị ứng là nguyên nhân thường gây ra viêm kết mạc mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần. Triệu chứng điển hình do dị ứng gây ra là ngứa mắt dữ dội. Người bị viêm kết mạc dị ứng thường có cơ địa dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, chàm da. Các dị nguyên (yếu tố kích ứng) gây viêm kết mạc dị ứng thường là:

  • Phấn hoa: đối với những người nhạy cảm, vào mùa hoa nở có thể gây ra viêm kết mạc do dị ứng;
  • Bụi bẩn từ máy hút bụi, điều hòa không khí có thể là các chất kích thích;
  • Dị ứng thực phẩm;
  • Dị ứng với thuốc nhỏ mắt, hóa chất, mỹ phẩm, bụi phấn trang điểm;
  • Dị ứng thời tiết: đặc biệt vào mùa xuân, đầu mùa hè.

Nguyên nhân do dị ứng khác với nhiễm khuẩn ở chỗ, dị ứng không lây nhiễm cho người khác, vì đây là liên quan đến yếu tố cơ địa, thể trạng từng người. Tuy nhiên, khi viêm kết mạc do dị ứng không được chăm sóc tốt thì nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn virus càng cao, làm cho người bệnh đối mặt với nguy cơ biến chứng nặng.

Cách phòng bệnh trong mùa dịch

Viêm kết mạc có thể lây lan từ người này sang người khác, đặc biệt là người trong cùng một gia đình. Vì con đường lây lan chủ yếu do dịch tiết nên khi người bệnh dùng tay chạm vào mắt của mình, sau đó chạm vào đồ vật xung quanh hoặc dây vào mắt của người khác thông qua việc dùng chung các vật dụng sinh hoạt cá nhân.

Vì vậy, để phòng ngừa bệnh viêm kết mạc, bạn có thể thực hiện một số biện pháp bảo vệ mắt và duy trì sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc:

  • Rửa tay thường xuyên: luôn giữ tay sạch bằng cách rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các bề mặt hay đồ vật xung quanh người bệnh vì nguy có cao có chứa mầm bệnh vi khuẩn hoặc virus;
  • Tránh dụi mắt để ngăn chặn vi khuẩn hoặc virus từ tay xâm nhập vào mắt. Bên cạnh đó dụi mắt còn rất dễ gây tổn thương kết mạc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công.
  • Không chia sẻ vật dụng cá nhân như khăn tay, gối, kính mắt, khăn mặt, thuốc nhỏ mắt, khẩu trang với người khác để tránh truyền bệnh;
  • Tránh tiếp xúc gần với người đang bị viêm kết mạc hoặc các bệnh lý về mắt khác;
  • Dùng kính mắt bơi khi đi bơi: nếu bạn thường xuyên đi bơi, nên sử dụng mắt kính bơi để ngăn nước và các hóa chất ở bể bơi tiếp xúc với mắt;
  • Chăm sóc sức khỏe mắt – mũi – họng: thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe mắt như thường xuyên kiểm tra mắt, sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh và bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây bệnh;
  • Giữ sạch sẽ và thường xuyên giặt giũ chăn ga, gối đệm.
cach-phong-tranh-viem-ket-mac-mat

Cách phòng tránh viêm kết mạc mắt

Đối với người đang mắc bệnh viêm kết mạc hoặc người nghi ngờ bị viêm kết mạc, nên chủ động cách ly, đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, thăm khám và có những đề xuất phương pháp điều trị thích hợp.

Đau mắt đỏ hay viêm kết mach rất dễ lây lan, nếu bạn nghi ngờ mình hay người thân bị viêm kết mạc, bạn nên chủ động tới các cơ sở y tế, tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có thể có những chẩn đoán chính xác và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

viêm kết mạc