Tất cả những điều cần biết về phẫu thuật bệnh đục thuỷ tinh thể
Bệnh đục thuỷ tinh thể là một trong những nguyên nhân gây nhìn mờ hay mù lòa phổ biến. Phẫu thuật bệnh đục thuỷ tinh thể là một phương pháp có thể điều trị triệt để nguyên nhân với tỷ lệ thành công cao.
Bệnh đục thuỷ tinh thể là gì? Phẫu thuật đục thuỷ tinh thể có gây nguy hiểm gì không?
Thủy tinh thể là một thấu kính trong suốt với hai mặt lồi. Thủy tinh thể là cấu trúc quan trọng trong mắt có chức năng cho ánh sáng đi qua, như là một thấu kính giúp hội tụ. Công suất hội tụ của thủy tinh thể có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thống khúc xạ, giúp cho tiêu điểm ảnh hội tụ đúng vào đúng vị trí trên võng mạc khi nhìn xa. Khả năng thay đổi độ dày mỏng của thể thuỷ tinh chính là sự điều tiết giúp mắt nhìn rõ những vật ở gần.
Võng mạc là lớp nhận cảm ánh sáng và từ đó gửi tín hiệu thị giác lên não. Thủy tinh thể muốn tạo ảnh rõ nét phải trong suốt. Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu từ hai thành phần là nước và protein. Các protein phải được sắp xếp một cách có trật tự để cho ánh sáng có thể xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Nhưng trong một số trường hợp khiến protein tập trung thành đám, ánh sáng đi qua bị tán xạ chứ không thể hội tụ được, tạo nên những vùng mờ đục trên thủy tinh thể ngăn cản ánh sáng đến võng mạc và giảm thị lực.
Bệnh nhân bị suy giảm thị lực, nhìn mờ hoặc có thể mù hoàn toàn. Tình trạng như trên được gọi là đục thủy tinh thể.
Phương pháp phẫu thuật áp dụng cho bệnh đục thuỷ tinh thể được xếp vào nhóm đại phẫu do nó là một phẫu thuật nội nhãn và có tác động trực tiếp đến thị lực của bệnh nhân. Một số trường hợp có thể lấy thủy tinh thể bị đục khi chưa gây giảm thị lực nhưng điều này lại cản trở việc khám và điều trị các bệnh mắt khác, như là bệnh thoái hóa hoàng điểm lúc tuổi già hoặc là bệnh võng mạc tiểu đường.
Cần chuẩn bị gì trước phẫu thuật
Bên cạnh chỉ định phẫu thuật đục thủy tinh thể khi xem xét tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ còn cần xem xét một số yếu tố bên cạnh như: công việc, tuổi tác, điều kiện sống,… Việc chuẩn bị tốt các vấn đề trước phẫu thuật này giúp bệnh nhân chủ động hơn cũng như giảm biến chứng, giảm thời gian phẫu thuật và phục hồi tốt sau phẫu thuật.
Các lưu ý quan trọng cần chuẩn bị trước khi phẫu thuật đục thủy tinh thể:
Thực hiện xét nghiệm cần thiết đầy đủ
Để chuẩn bị đầy đủ cho phẫu thuật, bệnh nhân cần được kiểm tra bằng các xét nghiệm cần thiết như:
- Xét nghiệm máu vào buổi sáng và nhịn đói;
- Khám nội tổng quát để xác định tình trạng bệnh lý toàn thân cũng như các nguy cơ rủi ro do phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh bổ sung nếu cần thiết;
- Khám sinh hiển vi: Thực hiện trước phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng đo công suất giác mạc giúp tính công suất của thủy tinh thể nhân tạo.
Nếu đủ điều kiện, bệnh nhân có thể thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể theo lịch hẹn. Nếu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân không đáp ứng, mắc các bệnh lý toàn thân như bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường,… thì cần phải điều trị bệnh lý nền ổn định rồi mới phẫu thuật.
Dinh dưỡng trước khi phẫu thuật
Nếu đã xác định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể, bạn không cần quá lo lắng mà nên chuẩn bị tốt cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Phẫu thuật này là một trong những phẫu thuật an toàn nhất với tỉ lệ rủi ro thấp.
Hãy bổ sung các thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn để có sức khỏe tốt nhất trước khi phẫu thuật: Thực phẩm giàu đạm, giàu chất béo, giàu omega-3, vitamin và khoáng chất và uống đủ nước mỗi ngày.
Các bước phẫu thuật
Có 2 phương pháp phẫu thuật cho bệnh đục thuỷ tinh thể:
- Phương pháp phẫu tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm (Phaco) có hoặc không đặt IOL: Tạo một đường rạch nhỏ ở một bên giác mạc sau đó đưa một thiết bị nhỏ vào mắt. Thiết bị này sẽ phát ra sóng siêu âm làm thủy tinh thể mềm dần và phân tán thành những mảnh nhỏ nên có thể hút ra. Hiện nay, hầu hết các trường hợp phẫu thuật lấy thủy tinh thể được thực hiện bằng phương pháp phaco;
- Phương pháp phẫu thuật lấy thủy tinh thể (trong bao, ngoài bao, Phaco) có hoặc không đặt IOL trên mắt đơn độc: Tạo một đường rạch lớn ở một phía giác mạc và lấy phần nhân cứng thủy tinh thể ra rồi sau đó hút phần còn sót lại. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt một kính nội nhãn thay thế vào vị trí của thủy tinh thể. Kính nội nhãn là thấu kính nhân tạo trong suốt, sẽ thay thế một phần của mắt bạn suốt đời nhưng bạn không cần phải chăm sóc. Thị lực của bạn sẽ được cải thiện tốt với kính nội nhãn vì ánh sáng có thể xuyên qua nó đến võng mạc. Nhưng bạn cũng sẽ không cảm thấy hoặc nhìn thấy thấu kính nội nhãn này.
Ở một số trường hợp, khi không thể đặt kính nội nhãn vì đang đồng thời có bệnh mắt khác hoặc có tai biến trong phẫu thuật. Trường hợp này có thể cần đeo kính sát tròng hoặc đeo kính gọng sau mổ.
Những gì có thể xảy ra sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được băng mắt, mặc áo vô trùng và nằm nghỉ. Bên cạnh đó, cần sát khuẩn da và uống thuốc chống nhiễm trùng liên tục. Bác sĩ khám và theo dõi có biến chứng sau phẫu thuật hay không. Hầu hết bệnh nhân có thể về luôn trong ngày. Bệnh nhân không tự lái xe được nên cần có người thân đi kèm.
Khi bệnh nhân có thể nhỏ thuốc, cần thư giãn và nhỏ từng mắt một theo hướng dẫn. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng cần lưu ý tuân theo chỉ định của bác sĩ, nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều và hạn chế hoạt động mắt, đặc biệt sử dụng mắt quá độ, cường độ cao sau đó.
Cần thăm khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh đục thuỷ tinh thể từ đó can thiệp sớm tăng tỉ lệ thành công của phẫu thuật.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: