Bệnh cườm khô để lâu có sao không? Nên làm gì nếu bị cườm mắt?

Cườm khô hay còn gọi bệnh đục thể thủy tinh là bệnh rất thường gặp ở người già. Bệnh có nguy cơ gây mù hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chủ quan với bệnh. Vậy bệnh cườm khô để lâu có đáng lo ngại hay không? Cùng vivision kid tìm hiểu nhé.

Cườm khô là gì? Dấu hiệu nhận biết bạn có đang mắc bệnh không?

Cườm khô là gì?  

Cườm khô có tên gọi khác là đục thủy tinh thể, cườm đá. Đây là bệnh tiến triển từ từ, gây đục thủy tinh thể. Hiện tượng này có thể là hậu quả của sự phá vỡ cấu trúc protein thông thường, lắng đọng bất thường của các protein trong lòng thủy tinh thể hoặc kết hợp cả hai yếu tố gây ra.

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Khi tất cả các thành phần của thể thủy tinh bị mờ đục đưa đến tình trạng đục thể thủy tinh hoàn toàn.

Dấu hiệu của bệnh cườm khô?

Dấu hiệu của bệnh cườm khô: 

  • Nhìn mờXuất hiện khoảng mờ trong thị trường, thường mờ ở trung tâm trước sau đó lan ra xung quanh. Khi biểu hiện nhẹ, người bệnh thường cảm thấy khó nhìn trong bóng tối
  • Thấy chói mắt nhiều khi thấy đèn xe ô tô, thấy quầng sáng quanh đèn ô tô, đèn đường gây cản trở tầm nhìn, khiến người bệnh lái xe khó, dễ xảy ra tai nạn
  • Nhìn thấy hai hình ở một mắt
  • Nhìn mọi vật mờ nhạt hơn hoặc vàng hơn
  • Đồng tử trắng
hinh-anh-duc-thuy-tinh-the-cuom-kho

Hình ảnh đục thủy tinh thể – cườm khô

Lúc đầu, tình trạng mờ mắt do đục thủy tinh thể có thể chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ thủy tinh thể của mắt. Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ sự mất thị lực nào. 

Khi đục thủy tinh thể phát triển lớn hơn, nó sẽ che mờ thủy tinh thể của bạn nhiều hơn. Như đám mây làm thay đổi ánh sáng đi qua mắt.  Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng bạn nhận thấy nhiều hơn.

Cườm khô tiến triển một cách thầm lặng nên nhiều người bệnh chủ quan không đi khám cho đến giai đoạn muộn của bệnh. Chính vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên, bạn nên đi khám để kịp thời phát hiện và điều trị. 

Yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh cườm khô

Dưới đây là một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh cườm khô:

  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh cườm khô tăng theo tuổi. Người cao tuổi thường có nguy cơ cao hơn so với những người trẻ.
  • Tiền sử gia đình: Có yếu tố di truyền trong việc mắc bệnh cườm khô. Nếu có người trong gia đình đã mắc bệnh, nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên khác trong gia đình có thể tăng.
  • Bệnh lý mắt khác: Các bệnh lý mắt khác như viêm màng bồ đào hoặc chấn thương mắt cũng có thể tăng nguy cơ mắc cườm khô.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể do tác động tiêu cực lên tuần hoàn máu trong mắt.
  • Ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng chứa nhiều tia UV gây tăng tốc độ đục thủy tinh thể.

Bệnh cườm khô để lâu có nguy hiểm không? 

Bệnh cườm khô dù không được coi là bệnh lý cấp tính nguy hiểm nhưng nếu bệnh cườm khô để lâu gây ảnh hưởng nhiều đến thị lực của người bệnh thậm chí có thể gây mù.

Biến chứng của bệnh cườm khô để lâu bao gồm:

Đục thủy tinh thể quá chín: Phẫu thuật trở nên khó khăn, nguy hiểm, khả năng phục hồi thị lực sau phẫu thuật không được như mong đợi. Thị lực kém có thể khiến bạn bị nguy hiểm khi lái xe, qua đường, lên xuống cầu thang, đọc đơn thuốc.

Tăng nguy cơ bị Glocom: Cườm khô gây biến đổi hình thái thể thủy tinh cũng như do chất thể thủy tinh lắng đọng ở tiền phòng gây tắc nghẽn hệ thống thoát thủy dịch.

Sự biến đổi hình thái thể thủy tinh gây nghẽn đồng tử hoặc đẩy mống mắt ra phía trước gây đóng góc tiền phòng. Biểu hiện của glocom thường thấy với đỏ mắt, tăng nhãn áp, tiền sử giảm thị lực từ trước do đục thủy tinh thể

Viêm màng bồ đào: Đây là phản ứng của cơ thể với chất nhân thể thủy tinh. Bình thường thể thủy tinh không có mạch máu, thần kinh nên các protein trong lòng thể thủy tinh không tiếp xúc với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi thể thủy tinh đục quá nhiều, gây nứt rách bao, làm protein ngấm từ trong ra tiếp xúc với hệ miễn dịch gây phản ứng viêm với biểu hiện: đỏ mắt, cương tụ kết mạc,… Khi phản ứng viêm kéo dài gây teo nhãn cầu, hạ nhãn áp.

Thay đổi tật khúc xạ: Do thay đổi kích thước thể thủy tinh gây biến đổi theo hướng cận thị hóa nhẹ khiến cho mắt lão thị có thể giảm số kính đọc sách, mắt cận thị thì cận nặng hơn, mắt bình thường thì bị cận nhẹ.

Nhược thị: Thủy tinh thể đục ở vị trí nào sẽ cản ánh sáng ở vị trí đó vào võng mạc. Những vị trí võng mạc lâu không tiếp nhận kích thích sẽ dần bị thoái hóa. 

Nếu không được điều trị sớm, võng mạc bị thoái hóa hoàn toàn thì dù có phẫu thuật thành công, người bệnh cũng không thể có thị lực như trước nữa. 

duc-thuy-tinh-the-o-tre-em-nguy-co-nhuoc-thi-rat-cao

Đục thủy tinh thể ở trẻ em nguy cơ nhược thị rất cao

Nên xử trí thế nào khi mắc bệnh cườm khô?

Hiện nay, chưa có loại thuốc hay khuyến cáo nào để chữa khỏi bệnh cườm khô (đục thủy tinh thể) ngoài biện pháp phẫu thuật.

Điều trị nội khoa đục thủy tinh thể chỉ có tác dụng rất hạn chế, chủ yếu là dự phòng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tránh các yếu tố nguy cơ.

Phẫu thuật là cách duy nhất để thoát khỏi đục thủy tinh thể, nhưng bạn có thể không cần phải phẫu thuật ngay.

Điều trị tại nhà

Ngay từ sớm, bạn có thể thực hiện những thay đổi nhỏ để kiểm soát bệnh cườm khô. Bạn có thể làm những việc như:

  •  Khám mắt mỗi năm nếu bạn trên 65 tuổi hoặc hai năm một lần nếu bạn trẻ hơn.
  • Bảo vệ mắt bạn khỏi tia UV bằng cách đeo kính râm ngăn chặn ít nhất 99% tia cực tím và đội mũ.
  • Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính gây đục thủy tinh thể.
  • Sử dụng đèn sáng hơn để đọc và các hoạt động khác. Kính lúp cũng có thể hữu ích.
  • Hạn chế lái xe vào ban đêm vì khi đó quầng sáng hoặc ánh sáng chói trở thành vấn đề làm giảm sự an toàn.

Kính hoặc kính áp tròng mới

Việc sử dụng kính lúp phóng đại, đeo kính theo đơn qua từng giai đoạn đục thể thủy tinh mắt hoặc kính áp tròng có thể giúp bạn nhìn rõ hơn khi bị đục thủy tinh thể sớm.

Phẫu thuật

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu đục thủy tinh thể của bạn bắt đầu cản trở các hoạt động hàng ngày như đọc sách, lái xe hoặc xem TV,…

mo-phaco-giup-dieu-tri-duc-thuy-tinh-the

Mổ Phaco giúp điều trị đục thủy tinh thể

Lời khuyên

Dù không phải bệnh lý nguy hiểm tính mạng, bệnh cườm khô để lâu có thể gây rất nhiều biến chứng ảnh hưởng đến thị lực, chất lượng cuộc sống và cách thức điều trị. Thăm khám định kỳ là một lựa chọn sáng suốt để phát hiện các bệnh lý về mắt cũng như bệnh cườm khô, giúp can thiệp sớm, hạn chế để lâu gây biến chứng nguy hiểm.

 

Đặt lịch khám với vivision kid nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về thị lực ví dụ như nhìn mờ, nhìn đôi, nháy mắt, đau mắt hoặc đau đầu đột ngột.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

cườm khô

Đục thuỷ tinh thể

nhìn mờ