Dấu hiệu cườm mắt nào ba mẹ không nên bỏ qua

Giảm thị lực là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều bệnh lý về mắt trong đó có bệnh cườm mắt. Trẻ bị cườm mắt có nguy cơ tổn thương thị lực nặng nề. Bố mẹ hãy chú ý những dấu hiệu cườm mắt sau đây để chủ động mang trẻ đi khám.

Cườm mắt là gì? Cườm mắt có phổ biến ở trẻ em không

Cườm mắt không phải là thuật ngữ được nhiều người biết đến, thực chất đây là tên gọi chung cho bên đục thủy tinh thể và glocom (tăng nhãn áp) tương đương với cườm mắt khô và cườm mắt ướt.

Bệnh này thường phổ biến ở người lớn tuổi tuy nhiên trẻ em cũng có thể bị, người lớn thường do lão hóa, trẻ em thường do một số nguyên nhân bệnh lý và bẩm sinh.

Nguyên nhân đục thủy tinh thể

  • Bẩm sinh, di truyền: Trong gia đình có thành viên bị mắc glocom bẩm sinh, gen di truyền trội hoặc lặn có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường hoặc giới tính;
  • Bệnh lý tại mắt: Bệnh võng mạc trẻ sinh non;
  • Bệnh lý toàn thân: Hạ đường huyết, hạ canxi huyết, đái tháo đường, bệnh wilson, một số hội chứng (hội chứng Lowes, hội chứng Alport, hội chứng marfan,…);
  • Chấn thương mắt do tia xạ, va chạm đụng dập hoặc chấn thương xuyên qua thủy tinh thể

Nguyên nhân glocom

  • Bẩm sinh: Tăng nhãn áp bẩm sinh, có bất thường bẩm sinh tại mắt (không có mống mắt, thủy tinh thể nằm lệch, góc mống mắt – giác mạc hẹp), hay trong gia đình có người bị glocom bẩm sinh, rubella bẩm sinh,…;
  • Bệnh lý tại mắt: Viêm màng bồ đào, bệnh mạch máu, bong hắc, võng mạc;
  • Bệnh lý toàn thân: Đái tháo đường, hội chứng mắt – não – thận;
  • Thuốc: Corticoid là sản phẩm gây glocom được nhắc đến nhiều nhất. Khi lạm dụng corticoid người dùng vừa bị suy giảm miễn dịch tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, vừa gây xơ hóa vùng bè làm chậm lưu thông thủy dịch ở mắt.

Dấu hiệu cườm mắt ở trẻ

Dấu hiệu cườm mắt cả hai bệnh đều gặp là giảm thị lực. Đối với đục thủy tinh thể. Ngoài ra mỗi bệnh có dấu hiệu đặc trưng khác nhau:

Đục thủy tinh thể

  • Giảm thị lực: Ít nhiều phụ thuộc vào mức độ và vị trí đục. Do cấu trúc của thủy tinh thể bị biến đổi không còn trong suốt, nên ánh sáng không xuyên qua được để hội tụ tại võng mạc gây triệu chứng nhìn mờ. Thị lực giảm đặc biệt với thị lực nhìn xa. Giai đoạn sớm, trẻ có thể mô tả là nhìn thấy những điểm đen, màn sương mờ trước mắt, biểu hiện tay quờ quạng khi che mắt tốt, hay nheo mắt khi nhìn. Sau đó, khi độ đục tiến triển dần lan ra toàn bộ thể thủy tinh thì trẻ có thể mất hoàn toàn thị lực bên mắt bệnh;
  • Lác mắt: Trẻ lớn có thể than phiền với bố mẹ vì lóa mắt để mức chói mắt đối với ánh sáng ban ngày, ánh đèn pha trước mặt;
  • Đồng tử màu trắng;
  • Rối loạn màu sắc: Trẻ thường có biểu hiện nhìn màu biến đổi nhất là các màu gần trục màu xanh;
  • Song thị một mắt: Nhìn thấy bóng mờ song song với hình thật nhìn được.
dau-hieu-dong-tu-trang-trong-benh-duc-thuy-tinh-the-cuom-mat

Dấu hiệu đồng tử trắng trong bệnh đục thuỷ tinh thể (Bệnh cườm mắt)

Glocom

  • Tam chứng kinh điển: Chảy nước mắt nhiều, sợ ánh sáng, co thắt mi (luôn nhắm mắt khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời);
  • Nhìn mờ trong glocom có cơ chế khác so với đục thủy tinh thể. Do tăng áp lực nội nhãn, đè ép lên thần kinh thị và mạch máu nuôi dưỡng dẫn đến tế bào thần kinh chết dần;
  • Mắt to (mắt trâu) Do giác mạc bị giãn rộng nên kích thước tròng đen to hơn bình thường, mắt trẻ có màu đục;
  • Glocom góc mở: Triệu chứng tiến triển chậm, trẻ có thể không phát hiện ra.
co-che-nhin-mo-trong-benh-glocom

Cơ chế nhìn mờ trong bệnh Glocom

Triệu chứng gợi ý bệnh: tiền sử gia đình có người mang triệu chứng tương tự, mẹ mang thai bị nhiễm rubella, herpes simplex, tiền sử về chấn thương mắt, viêm màng bồ đào ở trẻ.

Cườm mắt có nguy hiểm không?

Hai bệnh này là những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu ở trẻ em. Tuy so với người lớn thì tỷ lệ ở trẻ em thấp hơn nhiều nhưng tính về số năm gây mù cho trẻ lại cao, góp nhiều thiệt thòi cho trẻ cũng như tạo nên gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trong các bệnh lý gây mù lòa ở trẻ em, thì đục thủy tinh thể là bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tuy nhiên sự phục hồi thị giác sau phẫu thuật còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố và là một quá trình lâu dài với sự chỉnh quang và điều trị nhược thị kèm theo.

Tương tự đối với glocom, glocom nguy hiểm hơn đục thủy tinh thể vì tính chất cấp tính của nó, nó có thể điều trị bằng phẫu thuật nhưng phải theo dõi cả đời, và cũng có trường hợp không thể phục hồi thị lực do đã tổn thương vĩnh viễn thần kinh thị giác. Chính vì vậy mà glocom được gọi với một cái tên là “kẻ đánh cắp thầm lặng” thị lực của trẻ.

Lứa tuổi càng nhỏ thì nhận thức của trẻ về bất thường thị lực càng thấp, trẻ vẫn có thể vui chơi bình thường. Chính vì vậy, cho trẻ đi khám định kỳ giường như là lựa chọn tốt nhất của ba mẹ để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, phát hiện và điều trị sớm bệnh có ý nghĩa quan trong trong kiểm soát bệnh tật, hạn chế biến chứng về thị lực cho trẻ sau này.

Glocom nguy hiểm hơn vì tính chất cấp tính của bệnh và dù có phẫu thuật thì vẫn phải theo dõi bệnh đến hết đời cho dù phẫu thuật có thành công. Việc sắp xếp kế hoạch khám định kỳ cho trẻ glocom là điều bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện đầy đủ.

Bac-si-Chau-kham-mat-tai-vivision kid

Bác sĩ Châu khám cườm mắt tại vivision kid

Hiện nay, hiểu biết của người dân về cườm mắt còn hạn chế, đặc biệt đối với glocom. Bố mẹ đôi khi còn chủ quan với những biểu hiện nhẹ của trẻ như: hay nheo mắt, chảy nước mắt,… vivision kid hy vọng bài viết này sẽ giúp bố mẹ thay đổi quan điểm chủ quan nếu có, hãy để trẻ được thăm khám sức khỏe định kỳ, đây là cách tốt nhất để bé của bạn được bảo vệ an toàn.

Trên đây đã chỉ ra một số dấu hiệu cườm mắt, ba mẹ nên chú ý quan sát trẻ đặc biệt trên những trẻ có nguy cơ cao như di truyền gia đình, chấn thương,… Trẻ cần được đưa trẻ đi thăm khám sớm tránh diễn biến nặng gây biến chứng lâu dài cho thị lực của trẻ.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

cườm mắt