Mắt cườm nước: Làm sao để có lối sống khoa học, dinh dưỡng hợp lý
Bệnh cườm nước là bệnh có thể phòng và chữa được, do đó, khi phát hiện triệu chứng bệnh hoặc với người có nguy cơ thì nên chủ động đi thăm khám để phát hiện sớm và kiểm soát tốt bệnh.
Mắt cườm nước là gì? Tại sao dinh dưỡng, lối sống có vai trò quan trọng?
Mắt cườm nước hay còn gọi là bệnh glocom hoặc tăng nhãn áp. Đây là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng, thường không biểu hiện triệu chứng và là một trong những nguyên nhân gây mù hàng đầu trên thế giới.
Điều trị cườm nước phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, ít tác dụng không mong muốn nhất, ít nguy cơ nhất, ít gây trở ngại cho đời sống của người bệnh. Hướng đến điều trị toàn diện: Hạ nhãn áp phối hợp bảo vệ tăng cường dinh dưỡng cho thị thần kinh, điều trị bệnh toàn thân.
Hiện nay phương pháp điều trị cườm nước chủ yếu là nhằm điều chỉnh nhãn áp vì nhãn áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất tác động lên quá trình xuất hiện và tiến triển của bệnh cườm nước.
Để chỉnh áp, bác sĩ sẽ quyết định cho bạn sử dụng thuốc hạ áp hay phải phẫu thuật mở thông hệ thống dẫn lưu hay phải phối kết hợp cả hai, đồng thời, điều trị ổn định các bệnh lý nền gây ra cườm nước thứ phát.
Các biện pháp nhằm tăng cường tưới máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, dinh dưỡng, bảo vệ thị thần kinh là biện pháp hỗ trợ.
Dinh dưỡng, lối sống khoa học rất quan trọng trong việc điều trị, phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên không thay thế được các phương pháp điều trị chính, giúp bảo tồn thị lực, làm chậm tiến triển của cườm nước. Một số thực phẩm, thói quen sinh hoạt gây tăng áp lực lên mắt, làm khởi phát bệnh như:
- Căng thẳng đầu óc do phải làm việc quá nhiều hoặc làm việc trong bóng tối gây giãn đồng tử;
- Những công việc phải cúi đầu lâu. theo tác dụng của trọng lực, thủy dịch trong mắt bị ứ đọng lại khó thoát ra theo hệ thống dẫn lưu;
- Uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn hay cảm lạnh đột ngột gây tăng tiết dịch cũng là một nguyên nhân gây tăng nhãn áp do gián tiếp làm tăng lưu lượng thủy dịch trong mắt;
- Cơn tăng nhãn áp thường xuất hiện vào buổi chiều do sau một ngày làm việc mệt mỏi, hệ thần kinh nhạy cảm dễ bị kích thích, đồng tử giãn do thiếu ánh sáng.
Dinh dưỡng khoa học giúp làm chậm tiến triển bệnh mắt cườm
Mục đích của điều trị cườm nước là làm dừng hoặc chậm lại quá trình tiến triển tiếp của bệnh, đồng thời duy trì chất lượng nhìn, chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các thực phẩm và dược phẩm tốt cho điều trị bệnh mắt cườm:
- Bổ sung vitamin A, C, E: Đây là các vi chất có tác dụng chống lại hiện tượng oxy hóa khử, giảm quá trình thoái hóa các cấu trúc nhãn cầu, giúp loại bỏ các chất làm hại mắt, bảo vệ biểu mô tế bào mắt một cách vượt trội;
- Vitamin B2 và Kẽm: Có vai trò quan trọng trong cấu tạo thần kinh thị giác. Khi được bổ sung đầy đủ, các hoạt chất này sẽ làm tăng sự dẻo dai, đàn hồi của thần kinh thị, tăng sức chịu đựng khi thần kinh thị bị chèn ép bởi áp lực nội nhãn tăng cao. Kẽm cũng có tác dụng chống viêm, giúp bảo vệ và sửa chữa những tổn thương mắt, giảm đau và sưng nề cho mắt;
- Lutein và zeaxanthin: Giảm nguy cơ khiến mắt bị cườm nước Thành phần Lutein và Zeaxanthin tham gia cấu tạo của võng mạc, điểm vàng, giúp hạn chế tối đa tổn thương gây ra bởi nhãn áp tăng cao;
- Muốn giữ đôi mắt sáng khỏe, ăn nhiều rau xanh, hoa quả đặc biệt loại màu cam, đỏ, xanh như: Cà rốt, cà chua, bí đỏ, rau cải vì các loại thực phẩm này chứa các loại vitamin bổ ích cho mắt.
Những thực phẩm nên tránh để hạn chế cũng như giảm sự tiến triển của bệnh như: Tránh sử dụng thực phẩm làm tăng huyết áp ví dụ ăn mặn nhiều muối, mắm; ăn nhiều đồ ngọt nguy cơ gây đái tháo đường; ăn nhiều dầu mỡ hay cà phê, trà, rượu bia, thuốc lá càng làm bệnh tiến triển nhanh.
Những thực phẩm, dược phẩm trên đem lại lợi ích cho người bệnh đều nên được sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa mắt.
Xuất hiện nhiều trường hợp lạm dụng những thực phẩm chức năng với mong muốn cải thiện tình trạng mắt, nhưng vô tình chính nó lại là thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc cườm nước hoặc tăng nặng bệnh ảnh hưởng đến hiệu quả của phẫu thuật cườm nước.
Trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng được truyền tai nhau mang lại lợi ích cho mắt như Bạch quả, việt quất.
Những thực phẩm này nếu sử dụng đúng cách thì có tác dụng ngăn ngừa glocom, nâng cao miễn dịch, nhưng không thay thế cho điều trị bệnh.
Lối sống khoa học cho mắt cườm nước
Người bị cườm nước ngoài việc phải tuân thủ điều trị bằng thuốc hạ nhãn áp hoặc phẫu thuật, thì trong sinh hoạt hằng ngày cần thiết lập một lối sống khoa học giúp mắt được hồi phục thị lực và giảm tối đa khởi phát bệnh.
Dù đã được điều trị bằng phẫu thuật nhưng người bị cườm nước được khuyến cáo nên đi khám định kỳ thường xuyên để đảm bảo rằng bệnh không bị tái phát, không có biến chứng gì sau phẫu thuật.
Một số chú ý trong sinh hoạt hằng ngày
- Tập luyện an toàn: Vận động thể lực vừa phải không gắng sức như nâng tạ quá mức. Bạn cần tham khảo bác sĩ và tập luyện cũng hướng dẫn viên;
- Kê cao gối khi ngủ: Là một biện pháp tăng lưu thông thủy dịch ra ngoài mắt, tránh đọng thủy dịch gây tăng nhãn áp;
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi tạo áp lực lên mắt;
- Ghi nhớ thăm khám định kỳ: Đối với người >40 tuổi nên đi khám 1 năm 1 lần. Đối với người có tiền sử gia đình mắc bệnh tương tự nên đi khám 6 tháng 1 lần. Hoặc bất cứ khi nào triệu chứng bất thường về thị giác, bạn hãy nên chủ động đi khám ngay để tránh biến chứng mất thị lực;
Hiểu mối liên hệ giữa dinh dưỡng, lối sống khoa học với bệnh cườm mắt có thể giúp người bệnh ngăn chặn bệnh tiến triển nặng, hạn chế nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.
Mọi biện pháp hỗ trợ trên bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị của mình để được nhận lời khuyên phù hợp. vivision kid sẽ giúp bạn duy trì lịch khám định kỳ bằng lời nhắc khi gần đến ngày tái khám để bạn chủ động sắp xếp lịch trình.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: