Bệnh khô mắt làm mất ngủ không?
Bệnh khô mắt là một tình trạng rất phổ biến hiện nay, tỷ lệ gia tăng ở người cao tuổi. Đồng thời những người già cũng thường bị mất ngủ. Vậy, bệnh khô mắt có phải là nguyên nhân gây mất ngủ không? Câu trả lời sẽ được vivision kid giải đáp ở ngay bài viết dưới đây.
Ngủ đủ giấc quan trọng như thế nào?
Một giấc ngủ đủ đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của con người. Giấc ngủ là nhu cầu thiết yếu, bởi nó có nhiều vai trò như:
- Đảm bảo sự tỉnh táo, tập trung: Giấc ngủ rất quan trọng đối với các hoạt động chức năng của não, bao gồm nhận thức, sự tập trung, năng suất làm việc. Tất cả những điều này đều sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu thiếu ngủ;
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có thể gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch như tăng huyết áp;
- Cải thiện tâm trạng: Một đêm thiếu ngủ khiến bạn trở lên căng thẳng, buồn bực và mệt mỏi. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến các rối loạn tâm lý như trầm cảm;
- Giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type II: Thiếu ngủ làm ảnh hưởng khả năng tổng hợp và sử dụng glucose trong cơ thể. Lâu dần dẫn đến rối loạn quá trình kiểm soát glucose máu, làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường type II;
- Cải thiện chức năng miễn dịch: Việc chỉ mất ngủ một thời gian ngắn cũng được chứng minh là làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh lý viêm nhiễm;
- Hỗ trợ quá trình giảm cân: Nếu thiếu ngủ, cơ thể sẽ dự trữ nhiều lipid và tạo ra nhiều insulin hơn. Đây đều là những yếu tố dẫn đến tăng cân;
- Tăng cường tuổi thọ.
Mất ngủ có biểu hiện là:
- Khó ngủ vào ban đêm hoặc thức dậy nhiều lần vào ban đêm, ngủ không sâu giấc;
- Thức dậy quá sớm;
- Không cảm thấy thư giãn, thoải mái tinh thần sau một đêm ngủ;
- Mệt mỏi vào ban ngày, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, uể oải, lờ đờ;
- Khó chịu, hay lo lắng, cáu gắt, khó kiểm soát cảm xúc;
- Khó khăn trong các hoạt động cần sự tập trung hoặc ghi nhớ;
- Có thể bị ảo giác, hoa mắt chóng mặt, dễ gặp tai nạn trong quá trình tham gia giao thông hoặc vận hành máy móc hạng nặng;
- Ngoài ra mất ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hệ tim mạch, hệ nội tiết, hệ hô hấp, hệ miễn dịch,…
Quan hệ giữa bệnh khô mắt và mất ngủ
Bệnh khô mắt là tình trạng số lượng nước mắt bị suy giảm và/hoặc chất lượng của nước mắt không tốt, dẫn tới các biểu hiện như: đỏ mắt, nhức mỏi mắt, ngứa mắt, cộm, cảm giác như có dị vật trong mắt hoặc có thể gây suy giảm thị lực, thậm chí là các tổn thương giác mạc hoặc viêm nhiễm tại mắt.
Thông thường, bệnh khô mắt gây các ảnh hưởng đến giấc ngủ không nhiều như các những bệnh lý tại mắt khác, ví dụ như: bệnh Glaucoma, bệnh võng mạc, viêm kết mạc dị ứng,…
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng một nửa số bệnh nhân mắc khô mắt bị mất ngủ, tỷ lệ này có xu hướng gia tăng ở nữ giới so với nam giới. Điều này có thể do phụ nữ thường có những sự thay đổi lớn về nồng độ hormone trong cơ thể hàng tháng hoặc trong thời kỳ sinh đẻ, mãn kinh cũng như dễ thay đổi tâm sinh lý, thường xuyên lo lắng hơn.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người mắc bệnh khô mắt: Một số bệnh lý toàn thân như hội chứng Sjogren nguyên phát sẽ ảnh hưởng đến mắt và gây khô mắt. Ngoài ra, các bệnh lý này còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên cơ thể như viêm khớp, gây đau nhức nhiều hoặc liên quan đến chứng ngừng thở khi ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm,… Tất cả các tác động từ nhiều cơ quan đều có thể là yếu tố gây mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
Xử trí mất ngủ khi bị bệnh khô mắt
Để tránh những hậu quả lâu dài của mất ngủ do bệnh khô mắt gây nên, cần có các biện pháp điều trị và chăm sóc mắt toàn diện, để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng.
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng nước mắt nhân tạo:
- Nước mắt nhân tạo có tính chất tương tự như nước mắt tự nhiên của chúng ta, có nhiệm vụ bôi trơn bề mặt nhãn cầu và giữ ẩm cho giác mạc, cải thiện bệnh khô mắt;
- Nước mắt nhân tạo có 2 loại chính: có chất bảo quản và không có chất bảo quản. vivision kid xin giới thiệu một số hãng nước mắt nhân tạo không chứa chất bảo quản, đã được kiểm định an toàn và hiệu quả: Refresh tear, Refresh gel, Optive UD, Systane ultra, V.Rohto DryEye,…
Ngoài ra bạn có thể sử dụng các loại thuốc chữa khô mắt khác, được sản xuất dưới dạng nhỏ mắt thông thường hoặc dạng gel, dạng mỡ.
Chườm ấm
Khi chườm ấm, quá trình tuần hoàn tại mắt được cải thiện, lượng máu tới mắt được tăng cường. Từ đó giúp tuyến lệ tăng hoạt động chức năng, chế tiết nước mắt nhiều hơn, giúp hạn chế nhanh tình trạng khô mắt.
Quy trình chườm ấm gồm các bước sau:
- Bước 1: Ngâm một cái khăn sạch vào nước ấm rồi vắt khô vừa phải;
- Bước 2: Đắp khăn ấm lên mắt khoảng 5 – 10 phút.
Để chườm ấm đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Sử dụng nước ấm vừa phải để ngâm khăn. Nếu sử dụng nước nóng quá sẽ làm bỏng da vùng mắt, thậm chí tổn thương cả các bề mặt nhãn cầu như bỏng giác mạc,…;
- Phải giặt khăn sạch sẽ trước khi ngâm vào nước ấm;
- Nếu khô mắt kèm theo các tình trạng viêm nhiễm tại mắt như đau mắt đỏ (viêm kết mạc), viêm bờ mi, chắp/lẹo,… khi chườm ấm phải sử dụng các khăn khác nhau cho từng mắt, nhằm tránh lây nhiễm vi khuẩn, virus,… từ mắt bệnh sang mắt lành.
Trung tâm mắt trẻ em – vivision kid hi vọng các thông tin trên đây về mối quan hệ giữa bệnh khô mắt và mất ngủ sẽ thiết thực với bạn. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các cách chữa trị cũng như một số phương pháp chăm sóc mắt tại nhà để cải thiện bệnh khô mắt. Đồng thời, thay vì lo lắng quá nhiều về tình trạng bệnh bệnh khô mắt, bạn nên giữ tinh thần lạc quan, từ đó có thể cải thiện mất ngủ.
Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh khô mắt hoặc có các dấu hiệu bất thường tại mắt, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tận tình. vivision kid luôn tự hào với đội ngũ nhân lực gồm các y bác sĩ và chuyên gia Nhãn khoa dày dặn kinh nghiệm, có nhiều năm tu nghiệp tại nước ngoài sẽ luôn sát cánh bên bạn để chăm sóc, bảo vệ toàn diện cho đôi mắt.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: