Nhược thị ở trẻ em: Khi nào nên phẫu thuật?
Phẫu thuật nhược thị ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Những yếu tố nào quyết định phương pháp điều trị và thời gian tốt nhất để phẫu thuật nhược thị ở trẻ em khi nào? Hãy cùng vivision kid tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Nhược thị là gì?
Nhược thị (hay còn gọi là mắt lười) là tình trạng suy giảm thị lực ở một mắt hoặc hai mắt. Nguyên nhân do não không nhận biết được hình ảnh mà mắt truyền đến làm một bên mắt còn lại tăng cường hoạt động.
Nhược thị thường do bẩm sinh, đây là nguyên nhân phổ biến làm mất thị lực ở trẻ. Cứ 100 trẻ em sẽ có 3 trẻ mắc phải nhược thị. Nhược thị ở trẻ em nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các vấn đề về thị lực lâu dài.
Về lâm sàng, nhược thị được thể hiện qua chỉ số thị lực của mắt (<7/10) khi đã được chỉnh kính tối đa hoặc có thể chênh lệch 2 mắt ≥ 1-2 dòng.
Nhược thị là một trong những nguyên nhân gây ra giảm thị lực. Khoảng 2 – 6% dân số ở các nước phát triển mắc nhược thị. Tại Việt Nam, tỷ lệ này vào khoảng 2 – 5% dân số. Ở nông thôn, tỷ lệ mắc nhược thị ở trẻ em cao hơn thành phố và những trẻ sinh non có nguy cơ tăng gấp 4 lần.
2. Nguyên nhân gây ra nhược thị ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhược thị ở trẻ em, trong đó có các nguyên nhân chính như:
2.1. Bệnh lác mắt
Nhược thị do lác/lé là nguyên nhân phổ biến nhất ở trẻ. Đây là hiện tượng hai mắt nhìn về hai hướng khác nhau vào cùng một vật thể. Một mắt nhìn thẳng, mắt còn lại di chuyển ra ngoài, vào trong, xuống phía dưới hoặc lên trên.
Phụ huynh hoàn toàn có thể phát hiện con bị lác/lé qua các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Lác trong có nguy cơ dẫn dẫn đến nhược thị cao hơn so với lác ngoài.
2.2. Tật khúc xạ
Tật khúc xạ (cận thị, loạn thị hoặc viễn thị) có khả năng gây ra nhược thị ở trẻ em. Trẻ thường không tự phát hiện ra mắt nhìn mờ hơn hay đang có các dấu hiệu bất thường.
Phụ huynh có thể phát hiện ra tình trạng này khi trẻ có những biểu hiện đứng sát, nheo mắt để có thể nhìn rõ vật cần nhìn.
2.3. Lệch khúc xạ
Lệch khúc xạ là hiện tượng có sự không đồng nhất về khúc xạ của 2 mắt. Có thể là một mắt cận, mắt còn lại viễn thị hoặc cả hai mắt cùng cận/cùng viễn nhưng độ tật khúc xạ khác nhau.
Ngoài ra, còn có trường hợp một mắt của trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không bị tật khúc xạ nhưng mắt còn lại bị cận/viễn/loạn thị dẫn đến nhược thị ở bên mắt có tật.
2.4. Các bệnh gây cản trở trục quang học thị giác của mắt
Các bệnh làm ảnh hưởng tới trục quang học thị giác của mắt cũng là nguyên nhân gây nhược thị ở trẻ em. Khi đó, các trục thị giác có sự che khuất, hình ảnh đến võng mạc bị chắn do có bất thường ở mắt như:
- Sụp mi.
- Sẹo giác mạc.
- Đục thể thủy tinh.
3. Nhược thị ở trẻ em có cần phẫu thuật không?
Không phải trường hợp nào nhược thị ở trẻ em cũng cần phẫu thuật. Nguyên nhân dẫn đến nhược thị ở trẻ em thực chất nằm trong não chứ không phải ở mắt. Phẫu thuật với mục đích giải quyết nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
Vì vậy, nhược thị ở trẻ em có phẫu thuật được hay không? Thời điểm có thể phẫu thuật là khi nào? sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến nhược thị ở trẻ em. Nếu do lác, sụp mí mắt, đục thủy tinh thể bẩm sinh, bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra phương án mổ phù hợp.
Dưới đây là phác đồ giúp phụ huynh phát hiện và điều trị nhược thị ở trẻ:
- Khám mắt và đeo kính phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng mắt nhược thị nhiều hơn và bịt mắt còn lại theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Tái khám theo chu kỳ.
4. Thời điểm nào nên phẫu thuật cho trẻ nhược thị?
Nhược thị nên được phát hiện và kiểm soát điều trị cho trẻ trước 7 tuổi – khi trục vỏ não và thị giác của trẻ trong quá trình hoàn thiện. Phẫu thuật là một trong các bước điều trị và được chỉ định thực hiện vào các thời điểm thích hợp như:
- Đục thủy tinh thể: Nên mổ càng sớm càng tốt (nhỏ nhất là 1 tháng tuổi – nếu có chỉ định từ bác sĩ).
- Lác: Thường theo dõi với tình trạng nhược thị.
- Sụp mí: Từ lúc bé 1 tuổi.
Xác định và nắm bắt thời điểm điều trị nhược thị ở trẻ em là điều quan trọng nhất. Nếu bỏ lỡ giai đoạn trước 7 tuổi – thời điểm vàng, quá trình phục hồi của thị giác sẽ trở nên khó khăn. Phẫu thuật chỉ là một trong các bước của quá trình điều trị nhược thị, phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị cụ thể sớm.
Như vậy bài viết trên đã giúp phụ huynh trả lời được câu hỏi phẫu thuật ở trẻ nhược thị khi nào tốt nhất. Nhược thị có rất nhiều nguyên nhân, mỗi nguyên nhân đều có phác đồ điều trị, và thời điểm phẫu thuật khác nhau. Bé cần được thăm khám và phát hiện nhược thị sớm, sẽ giúp tỷ lệ con có đôi mắt khỏe mạnh cao hơn.
Hệ thống Phòng khám Mắt Trẻ em vivision kid với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa mắt, chuyên gia khúc xạ có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt trong việc điều trị và chẩn đoán nhược thị ở trẻ em. vivision kid sẽ mang đến cho bé và gia đình dịch vụ thăm khám tận tâm, chuyên nghiệp và hỗ trợ chăm sóc tốt nhất.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: