Bật mí cách chữa cận loạn thị đơn giản nhất

Để chữa cận loạn thị thì cần biết cận loạn thị là gì!

Chua-can-loan-thi

Cận loạn thị là gì?

Cận thị (Myopia)

Cận thị là tình trạng trục nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc và/hoặc thể thủy tinh quá cong dẫn tới khi ánh sáng từ một vật ở xa đi vào mắt sẽ hội tụ trước võng mạc gây ra tình trạng nhìn xa mờ.

Loạn thị (Astigmatism)

Loạn thị là tình trạng khi giác mạc và/hoặc thể thủy tinh có hình bầu dục chứ không phải hình tròn như bình thường dẫn tới ánh sáng từ một vật vào mắt sẽ hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc gây ra tình trạng nhìn mờ, nhòe cả ở xa và gần.

Người bị cận loạn thị nói 1 cách dễ hiểu là vừa bị cận thị vừa bị loạn thị.

Người cận loạn thị thường phàn nàn điều gì?

Trang-chu-5

Ai không được dùng kính Ortho-K

Người bị cận thị thường phàn nàn rằng họ nhìn xa mờ, họ cũng thường nói rằng không nhận ra những người ở xa và có thể nhìn tốt hơn khi nheo mắt vào. Người cận thị thường thấy nhìn kém hơn, mỏi hơn ở nơi điều kiện thiếu ánh sáng.

Người bị loạn thị thường phàn nàn rằng họ nhìn mờ, nhòe cả ở xa và gần, đôi khi cảm thấy mỏi mắt, mệt mỏi, hay chảy nước mắt, đau đầu, … 

Những người cận loạn thị thường sẽ phàn nàn gặp một/một số những vấn đề trên. Triệu chứng chung của cận loạn thị là nhìn mờ, mỏi mắt, nhức đầu,…

Nếu không chữa cận loạn thị thì có nguy hiểm không?

Cận loạn thị không nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và tìm cách chữa cận loạn thị kịp thời thì tình trạng sẽ ngày càng tăng thêm sự nghiêm trọng và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho mắt.

Tuy loạn thị có thể không tăng độ hoặc tăng ít nhưng cận thị theo thời gian nếu không chăm sóc, chữa trị hợp lý rất dễ tăng độ và có thể tăng nhanh chóng. Vì vậy, bạn nên chăm sóc mắt thường xuyên cũng như đi thăm khám mắt ngay khi thấy dấu hiệu bất thường.

Xem ngay: Tật khúc xạ Cận thị và những cách khắc phục? Biến chứng cận thị cao

Các cách chữa cận loạn thị hiện nay

Đeo kính

Cận loạn thị được chia ra nhiều loại, tương ứng với đó là các cách chữa cận loạn thị bằng các loại kính khác nhau. Tùy vào điều kiện và nhu cầu có thể sử dụng kính gọng hoặc kính tiếp xúc.

Kính gọng: rẻ hơn, an toàn, đeo kính gọng ít phải điều tiết hơn khi đeo kính tiếp xúc, điều chỉnh loạn thị dễ dàng và chính xác hơn kính tiếp xúc, và kính gọng không gây viêm nhiễm kết – giác mạc,…

Kính tiếp xúc: có thẩm mỹ hơn, cho hình ảnh kích thước lớn hơn kính gọng nhất là trường hợp cận thị nặng, ít gây bất đồng ảnh võng mạc trong trường hợp bất đồng khúc xạ, không bị thu hẹp thị trường, nhưng cần chăm sóc mắt kỹ càng, cẩn thận tránh viêm nhiễm.

Kính Ortho-K: Đây là phương pháp sử dụng kính áp tròng cứng, bằng việc điều chỉnh hình dạng giác mạc tạm thời, làm khử độ cận loạn tạm thời, người bệnh chỉ cần đeo đi ngủ tối thiểu 7 – 8 tiếng và khi ngủ dậy sẽ không cần phải đeo kính gọng hay kính áp tròng.

Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp điều trị tạm thời vì khi ngưng sử dụng Ortho-K thì độ cận loạn thị sẽ trở lại như trước khi đeo kính điều trị. Hiện nay, kính Ortho-K là một phương pháp điều trị cận thị và kiểm soát tăng độ cho:

  • Các bé đang mắc tật khúc xạ cận thị 
  • Không muốn đeo kính gọng nhưng không đủ điều kiện mổ cận: chưa đủ tuổi, giác mạc quá mỏng…

Phẫu thuật

Chua-can-loan-thi

Chữa cận loạn thị bằng phẫu thuật tật khúc xạ

Trong trường hợp bệnh nhân không muốn đeo kính hoặc cận loạn quá nặng ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc dùng kính không hiệu quả thì nên thăm khám và tham khảo ý kiến, chỉ định của bác sĩ và xem xét tiến hành phẫu thuật để đáp ứng nhu cầu, mong muốn của mình.

Phẫu thuật là cách chữa cận loạn thị bằng tia laser và hiện nay đang được nhiều người bệnh lựa chọn do hiệu quả tốt và khá an toàn.

Các phương pháp hiện nay dùng là: Phẫu thuật LASIK (Keratomileusis), Phương pháp PRK (Photo Refractive Keratectomy), Phương pháp LASEK (Subepithelial Keratomileusis)

Một số lưu ý để chữa cận loạn thị hiệu quả hơn

  • Làm việc, sinh hoạt trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, hạn chế đọc sách, làm việc khi thiếu ánh sáng.
  • Cần nghỉ ngơi khi làm việc trong thời gian dài, đặc biệt là đọc sách, sử dụng thiết bị điện tử (tham khảo quy tắc 20 – 20 – 20).
  • Cung cấp, bổ sung các chất dinh dưỡng cho mắt.
  • Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.

Để đảm bảo sức khỏe của mắt, hãy bảo vệ và chăm sóc mắt thường xuyên! Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, hãy tới ngay các cơ sở uy tín để được các chuyên gia thăm khám, điều trị kịp thời bạn nhé!

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.