Bệnh viêm kết mạc dị ứng ở trẻ em có lây được cho ba mẹ?
Khi bé được chẩn đoán mắc bệnh viêm kết mạc dị ứng, ba mẹ là người trực tiếp chăm sóc nên thường băn khoăn liệu bệnh lý này có lây không cũng như làm sao để chăm sóc tốt nhất cho con? Bài viết dưới đây của vivision kid sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Viêm kết mạc có những nguyên nhân gì?
Viêm kết mạc là tình trạng viêm tại mắt khiến cho kết mạc mắt bị viêm đỏ. Viêm kết mạc có nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng.
Nguyên nhân phổ biến và nguy hiểm nhất thường là virus. Ngoài ra bệnh lý này còn do các nguyên nhân khác như vi khuẩn, dị ứng hoặc một số tác nhân gây viêm khác. Vì vậy, viêm kết mạc dị ứng chỉ là một trong các nguyên nhân gây viêm kết mạc.
Thông thường, tình trạng viêm kết mạc do bất kỳ nguyên nhân nào thì đều có một số triệu chứng tương tự nhau như:
- Đỏ mắt;
- Đau nhức mắt;
- Ngứa mắt;
- Cay mắt, thường chảy nhiều nước mắt;
- Sưng mi mắt một hoặc hai bên;
- Mắt tăng nhạy cảm với ánh sáng,…
Viêm kết mạc dị ứng có lây không?
Một số người cho rằng bệnh viêm kết mạc dị ứng có thể lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, đây không phải là một quan điểm đúng đắn. Tránh nhầm với trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩn và virus là bệnh lý lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ vật như: khăn mặt,…
Viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi mắt tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng như: bụi bẩn, nấm mốc, mỹ phẩm, lông thú cưng (chó, mèo,…), phấn hoa hoặc do dị ứng thời tiết, thức ăn,…
Nhìn chung, dị ứng là một phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng – gọi là dị nguyên. Vì vậy, đây là một bệnh lý không lây.
Trong trường hợp bị ngứa ngáy nhiều, khó chịu, trẻ thường có xu hướng giơ tay lên dụi mắt nhằm giảm ngứa. Tuy nhiên, bố mẹ cần hạn chế để trẻ dụi mắt.
Khi liên tục dụi mắt mạnh với bàn tay không sạch, có khả năng đưa các vi khuẩn ở ngoài vào trong mắt, dẫn tới các bệnh lý viêm nhiễm tại mắt cũng như có thể làm rách giác mạc, tổn thương các cấu trúc khác ở mắt.
Lúc này, từ một bệnh viêm kết mạc dị ứng đơn thuần không lây có thể trở thành một bệnh lý lây nhiễm do các tác nhân vi khuẩn, virus.
Chăm sóc trẻ bị viêm kết mạc dị ứng
Bệnh viêm kết mạc dị ứng ở trẻ em là một bệnh mắt lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể làm cho trẻ ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập cũng như cuộc sống sinh hoạt thường ngày của trẻ. Vì vậy, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc sau đây.
Tránh tiếp xúc với dị nguyên
Đây là việc cần làm đầu tiên và cực kỳ quan trọng để giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc bệnh viêm kết mạc dị ứng.
- Bạn cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt dọn dẹp những khu vực hay bị ẩm mốc;
- Giặt ga giường, chăn gối, đệm bàn ghế, thảm trải sàn, rèm cửa,… định kỳ nhằm hạn chế mạt nhà sinh sống tại đây;
- Không nuôi chó mèo nếu lông của chúng là dị nguyên gây dị ứng với trẻ;
- Đeo kính chắn bụi khi ra ngoài nhằm hạn chế mắt tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bụi bẩn,…;
- Hạn chế để trẻ tới gần những khu vực nhiều hoa, bụi cỏ,…
Vệ sinh sạch mắt
Khi mắt bị sưng nề, ngứa, đỏ mắt,… việc thực hiện vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý có thể giúp giảm thiểu tình trạng này, quy trình như sau:
- Bước 1: Bố mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn tay;
- Bước 2: Giữ cho đầu con ổn định, dùng tay kéo nhẹ nhàng 2 mí mắt để mở rộng mắt;
- Bước 3: Nhỏ nước muối sinh lý dành riêng cho mắt, chú ý nên nhỏ từ từ, từng giọt một;
- Bước 4: Sử dụng gạc khô, sạch, được tẩm nước muối sinh lý để lau nhẹ nhàng từ khóe mắt rồi đến đuôi mắt;
- Bước 5: Vệ sinh tương tự với mắt còn lại.
Ngoài ra, ba mẹ cần chú ý tuyệt đối không dùng chung nước muối sinh lý vệ sinh mũi để vệ sinh mắt. Vì loại nước muối sinh lý dành cho vệ sinh mắt được thiết kế riêng, đảm bảo sự vô trùng trong quá trình sản xuất và sử dụng.
Chườm ấm hoặc chườm mát
Khi chườm mắt, quá trình tuần hoàn tại mắt được cải thiện, giúp giảm triệu chứng sưng mắt do dị ứng.
Quy trình chườm ấm gồm các bước sau:
- Ngâm khăn sạch vào nước ấm, rồi vắt vừa khô;
- Đắp khăn đó lên mắt và giữ nguyên cho đến khi nguội (thường khoảng 5-7 phút);
- Có thể lặp lại quy trình này nhiều lần trong ngày nếu trẻ cảm thấy dễ chịu, các triệu chứng của bệnh viêm kết mạc dị ứng được cải thiện.
Quy trình chăm sóc mắt bị viêm kết mạc dị ứng bằng chườm lạnh: Trong trường hợp biện pháp chườm ấm không làm cải thiện triệu chứng viêm kết mạc dị ứng, bạn có thể áp dụng cho con phương pháp chườm lạnh.
Tương tự như trên, bố mẹ hãy dùng khăn sạch ngâm vào nước lạnh, sau đó vắt khô đắp lên mắt, điều này có thể giúp mắt của con giảm sưng nề, dịu đi cơn đau nhức.
Khi thực hiện quy trình chườm mắt nói chung, bạn cần chú ý sử dụng khăn sạch để tránh lây nhiễm vi khuẩn, virus và phải sử dụng các khăn khác nhau cho từng mắt trong trường hợp bị viêm nhiễm mắt kèm theo.
Bên cạnh đó, bố mẹ chỉ nên ngâm khăn vào nước có nhiệt độ phù hợp (không quá nóng hay quá lạnh), nhằm tránh các ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ tuần hoàn ở những vùng mô quanh mắt.
Như vậy, vivision kid đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Bệnh viêm kết mạc dị ứng ở trẻ em có lây được cho ba mẹ không?” cũng như chia sẻ những cách chăm sóc mắt tại nhà giúp hạn chế triệu chứng và phòng bệnh tái phát.
Ngoài ra, ba mẹ cần lưu ý viêm kết mạc nói chung có rất nhiều nguyên nhân, mỗi bệnh sẽ có các hướng điều trị khác nhau. Vì vậy, khi trẻ có các dấu hiệu của viêm kết mạc, hãy đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chất lượng để có chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: