Bệnh võng mạc tăng huyết áp? 1 số biểu hiện của bệnh võng mạc tăng huyết áp

Tìm hiểu bệnh võng mạc tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp khi không được can thiệp điều trị có thể dẫn tới những biến chứng tại nhiều cơ quan khác trong cơ thể như não, thận,…

Tại mắt, tăng huyết áp cũng gây ra những tổn thương gây ảnh hưởng tới thị lực của người bệnh. Hãy tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết sau đây nhé.

Bệnh võng mạc tăng huyết áp là gì? Vì sao tăng huyết áp lại ảnh hưởng đến võng mạc?

Bệnh võng mạc tăng huyết áp là những tổn hại tại võng mạc do tình trạng tăng huyết áp gây nên.

Huyết áp cao ở người bệnh khiến thành mạch máu tại võng mạc dày lên, gây hẹp lòng mạch máu, dẫn tới lượng máu tới võng mạc giảm, làm chức năng võng mạc bị hạn chế. Hậu quả là xuất hiện thêm nhiều vấn đề thị lực.

Benh-vong-mac-tang-huyet-ap

Bệnh võng mạc tăng huyết áp thường ở người có tuổi

Dấu hiệu bệnh võng mạc tăng huyết áp

Ở giai đoạn đầu của bệnh, những xuất hiện những triệu chứng rõ rệt. Khi đã phát hiện những dấu hiệu ở mắt thì tình trạng bệnh thường đã ở trạng thái nghiêm trọng, những dấu hiệu cơ bản thường gặp ở bệnh võng mạc tăng huyết áp là:

Vì vậy, khi người bệnh gặp những triệu chứng trên cùng với huyết áp tăng cao liên tục thì cần tới các cơ sở y tế hoặc phòng khám mắt uy tín để phòng tránh sự tiến triển nặng hơn của bệnh.

Trên thực tế, những bệnh nhân cao huyết áp thường chỉ quan tâm tới những biến chứng của bệnh ở tim, não, thận,…

Tuy vậy, những biến chứng tại võng mạc cũng cần được quan tâm vì ban đầu bệnh chưa có những ảnh hưởng lớn đến thị lực nên dễ bị bỏ qua; khi đã phát hiện những tổn thương nặng trên võng mạc và mắt bị mờ nhiều thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều.

Nguyên nhân của bệnh võng mạc tăng huyết áp

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh võng mạc tăng huyết áp là tình trạng huyết áp người bệnh cao trong thời gian dài.

Việc áp suất máu do tim tác động tới các mạch máu quá cao dẫn đến những biến đổi tại mạch máu võng mạc, từ đó kéo theo nhiều biến chứng.

Ngày nay, tình trạng huyết áp cao thường xảy ra ở những đối tượng như:

  • Thừa cân, béo phì, không có thói quen hoạt động thể chất đều đặn
  • Ăn đồ ăn nhiều muốn, nồng độ cholesterol cao
  • Hút thuốc lá thường xuyên, sử dụng nhiều rượu, bia
  • Luôn trong trạng thái căng thẳng
  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
  • Mắc các bệnh ví dụ như xơ vữa động mạch, tiểu đường,…

Đặc điểm tổn thương bệnh võng mạc tăng huyết áp

Khi soi đáy mắt ở bệnh nhân mắc bệnh võng mạc tăng huyết áp, có thể thấy những đặc điểm sau:

  • Động mạch co nhỏ: có thể xuất hiện theo khu vực hoặc tỏa lan trên toàn bộ võng mạc. Động mạch co là đáp ứng sinh lý đối với việc huyết áp động mạch tăng. Khi đó các động mạch trông sẽ thẳng và cứng, các nhánh vuông góc hơn
  • Dấu hiệu xơ cứng động mạch: biểu hiện bằng các hình ảnh “sợi dây đồng”, “sợi dây bạc” ở ánh động mạch do lớp collagen của thành động mạch dày lên làm hẹp động mạch, kém đàn hồi, hyaline hóa
  • Dấu hiệu bắt chéo động – tĩnh mạch: Khi tăng huyết áp, động mạch sẽ dày lên đè lên tĩnh mạch. Khi quan sát sẽ thấy hình ảnh động mạch cắt đứt tĩnh mạch
  • Rò rỉ ở thành mạch: gây ra những xuất huyết ở võng mạc như xuất huyết hình ngọn lửa, xuất huyết hình chấm hoặc tròn; những đám trắng hoặc vàng gọi là xuất tiết cứng hoặc xuất tiết bông.
Benh-vong-mac-tang-huyet-ap

Dấu hiệu sợi dây đồng, sợi dây bạc và bắt chéo động-tĩnh mạch ở bệnh võng mạc tăng huyết áp

Dau-hieu-cua-benh-vong-mac-tang-huyet-ap

Ảnh chụp đáy mắt cho thấy dấu hiệu sợi dây đồng, sợi dây bạc (hai mũi tên bên phải) cùng xuất huyết hình ngọn lửa, xuất tiết bông ở bệnh võng mạc tăng huyết áp

Phân độ mức độ của bệnh võng mạc tăng huyết áp

Bệnh võng mạc tăng huyết áp có thể được chia thành 4 mức độ dựa theo Hệ thống phân loại Keith-Wagener-Barker:

  • Cấp độ 1: Xuất hiện sự co nhỏ động mạch trên võng mạc.
  • Cấp độ 2: Ngoài biểu hiện của cấp độ 1, tình trạng co mạch nghiêm trọng hơn và kèm dấu hiệu bắt chéo động – tĩnh mạch
  • Cấp độ 3: Gồm biểu hiện của cấp độ 2 và xuất huyết, xuất tiết bông.
  • Cấp độ 4: Mang toàn bộ biểu hiện của cấp độ 3 nhưng biểu hiện trầm trọng hơn cùng với phù đĩa thị và phù hoàng điểm

Biến chứng do bệnh võng mạc tăng huyết áp

Bệnh võng mạc tăng huyết áp có thể để lại nhiều biến chứng khác tại mắt nếu để bệnh tiến triển:

  • Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc
  • Bệnh thần kinh thị giác
  • Bong võng mạc thanh dịch
  • Liệt cơ vận nhãn 

Ngoài ra, tăng huyết áp ác tính là một tình trạng nguy hiểm hiếm gặp khi huyết áp tăng cao đột ngột, khiến tầm nhìn và thị lực giảm một cách nhanh chóng. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng

Điều trị và phòng tránh bệnh võng mạc tăng huyết áp như thế nào 

Hiện tại chưa có thuốc điều trị bệnh võng mạc tăng huyết áp nên phương pháp chính là điều trị huyết áp. Mục đích chính là làm hạn chế những tổn thương tại mắt và các cơ quan khác thông qua việc điều trị nguyên nhân gốc bằng việc sử dụng thuốc hoặc thay đổi lối sống

Để phòng tránh bệnh võng mạc tăng huyết áp, mọi người nên duy trì lối sống lành mạnh như tập thể dục đều đặn, hạn chế bổ sung quá nhiều muối trong các bữa ăn, hạn chế đồ uống có cồn, không hút thuốc lá, ăn nhiều trái cây và rau xanh,… để duy trì huyết áp ổn định.

Khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ, đặc biệt là với những người có huyết áp cao, cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế hoặc phòng khám uy tín để được các bác sĩ thăm khám và theo dõi điều trị, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn.

Hơn hết, việc khám mắt định kỳ 3-6 tháng/ lần là cần thiết với mọi người để tầm soát bệnh từ những giai đoạn đầu tiên.

Benh-vong-mac-tang-huyet-ap

Khám đáy mắt để phát hiện dấu hiệu sớm

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin bổ ích về bệnh võng mạc tăng huyết áp. Hy vọng các bạn đọc đã rút ra được những kiến thức bổ ích, hãy cùng chia sẻ với mọi người để cùng nâng cao sức khỏe đôi mắt của mỗi chúng ta nhé.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.