Bị viêm giác mạc nặng: Điều trị như thế nào?

Viêm giác mạc, một trong những bệnh lý có thể hay gặp ở mắt, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đây không chỉ là một vấn đề về sức khỏe mắt mà còn là mối lo ngại lớn với sự chất lượng cuộc sống và khả năng hoạt động hàng ngày.

Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại là nhiều trường hợp chủ quan,  chậm trễ trong việc nhận biết và đi thăm khám có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tầm nhìn và đời sống sinh hoạt.

 Viêm giác mạc là gì?

Giác mạc là màng trong suốt và không màu chiếm khoảng 1/5 phía trước của bề mặt nhãn cầu. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hình ảnh rõ ràng trên võng mạc bên trong mắt. Giác mạc được cấu tạo bởi năm lớp, từ bên ngoài vào bên trong: biểu mô, lớp Bowman, nhu mô, màng Descemet và nội mô.

Viêm giác mạc là một phản ứng của cơ thể đối với vi khuẩn, virus, hoặc tác nhân kích thích khác có thể xâm nhập vào mắt. Khi giác mạc bị viêm, nó trở nên sưng phù và dẫn đến các biểu hiện như đỏ, đau, và nhạy cảm với ánh sáng. Thị lực cũng có thể bị ảnh hưởng, làm giảm khả năng nhìn rõ.

Những triệu chứng có thể gặp khi bị viêm giác mạc là:

  • Khó chịu, cảm giác có dị vật trong mắt: Có thể là do viêm nhiễm gây kích thích và khô mắt
  • Đau nhức âm ỉ trong mắt, cảm giác mắt nóng rát: Do sưng phù và kích thích từ viêm giác mạc
  • Chói mắt, sợ ánh sáng: Viêm giác mạc thường làm tăng sự nhạy cảm với ánh sáng
  • Chảy nhiều nước mắt: Kích thích và viêm nhiễm có thể gây ra tăng sản xuất nước mắt
  • Mắt đỏ, có cảm giác nhìn mờ: Sưng phù và kích thích có thể khiến người bị có cảm giác mờ mắt
viem-giac-mac-gay-do-mat-va-cam-giac-nhin-mo

Viêm giác mạc gây đỏ mắt và cảm giác nhìn mờ

  • Đục giác mạc, vùng trung tâm giác mạc thường xuất hiện những đốm trắng
  • Sưng nề mi mắt, khó mở: Viêm giác mạc có thể gây sưng phù mi mắt gây khó mở mắt
  • Nhiều ghèn, dử mắt: Điều này thường xuất hiện sau mỗi buổi sáng ngủ dậy nhưng khi bị viêm giác mạc tình trạng này có thể nhiều hơn bình thường.

Thế nào là viêm giác mạc nặng?

Mức độ nặng của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng, từ nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương, đến việc tuân thủ điều trị. Dưới đây là một số nguyên nhân:                  

            Nhiễm trùng:

  • Vi khuẩn: Diễn biến nhanh, có thể chỉ trong vài giờ đến vài ngày. Mức độ nặng có thể phụ thuộc vào loại vi khuẩn và khả năng tác động vào cơ thể. Ví dụ, bệnh lậu có thể gây thủng giác mạc sau khoảng 48 giờ
  • Nấm: Diễn biến chậm hơn so với vi khuẩn, thường kéo dài hàng tuần. Triệu chứng có thể không rõ ràng ngay từ đầu
  • Virus: Một số virus có thể kéo dài và tái phát theo thời gian, tùy thuộc vào cơ địa của người nhiễm và loại virus
  • Ký sinh trùng: Diễn biến thường chậm, có thể xuất hiện triệu chứng rầm rộ sau một khoảng thời gian dài
  • Microsporidia: Kéo dài, có thể tái phát và trở nên nặng nề hơn, không có điều trị đặc hiệu
  • Không nhiễm trùng: Nếu là vết thương nhỏ hoặc chấn thương nhẹ không liên quan đến nhiễm trùng, quá trình hồi phục có thể diễn ra mà không cần điều trị đặc hiệu.

Nhìn chung, khái niệm “nặng” có thể bao gồm cả thời gian điều trị kéo dài, sự tái phát, triệu chứng rầm rộ và mức độ tổn thương cơ bản của bệnh. Trong trường hợp của viêm giác mạc được cho là nặng cần phát hiện và điều trị sớm do nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Hướng điều trị khi bị viêm giác mạc

Hướng điều trị khi bị viêm giác mạc có thể được thực hiện theo các phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Dưới đây là một số hướng điều trị thường được áp dụng:

Nội Khoa

  • Chống vi sinh vật: Sử dụng kháng sinh cho viêm giác mạc do vi khuẩn. Thuốc kháng virus hoặc kháng nấm có thể được kê đối với các trường hợp viêm giác mạc do virus hoặc nấm
  • Dinh dưỡng giác mạc: Sử dụng nước mắt nhân tạo để giảm cảm giác khô và đau. Bổ sung vitamin A, một dạng vitamin quan trọng cho sức khỏe mắt
nho-nuoc-mat-nhan-tao

Nhỏ nước mắt nhân tạo

            Giãn đồng tử

  • Sử dụng thuốc giãn đồng tử để giảm áp lực trong mắt và giảm triệu chứng như đau và nhức mắt
  • Giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng đau và khó chịu.

Ngoại Khoa

  • Điều trị tổn thương mi: Đối với các trường hợp tổn thương mi, có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ để hỗ trợ làm lành và giảm viêm
  • Gọt giác mạc: Quá trình này liên quan đến việc loại bỏ một phần của giác mạc bị tổn thương hoặc nhiễm trùng để khôi phục sự cân bằng và chức năng của mắt
  • Ghép giác mạc: Trong trường hợp tổn thương giác mạc nặng, ghép giác mạc có thể được xem xét để khôi phục tầm nhìn và chức năng của mắt.

Quan trọng nhất, quyết định về phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của viêm giác mạc, mức độ tổn thương, và điều kiện sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ có vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị.

Tóm lại, việc phát hiện và điều trị sớm viêm giác mạc đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe mắt và duy trì thị lực. Đối mặt với các triệu chứng như khó chịu, đỏ mắt, hay giảm thị lực, quá trình chẩn đoán và điều trị càng trở nên quan trọng hơn.

Sự tuân thủ điều trị cũng đóng vai trò quyết định trong việc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và tránh những di chứng nguy hiểm tới thị lực.

Kiem-tra-mat-tai-vivision kid

Kiểm tra mắt tại vivision kid

Bằng cách duy trì sự hợp tác chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa mắt và tuân thủ kế hoạch điều trị được đề xuất, bệnh nhân có thể tối ưu hóa cơ hội phục hồi và giữ gìn sức khỏe của mắt.

Lựa chọn cơ sở khám mắt cũng là một phần quan trọng của chăm sóc sức mắt. Việc phát hiện và thăm khám cơ sở uy tín ngay từ khi xuất hiện, tạo ra cơ hội tốt nhất cho sự hồi phục và duy trì sức khỏe mắt lâu dài.

vivision kid là một trong những cơ sở khám mắt uy tín chất lượng với đội ngũ y bác sĩ lâu năm kinh nghiệm đảm bảo người bệnh sẽ có trải nghiệm tốt nhất trong quá trình thăm khám tại đây.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.