Biến chứng có thể gây mù mắt của viêm kết mạc dị ứng nếu không được phát hiện sớm

 Bạn có cơ địa dị ứng, mắt của bạn hay nổi đỏ, dễ kích ứng với điều kiện thời tiết thay đổi, ngứa, cộm mắt làm bạn khó chịu thường xuyên xảy xa. Bạn đã biết đến viêm kết mạc dị ứng chưa? Hãy cùng vivision kid tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt của mình 

1. Viêm kết mạc dị ứng là bệnh gì?

Kết mạc mắt là lớp màng trong suốt mỏng phủ bên ngoài của nhãn cầu (tròng trắng). Đây là hàng rào bảo vệ đầu tiên của mắt khi tiếp xúc với dị vật

Viêm kết mạc mắt là tình trạng kết mạc bị tấn công bởi các yếu tố gây viêm. Các yếu tố gây viêm này có thể là virus, vi khuẩn hoặc dị ứng.

Khi tác động vào kết mạc, phản ứng tự nhiên của mắt là chống lại, loại bỏ dị vật bằng cách huy động các tế bào bảo vệ xuyên qua mạc máu đến để tiêu diệt. 

Viêm kết mạc dị ứng là bệnh viêm kết mạc mà dị vật ở đây là các yếu tố gây dị ứng.  

Viêm kết mạc dị ứng được chứng minh là có cơ chế dị ứng rõ ràng, nhưng để nói về các yếu gây dị ứng (dị nguyên) thì chưa chắc chắn.

Người ta thấy rằng các yếu dễ gây kích ứng nhất là các dị vật có kích thước siêu nhỏ như phấn hoa, nấm mốc, bụi mịn của điều hòa, hay mỹ phẩm, giọt nước hoa, thuốc rửa mắt, dị ứng thời tiết theo mùa, lông của vật nuôi trong nhà, bọ chét,…. Nghiên cứu cho thấy có đến hàng chục loại dị nguyên, trong đó số người tìm ra được dị nguyên không cao

hinh-anh-viem-ket-mac-di-ung

Hình ảnh viêm kết mạc dị ứng

2. Các loại viêm kết mạc dị ứng hiện nay

2.1. Viêm kết mạc dị ứng cấp 

Lần đầu tiên tiếp xúc với dị nguyên, kết mạc mắt phản ứng với kích thích nhưng nhẹ và có thể tự khỏi sau vài giờ, không tiến triển nặng. Loại này thường ít đến viện và không có xu hướng muốn tìm dị nguyên 

2.2. Viêm kết mạc dị ứng mãn tính 

Đặc trưng của bệnh viêm kết mạc dị ứng mãn tính là hay tái đi tái lại và thường đi kèm với các bệnh cũng có cơ địa dị ứng như: viêm mũi dị ứng, hen phế quản, chàm da.

Tỷ lệ tìm được dị nguyên trong trường hợp mãn tính cao hơn cấp tính nhưng nhìn chung vẫn thấp.

  • Viêm kết mạc dị ứng theo mùa: Thường xuất hiện đỉnh điểm vào mùa nào đó trong năm.
  • Viêm kết mạc mùa xuân: Phát triển chủ yếu vào mùa xuân – hè, thuyên giảm khi vào đông thời tiết lạnh. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên, xu hướng tiến triển mạn tính hoặc khỏi hẳn khi trưởng thành 

3. Biểu hiện thường gặp bệnh viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng cũng là một loại viêm kết mạc nên cũng có biểu hiện cơ bản của bệnh này. 

Viêm kết mạc dị ứng cấp: Triệu chứng thường nhẹ, mắt đỏ xung huyết ít, gỉ mắt ít, hoặc chỉ chảy nước mắt tạm thời rồi hết hẳn. Một số trường hợp chăm sóc mắt không tốt hoặc tiếp xúc thêm với các chất bẩn làm bội nhiễm vi khuẩn. 

Viêm kết mạc mãn tính triệu chứng nặng hơn, người bệnh thường viêm kết mạc cả hai mắt. Ngứa mắt dữ dội là triệu chứng khó chịu nhất, người bệnh dui mắt liên tục, cảm thấy cộm mắt như dị vật mắc kẹt.

Dịch tiết gỉ mắt nhiều, đóng dính lại xung quanh mắt khiến cho người bệnh khó mở mắt đặc biệt vào buổi sáng. Viêm kết mạc mắt mùa xuân, gỉ mắt đặc trưng dai dính có thể kéo dài thành sợi 

Viêm kết mạc mãn tính có một đặc điểm khác biệt với cấp tính. Đối với những trường hợp đã bị tái đi tái lại nhiều lần, phần kết mạc mí mắt (hình ảnh minh họa) thường có nhú khiến cho kết mạc không mịn màng.

Nhú có thể nhỏ hoặc to hình đa giác màu hồng, ít hoặc nhiều phụ thuộc tần số mắc bệnh và cơ địa từng người. 

Chạy nước mắt liên tục, chói ánh sáng hay đau mắt là các biểu hiện của tổn thương giác mạc gặp trong trường hợp người bệnh dụi mắt quá nhiều gây xước giác mạc.

hinh-anh-nhu-gai-trong-viem-ket-mac-mua-xuan

Hình ảnh nhú gai trong viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng thường dễ bị nhầm lẫn với viêm kết mạc do virus, khác nhau ở đặc điểm viêm kết mạc do virus thường khởi phát ở một bên sau đó lây sang bên còn lại. Còn viêm kết mạc dị ứng ngược lại, tổn thương cả hai mắt.

4. Biến chứng của viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng mặc dù các triệu chứng khởi phát đột ngột mang tính chất cấp tính nhưng bản chất là lành tính. Liệu viêm mũi dị ứng không đáng lo ngại? 

Khảo sát nghiên cứu cho thấy, phần đa số người viêm kết mạc cảm thấy rất khó chịu đặc biệt đối với trường hợp mãn tính vì cứ đến mùa hay thay đổi thời tiết, họ bị mắc không những một lần mà 2-3 lần trong một đợt, kèm theo một số bệnh nền cơ địa dị ứng như: hen, viêm mũi dị ứng, chàm da cũng có xu hướng khởi phát cùng đợt.

Phần nhỏ số người than phiền vì một số biến chứng xảy ra như: giảm thị lực, loét giác mạc, đau mắt.

Đây là dấu hiệu chứng tỏ người bệnh bị tổn thương, xước giác mạc, nếu không được điều trị đúng có thể để lại di chứng sẹo giác mạc cả đời.

Tổn thương lớp màng trong suốt này, chúng ta hiểu có vết đục trên màng khiến tầm nhìn của người bệnh có các đốm mờ, xuất hiện trong hoặc sau đợt cấp của viêm kết mạc. 

bien-chung-loet-giac-mac

Biến chứng loét giác mạc

 

Biến chứng này thường do chăm sóc mắt không tốt, gây bội nhiễm kết mạc và giác mạc, không được tư vấn điều trị bởi bác sĩ, dùng thuốc không đúng chỉ định. Người bệnh có thói quen dụi mắt nhiều cũng là một lý do gây xước giác mạc.

5. Cần làm gì khi mắc viêm kết mạc dị ứng?

5.1. Thăm khám bác sĩ – sử dụng thuốc 

Tùy theo tình trạng người bệnh, cần bác sĩ thăm khám, lựa chọn đơn thuốc và theo dõi điều trị để chỉnh theo đáp ứng của từng người

  • Thuốc rửa mắt: Khuyến cáo người bệnh rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý để loại bỏ dị vật gây kích thích tránh bội nhiễm vi khuẩn.
  • Nước mắt nhân tạo dùng khi khô mắt, giảm triệu chứng kích thích.
  • Người bệnh có thể dùng gạc lạnh để chườm có tác dụng làm dịu mắt, giảm xung huyết, ngứa, cộm mắt.
  • Thuốc dị ứng giúp giảm dị ứng ở mắt và cả các cơ quan khác như mũi họng ở người có bệnh dị ứng khác kèm theo. Thuốc có thể dùng trong đợt mắc bệnh hoặc duy trì trong đợt thay đổi thời tiết để tránh tái mắc tùy theo đánh giá của bác sĩ.

5.2. Tránh xa tác nhân gây dị ứng 

Đây là việc đầu tiên người bệnh nên chủ động làm, vừa có tác dụng phòng tránh, vừa giảm tình trạng nặng của bệnh. 

Một số biện pháp giúp che chắn đối với dị nguyên (chất kích ứng) bay trong không khí như bụi mịn, phấn hoa là: đeo kính, khẩu trang,… 

Đối với dị nguyên là dung dịch, mỹ phẩm thì nên rửa sạch khi tiếp xúc và dừng không nên dùng tiếp 

Viêm kết mạc dị ứng là bệnh có tính chất mãn tính, tái mắc nhiều lần nên việc tái khám đúng lịch là cần thiết để được theo dõi bệnh, tránh bệnh tiến triển nặng.

Bác sĩ sẽ giúp bạn phòng tránh và tìm ra những tác nhân gây bệnh để bạn chủ động bảo vệ sức khỏe của mình. Hãy liên hệ với vivision kid để đặt lịch khám.

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

Đau mắt đỏ

viêm kết mạc