Bố mẹ cần làm gì khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu bị cận thị
Hiện nay tình trạng trẻ em bị cận thị đang ngày càng gia tăng, điều đó không những ảnh hưởng đến sự phát triển, học tập và chất lượng cuộc sống của con mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của bố mẹ. Vì vậy việc nhận biết sớm và hành động có thể là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe mắt cho bé. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu những điều bố mẹ cần làm khi trẻ có dấu hiệu bị cận thị.
Dấu hiệu trẻ mắc cận thị thường biểu hiện khi nào?
Trước tiên đến với dấu hiệu, thì phụ huynh cần biết cận thị là gì? Cận thị là một hiện tượng phổ biến khiến cho người mắc gặp khó khăn trong việc quan sát các vật, đối tượng ở khoảng cách xa, trong khi vẫn giữ được khả năng nhìn rõ vật ở gần.
Thường thì cận thị xuất hiện phổ biến ở các độ tuổi đi học, hiện nay số lượng trẻ em mắc tật khúc xạ này cũng ngày một tăng lên.
Trong giai đoạn này, khi cơ thể đang phát triển nhanh chóng, tình trạng bị cận thị có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, đến khi bước sang độ tuổi 20 và sau đó, thì thường thấy độ cận ít có xu hướng thay đổi nhiều.
Dấu hiệu bị cận thị ở trẻ thường thể hiện qua một số biểu hiện rõ ràng và việc nhận biết chúng sớm có thể giúp bố mẹ đưa trẻ đến thăm bác sĩ mắt để có chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khi trẻ mắc cận thị:
-
Nheo mắt: Mắt của trẻ có thể tự nheo lại khi đang cố gắng nhìn rõ hình ảnh hoặc vật ở xa. Dấu hiệu này bố mẹ có thể dễ dàng nhận ra khi quan sát con hoạt động thường ngày
-
Không nhìn rõ chữ trên bảng: Trẻ có thể gặp khó khăn khi đọc sách, ghi chú hay nhận diện chữ trên bảng đen khi đang ở xa
-
Tiến sát lại gần tivi hoặc màn hình điện thoại: Nếu trẻ thường xuyên ngồi rất gần màn hình khi xem tivi hoặc tiến sát đầu khi sử dụng điện thoại, đó có thể là dấu hiệu của cận thị
-
Mỏi mắt, nhức mắt: Trẻ có thể phàn nàn về mỏi mắt hoặc nhức mắt sau khi thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự tập trung mắt lâu.
Khi bố mẹ hoặc người chăm sóc phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của cận thị ở trẻ, việc đưa trẻ đến kiểm tra mắt là rất quan trọng để đạt được chẩn đoán chính xác và bắt đầu điều trị nhanh chóng.
Tại sao trẻ bị cận thị?
Trẻ em có thể mắc cận thị vì nhiều nguyên nhân như:
-
Di truyền: Một trong những nguyên nhân chính của cận thị là yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người thân nào đó bị cận thị, khả năng bé bị cận thị là rất cao. Di truyền có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành độ dài trục nhãn cầu, góp phần tạo điều kiện cho cận thị
-
Mắc phải: Môi trường sống và các thói quen sinh hoạt cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển cận thị. Mắt làm việc quá nhiều để nhìn các đối tượng ở gần, như khi sử dụng điện thoại di động, máy tính, hoặc đọc sách trong thời gian dài có thể tăng cận thị ở trẻ.
Cả hai yếu tố di truyền và mắc phải đều có thể tác động vào sự phát triển của cận thị ở trẻ. Ngoài ra khi trẻ mắc tình trạng trên mà không đeo kính kịp thời cũng sẽ góp phần phát triển cận thị. Việc hiểu rõ về nguyên nhân giúp cung cấp thông tin hữu ích để có các biện pháp ngăn chặn và điều trị cho trẻ.
Bố mẹ cần làm gì khi trẻ có dấu hiệu của cận thị?
Việc quan trọng nhất mà bố mẹ có thể làm khi trẻ có dấu hiệu của bị cận thị là đưa trẻ đến thăm bác sĩ mắt ngay lập tức. Điều này giúp bé có thể được chẩn đoán chính xác và kịp thời tình trạng mắt của mình. Từ đó có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp để ngăn chặn sự tiến triển của bị cận thị và cải thiện thị lực cho trẻ.
Ngoài ra bố mẹ cũng cần làm những điều dưới đây để giúp cho bé khi con có dấu hiệu cận thị:
-
Theo dõi các dấu hiệu của con: Bố mẹ nên chú ý và ghi chép lại bất kỳ thay đổi nào trong hành vi và phàn nàn của trẻ về mắt. Điều này có thể giúp bác sĩ mắt hiểu rõ hơn về tình trạng của trẻ
-
Tạo môi trường ánh sáng phù hợp cho bé: Bố mẹ nên đảm bảo rằng trẻ được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên đủ, và giảm thiểu tác động tiêu cực của ánh sáng từ các thiết bị điện tử
-
Khuyến khích con các hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời rất cần thiết cho sức khỏe mắt của bé, giúp bé tập khả năng nhìn xa nhiều và cũng giảm được thời gian sử dụng các thiết bị điện tử hay học tập nhìn gần
-
Bên cạnh động viên trẻ: Việc bên cạnh và hỗ trợ tinh thần cho con cũng góp phần giúp con giảm bớt áp lực cũng như tự ti khi khả năng nhìn xa của mình kém đi.
Trẻ bị cận thị có chữa được không?
Trẻ bị cận thị không chữa được nhưng có thể được chăm sóc, điều trị để giảm thiểu tình trạng trên và cải thiện khả năng thị lực cho con. Dưới đây là một số cách có thể giúp cải thiện vấn đề cận thị cho con.
-
Đeo kính đúng độ: Việc đeo kính đúng độ là rất cần giúp bé có thể cải thiện khả năng nhìn xa và góp phần hạn chế tiến triển cận thị
-
Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Tình trạng này rất phổ biến ở các bé, cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến bị cận thị ở trẻ. Hạn chế được vấn đề này sẽ giúp giảm đi sự phát triển của cận thị. Học tập và sử dụng thiết bị điện tử đúng khoảng cách cũng rất quan trọng
-
Áp dụng nghỉ mắt đúng cách: Khuyến khích trẻ thực hiện các bài tập nghỉ mắt như nhìn xa và thực hiện nghỉ mắt theo kỹ thuật “20-20-20” – mỗi 20 phút nhìn xa trong 20 giây ở khoảng cách 20 feet.
Ngoài ra hiện nay cũng có một số phương pháp điều trị giúp con kiểm soát cận thị như: sử dụng atropin, đeo kính gọng kiểm soát cận thị, Ortho K,…
Trong đó phương pháp Ortho K hoặc Orthokeratology là một phương pháp điều trị cận thị bằng cách sử dụng kính áp tròng đặc biệt được thiết kế để giảm thiểu tình trạng mắt bị cận thị hiệu quả.
Ortho K giúp người đeo không những cải thiện thị lực mà còn không phải đeo kính giúp thuận tiện hơn trong các hoạt động ngoài trời hay học tập của bé.
Hãy đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu để phát hiện và điều trị kịp thời. Trung tâm Mắt trẻ em vivision kid với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại là cơ sở uy tín chất lượng để phụ huynh có thể dẫn con đến thăm khám.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: