Các cách chữa lẹo mắt tại nhà an toàn ba mẹ có thể áp dụng

Cách chữa lẹo mắt tại nhà cho bé là một vấn đề phổ biến mà nhiều bậc cha mẹ cần lưu ý đặc biệt là giai đoạn hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm. Điều này đòi hỏi kiến thức vững vàng về các phương pháp an toàn và hiệu quả. Ba mẹ cùng vivision kid tìm hiểu nhé!

Đảm bảo vệ sinh khi bé lên lẹo tại mắt

Vệ sinh là vấn đề cần đặt ra hàng đầu khi bé bị lên lẹo. Bé thường dùng tay không sạch sẽ dụi lên mắt gây tổn thương mắt đồng thời bụi bẩn tích tụ ở các tuyến bã nhờn (Zeis), tuyến mồ hôi (Moll) ở mí mắt ngoài hoặc tuyến meibomian ở mí mắt trong. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, thường là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), tạo nên mụn mủ gây sưng đau, khó chịu cho bé.

Hinh-anh-tre-bi-leo-mat

Hình ảnh trẻ bị lẹo mắt

Vì vậy cần phải đảm bảo vệ sinh như sau:

  • Dạy bé rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, nhất là sau khi chạm vào đồ chơi, trước và sau khi ăn
  • Ba mẹ cần vệ sinh sạch tay trước khi tiến hành vệ sinh mắt cho bé
  • Những điều cần lưu ý khi vệ sinh mắt cho trẻ tại nhà:

Dùng dung dịch vệ sinh mắt chuyên dụng khi bị lẹo: Sử dụng bông vô khuẩn nhúng vào dung dịch vệ sinh mắt chuyên dụng đã được pha loãng để rửa phần mắt bị tổn thương. Nếu không có, có thể thay bằng nước ấm sạch hoặc nước muối sinh lý. Lưu ý, cần lau nhẹ nhàng, tránh làm vỡ ổ mủ.

Có thể sử dụng các gạc lau bờ mi chuyên dụng, thường chứa tinh dầu tràm trà giúp vệ sinh, kháng khuẩn. Đồng thời miếng gạc mềm mại, dịu nhẹ, an toàn và đặc biệt không gây kích ứng cho mắt, giúp ba mẹ dễ dàng vệ sinh 

  • Trong sinh hoạt với gia đình và môi trường học đường:

Cần sử dụng riêng sản phẩm vệ sinh như khăn mặt để tránh lây nhiễm chéo.

Vệ sinh các bề mặt có thể dính dịch tiết từ lẹo của bé để tránh lây nhiễm chéo cho người thân trong gia đình.

Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, tay nắm cửa, vịn cầu thang, sàn nhà… để hạn chế trẻ và người thân, bạn bè lây nhiễm cho nhau.

Chườm ấm cho bé tại nhà

Chườm ấm bằng miếng băng chườm ấm

Các bước chườm ấm bằng miếng băng chườm ấm như sau:

  • Xé túi bọc miếng làm ấm và để khoảng 2-3 phút.
  • Đeo băng che mắt và điều chỉnh cho thoải mái, sau đó đặt từng miếng làm ấm vào mỗi bên của băng che mắt.
  • Thư giãn mắt 15-20 phút.
  • Khi kết thúc, rút miếng làm ấm khỏi băng che mắt và bỏ đi. Băng che mắt có thể giặt tay và sử dụng lại nhiều lần.

Chườm ấm bằng khăn ấm tại nhà (khăn riêng)

hinh-anh-chuom-am

Hình ảnh chườm ấm

Một phương pháp trị lẹo mắt nhanh chóng trong vòng 1 đêm là sử dụng phương pháp chườm gạc ấm. Ba mẹ có thể thực hiện cho trẻ theo các bước sau:

  • Dùng một miếng khăn mềm, băng gạc y tế hoặc mảnh vải sạch, nhúng vào nước ấm.
  • Chườm gạc ấm lên bên mắt bị lẹo, duy trì trong khoảng 5 – 10 phút để giúp mắt thư giãn.
  • Nếu gạc trở lạnh, tiếp tục nhúng nó vào nước ấm và chườm lên mắt khoảng 3 – 4 lần.

Phương pháp này giúp làm co lẹo mắt và kích thích mủ nhanh chóng xuất hiện, từ đó giảm thiểu sự sưng đau của lẹo mắt. Khi thấy có mủ, hãy sử dụng gạc nhẹ nhàng để lau sạch, tránh nặn lẹo để ngăn chặn rủi ro nhiễm trùng. Quan trọng nhất, kiên nhẫn thực hiện phương pháp này để đạt được kết quả tối ưu trong việc loại bỏ hoàn toàn mụn lẹo mắt.

Những biện pháp chườm ấm không nên làm

Một số phương pháp dân gian hay truyền tai nhau là dùng bã trà ấm hoặc hơ đũa để chườm ấm cho trẻ. Đều này không nên làm vì chúng ta không kiểm soát được nhiệt độ, có thể gây bỏng mắt cho bé. Ngoài ra, trong bã trà và đũa có rất nhiều vi khuẩn, do tổn thương mi mắt do nhiệt độ có thể giúp vi khuẩn càng dễ xâm nhập vào, khiến tình trạng lên lẹo mắt của bé càng nặng hơn, có thể gây vỡ mụt lẹo và gây ra một số bệnh lý viêm nhiễm mắt khác.

Ba mẹ cần tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ

Trong quá trình chữa lẹo mắt tại nhà việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ là một bước quan trọng đảm bảo sức khỏe của bé. Ba mẹ có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

Thăm khám bác sĩ

Trước hết, hãy đến bác sĩ chuyên khoa mắt khám để đánh giá tình trạng sức khỏe cụ thể của bé và xác định nguyên nhân cụ thể của lẹo mắt. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị và tư vấn chăm sóc trẻ phù hợp.

Đơn thuốc bác sĩ kê cho trẻ bị lên lẹo mắt

Bác sĩ thường kê đơn thuốc bao gồm các loại như kháng sinh, kháng viêm, và thuốc dưỡng mắt.

Kháng sinh tác dụng trên vi khuẩn tụ cầu vàng, kháng viêm giảm sưng đau, và thuốc dưỡng mắt giúp tái tạo và bảo vệ mắt.

Không tự ý sử dụng thuốc

Cần lưu ý không tự ý áp dụng bất kỳ loại kháng sinh hay kháng viêm nào mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ và không đạt được hiệu quả như mong đợi.

Bằng cách tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, trẻ sẽ nhanh khỏi và tránh bị lại lẹo mắt.

Dinh dưỡng tại nhà cho bé như thế nào?

Cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm chất

Truyền thông vẫn thường phổ biến đến người dân sự cần thiết của dầu cá, vitamin A là cần thiết cho mắt trẻ nhỏ. Một số ba mẹ không tìm hiểu kĩ đã lầm tưởng rằng cho con ăn thật nhiều dầu cá, vitamin A là tốt cho mắt, nhưng cần lưu ý rằng không nên bổ sung quá nhiều gây dư thừa vitamin A có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ và nghe hướng dẫn để có thể bổ sung cho con một cách phù hợp.

Hinh-anh-bo-sung-vitamin-A

Hình ảnh bổ sung Vitamin A

Tránh thực phẩm cay nóng

Khi trẻ bị lên lẹo mắt, cần tránh cho trẻ ăn các thực phẩm cay nóng vì có thể tăng khả năng gây kích ứng, sưng lẹo và nhiều mủ hơn.

Tre-moc-leo-o-mat-can-duoc-tham-kham-boi-cac-bac-si

Thăm khám bác sĩ khi bị lẹo

vivision kid tự hào là một cơ sở khám và điều trị lẹo mắt trẻ em hàng đầu, với đội ngũ bác sĩ với nhiều kinh nghiệm từ bệnh viện Mắt Trung Ương, giúp chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn ba mẹ chăm sóc an toàn khi bé lên lẹo tại nhà và các vấn đề khác của mắt một cách tốt nhất. Ba mẹ hãy cân nhắc đưa trẻ đến khám tại vivision kid nhé!

Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi

Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.

Gắn thẻ:

Lẹo