Các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ và 4 điều mọi người cần biết
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dịch đau mắt đỏ những năm gần dây thường diễn ra ở các thành phố có mật độ dân số cao như Hà Nội, TP. HCM,… Nắm được cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ giúp bạn bảo vệ đôi mắt của mình một cách tốt nhất.
1. Bệnh đau mắt đỏ có phải viêm kết mạc không?
Đau mắt đỏ – tên khoa học là Viêm kết mạc – là tình trạng nhiễm trùng mắt, do các loại virus hoặc vi khuẩn gây ra. Chúng gây phản ứng viêm trên lớp kết mạc – hàng rào bảo vệ đầu tiên bên ngoài nhãn cầu. Bệnh có thể tiến triển ở một bên hoặc cả hai mắt.
Mọi lứa tuổi có thể bị đau mắt đỏ vì bệnh có đặc trưng lây nhiễm qua đường dịch tiết, trong đó trẻ em là lứa tuổi nhạy cảm dễ lây bệnh nhất. Như vậy, chúng ta hiểu đau mắt đỏ là tên dân gian của bệnh viêm kết mạc.
Viêm kết mạc thường khởi phát đột ngột, không có dấu hiệu báo trước với triệu chứng đầu tiên là đỏ mắt. Bệnh dễ lây lan trong cộng đồng và trở thành dịch. Dưới đây là một số con đường lây nhiễm trực tiếp và gián tiếp của bệnh đau mắt đỏ:
- Dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người bị đau mắt đỏ hoặc đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh.
- Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở mắt qua bàn tay người bệnh.
2. Triệu chứng đau mắt đỏ mọi người cần biết
Hầu như năm nào dịch đau mắt đỏ cũng bùng phát, để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời, chúng ta cần lưu ý một số triệu chứng đặc trưng của bệnh đau mắt đỏ sau đây:
- Đầu tiên: đỏ mắt, thường xuất hiện ở rìa mắt sau đó lan vào trong. Ban đầu là một bên mắt, rồi lây sang mắt còn lại.
- Thứ hai: gỉ nhầy mắt xuất tiết nhiều cả ngày đặc biệt vào buổi sáng, gỉ mắt màu trắng hoặc vàng, có thể màu xanh khi nhiễm khuẩn.
- Tiếp theo: chảy nước mắt, cộm mắt, ngứa mắt khiến cho người bệnh khó chịu, như có dị vật trong mắt, dụi mắt liên tục dễ gây xước giác mạc.
- Ngoài ra, trường hợp diễn biến nặng có thêm các triệu chứng toàn thân như sốt, nổi hạch, …
Tóm lại, hãy ghi nhớ 3 triệu chứng nổi bật: đỏ mắt, ngứa mắt, gỉ mắt nhiều, để sớm phát hiện bản thân hay người xung quanh đang có dấu hiệu đau mắt đỏ.
3. Biến chứng thường gặp bệnh viêm kết mạc
Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ là một bệnh viêm nhiễm lành tính, thường có thể khỏi sau vài ngày mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên, có thiểu số trường hợp, mắc tái đi tái lại, chăm sóc làm sạch không tốt hoặc tự dùng thuốc kéo dài không rõ đơn, dẫn đến biến chứng ảnh hưởng đến thị lực như:
- Viêm giác mạc chấm, loét giác mạc dẫn đến sẹo giác mạc sau khi lành.
- Biểu hiện: nhìn mờ, đốm mờ trước mắt.
Đề phòng biến chứng của đau mắt đỏ, chúng ta cần biết một số biểu hiện cần đến viện cấp cứu ngay: Sau 2 tuần điều trị không đỡ, mắt nhìn mờ, chói sáng,…
Hiện nay, Viêm kết mạc là bệnh không có vacxin phòng ngừa nên người dân cần nâng cao ý thức tự phòng tránh trong các đợt dịch, và điều trị kịp thời theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế.
4. Sinh hoạt tốt để phòng tránh bệnh viêm kết mạc và biến chứng
Biện pháp tốt nhất là phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Chính vì vậy, mỗi người dân nên trang bị cho mình kiến thức cơ bản để phòng bệnh trong đợt dịch, chữa bệnh kịp thời tránh biến chứng không đáng xảy ra.
Những việc làm đơn giản nhưng rất cần thiết sau đây sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của bản thân và gia đình:
- Dùng riêng đồ cá nhân với người bị đau mắt đỏ: gối, khăn mặt, chậu, kính mắt, khẩu trang, lọ nước rửa mắt
- Khăn mặt được giặt sạch sẽ hằng ngày và phơi ở nơi thoáng mát.
- Không dụi mắt tránh phân tán dịch tiết và làm tổn thương giác mạc.
- Rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc nước mắt nhân tạo hằng ngày. Đồng thời làm sạch cả mũi, miệng, họng.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước và sau khi tiếp xúc với đồ vật có mầm bệnh.
- Tránh tiếp xúc gần người mắc viêm kết mạc, tránh tiếp xúc với dịch tiết (lưu ý, đau mắt đỏ không lây qua khi nhìn vào mắt bệnh nhân, đây là một quan điểm sai lầm)
- Hạn chế đến các nơi sinh hoạt chung như bể bơi, nhà tắm hơi do mầm bệnh dễ lây lan trong môi trường nước.
vivision kid mong bài tóm tắt trên sẽ cung cấp được kiến thức cần thiết đến với mọi gia đình. Hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời khi phát hiện những dấu hiệu trên. Vì sức khỏe của bạn, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.
Gắn thẻ: