Cận 0.5 độ trẻ có thể nhìn được bao xa?
Tùy vào độ cận mà khả năng nhìn xa của trẻ là khác nhau. Rất nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ cận 0.5 độ có thể nhìn được bao xa. Hãy cùng vivision kid tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
Cận 0.5 độ có mức thị lực nhìn xa bao nhiêu?
Cận thị là tật khúc xạ mà ánh sáng đi vào mắt thay vì hội tụ trên võng mạc lại bị hội tụ trước võng mạc gây nhìn mờ.
Người mắc cận thị thường khó có thể nhìn rõ các vật ở xa gây khó khăn trong học tập, làm việc và sinh hoạt trong cuộc sống. Tùy vào mức độ cận mà người bị cận có khả năng nhìn mọi vật ở xa khác nhau.
Mức thị lực nhìn xa của người có cận 0.50 độ thường được đánh giá bằng các chỉ số như 6/10 hoặc 7/10. Điều này có thể biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và sự đánh giá của bác sĩ mắt.
Cận 0.5 độ trẻ có cần đeo kính không?
Với mức thị lực 6/10 đến 7/10 trẻ cận 0.5 độ không gặp quá nhiều vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày do đó nhiều phụ huynh không phát hiện con bị cận hoặc khi phát hiện con gặp vấn đề nhìn xa vẫn có tâm lý chủ quan không cho con đi khám.
Trẻ cận 0.50 độ có thể không cần đeo kính thường xuyên để sinh hoạt hàng ngày, nhưng có thể cần đeo kính khi tham gia các hoạt động đòi hỏi tập trung, như: Học bài, đọc sách, vẽ tranh, sử dụng các thiết bị điện tử,… Đeo kính trong các tình huống này giúp trẻ giữ được sự thoải mái, tập trung hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
Trẻ cận 0.5 độ có cần kiểm soát cận thị không?
Việc kiểm soát cận thị ở trẻ cận 0.50 độ có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi của trẻ, di truyền từ cha mẹ, chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng,…
Mục đích kiểm soát cận thị là hạn chế biến chứng có thể xảy ra khi cận thị tăng nhanh. Theo ước tính đến năm 2050 số người bị cận trên thế giới có thể lên tới 4 tỉ người trong đó 1 tỉ người mắc cận thị nặng. Khỏi phát cận thị càng sớm, tiến triển cận thị sẽ càng nhanh và tỉ lệ gặp các biến chứng có thể sẽ cao hơn.
Việc kiểm soát cận thị không tốt có thể gây tăng cận dẫn đến cận thị nặng và từ đó xuất hiện các biến chứng tại mắt nguy hiểm kèm theo như: Thoái hóa võng mạc, glaucoma, thoái hóa hoàng điểm cận thị, bong rách võng mạc.
Vì thế ngay khi phát hiện con có dấu hiệu cận thị bất thường cha mẹ cần cho con đi khám ngay để được bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp và kịp thời.
Trẻ cận 0.5 độ có thể kiểm soát cận thị bằng những phương pháp nào
Để kiểm soát cận thị ở trẻ cận 0.50 độ, có một số phương pháp có thể được áp dụng.
Kính gọng kiểm soát cận thị
Kính gọng đa tròng được thiết kế 2 vùng nhìn đặc biệt trở lên trên một mắt kính với độ khúc xạ khác nhau, qua đó giúp làm giảm áp lực điều tiết ở mắt khi thay đổi các khoảng nhìn xa – gần – trung gian hoặc giúp lấy nét vùng trung tâm và làm nhòe vùng ngoại vi để làm giảm sự kích thích kéo dài trục nhãn cầu.
Thông qua cơ chế này, kính gọng đa tròng giúp làm chậm lại quá trình tiến triển của tật cận thị ở trẻ. Do thiết kế kính đặc biệt nên trẻ sẽ cần một khoảng thời gian để thích nghi hoàn toàn với kính.
Thuốc atropin
Một số nghiên cứu cho thấy atropin có thể giảm tốc độ tăng cận thị ở trẻ.
Thuốc nhỏ mắt Atropine 0.01% được bác sỹ chỉ định cho những trẻ mắc tật cận thị trong độ tuổi từ 6 – 15, tối thiểu cận 0.5 độ và có tiến triển cận thị nhanh. Thực tế nghiên cứu và điều trị cho thấy độ cận thị ở trẻ em từ 6-12 tuổi tăng chậm lại 50% so với tăng tự nhiên sau 2 năm điều trị.
Atropine 0.01% là thuốc kê đơn, chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sỹ với liều lượng, thời gian và cách thức sử dụng theo hướng dẫn cụ thể, phụ huynh không nên tự ý mua thuốc và dùng thuốc cho trẻ khi không có tư vấn, chỉ định từ bác sỹ.
Trẻ được khuyến cáo duy trì sử dụng thuốc trong thời gian dài (ít nhất 2 năm), sử dụng đúng cách theo chỉ dẫn và thăm khám định kỳ để theo dõi nhằm đạt hiệu quả kiểm soát tiến triển cận thị tốt nhất.
Khi sử dụng Atropine 0.01%, trẻ có thể nhìn hơi mờ ở cự ly gần vào buổi sáng do giãn đồng tử, tác dụng phụ này sẽ hết khoảng 1-2h sau khi thức dậy.
Kính Ortho-K (kính đeo ban đêm)
Một phương pháp giữ hình thức kiểm soát cận thị, đặc biệt là trong trường hợp cận thị do độ tuổi tăng nhanh.
Kính Ortho-K (hay Orthokeratology) là loại kính áp tròng cứng thấm khí được thiết kế đặc biệt để đeo vào ban đêm và tháo ra vào sáng hôm sau.
Kính hoạt động bằng cách làm phẳng vùng giác mạc trung tâm trong khi ngủ, từ đó giúp ánh sáng vào mắt hội tụ vào đúng trên võng mạc giúp bệnh nhân có thể nhìn thấy rõ ràng mọi vật trong một khoảng thời gian nhất định sau khi tháo kính Ortho-K ra mà không cần phụ thuộc vào các loại kính gọng hay kính áp tròng khác.
Ortho-K là thấu kính cứng, thấm khí, đủ cứng để định hình giác mạc, nhưng cũng có khả năng cho phép oxy đi qua để đảm bảo mắt luôn khỏe mạnh.
Tóm lại, trẻ cận 0.5 độ không gặp quá nhiều vấn đề trong sinh hoạt, học tập và vui chơi hàng ngày. Tuy vậy khi phát hiện con khởi phát cận thị cha mẹ không nên chủ quan với trẻ mắc độ cận thấp.
Tái khám định kỳ (3 tháng/1 lần) là quan trọng để theo dõi sự tiến triển và thực hiện các biện pháp kiểm soát cận thị cần thiết.
Tự hào là cơ sở thăm khám, điều trị và kiểm soát cận thị hàng đầu với đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm cùng với mục tiêu “ Nâng niu ánh mắt trẻ thơ”. vivision kid luôn mong muốn mang tới dịch vụ chăm sóc mắt tốt nhất cho trẻ và sự hài lòng cho phụ huynh. Để đặt lịch khám quý phụ huynh vui lòng liên hệ qua holine hoặc truy cập trang web vivision kid.vn.
Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa mắt nhức mỏi
Uống vitamin: Các loại vitamin và các khoáng chất với liều lượng thích hợp rất quan trọng cho sức khỏe của mắt. Các loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm mỏi mắt, chẳng hạn như vitamin A, C, E, B – complex và kẽm.